Quảng Nam: Nông dân Quế Sơn giàu lên nhờ có vốn
Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Agribank Quế Sơn) đã trở nên quen thuộc với nhiều nông dân trong huyện, là người bạn đồng hành, luôn sát cánh cùng nông dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Agribank giúp dân giàu lên
Ông Võ Văn Anh – Giám đốc Agribank Quế Sơn cho biết, với vai trò là cầu nối giúp nông dân xóa đói giảm nghèo, những chính sách tín dụng của Agribank Quế Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận nguồn vốn. Chi nhánh luôn bám sát địa bàn hoạt động, định hướng phát triển hàng năm của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Trong đó, tập trung đầu tư tín dụng các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi trang trại, gia trại, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Ông Anh cho biết thêm, từ nguồn vốn vay Agribank đã giúp hàng trăm hộ dân mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập.
Nhờ nguồn vốn của Agribank Quế Sơn mà ông Trần Thanh xây dựng được trang trại với doanh thu hơn 3 tỷ đồng/năm, mỗi năm giúp ông lãi hơn 300 triệu đồng. Ảnh: Đoàn Hồng
Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn của Agribank Quế Sơn chúng tôi cùng cán bộ ngân hàng đến thăm mô hình kinh tế của hộ ông Trần Thanh (60 tuổi, ở thôn Xuân Quê, xã Quế Long, huyện Quế Sơn). Ông Thanh chia sẻ, trước đây với diện tích hơn 2.000m2 tôi chỉ biết trồng keo, chăn nuôi nhỏ lẻ, làm thêm mấy sào ruộng, nhưng thu nhập cũng chỉ đủ để sống qua ngày, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
“Năm 2016 tôi vay Agribank Quế Sơn 50 triệu đồng cùng số tiền tích góp được, tôi cải tạo lại toàn bộ diện tích khu vườn để nuôi gà, làm hướng phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu do vốn ít nên tôi chỉ thả nuôi khoảng 2.000 con gà. Hiện, mỗi năm trang trại tôi nuôi 8 lứa theo hình thức gối đầu, với sản lượng hơn 20.000 con gà/năm, doanh thu từ trang trại nuôi gà của tôi khoảng hơn 3 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí, trả lãi ngân hàng, tôi lãi hơn 300 triệu đồng/năm”.
Sát cánh cùng nhà nông
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là mô hình kinh tế vườn rừng của gia đình ông Nguyễn Kỳ (49 tuổi, ở thôn Tân Phong, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn). “Trước đây tôi đã từng làm nhiều nghề để kiếm sống, những thu nhập bấp bênh, năm 2004 tôi vay Ngân hàng Agribank Quế Sơn 100 triệu đồng để trồng rừng, nuôi dê, lợn rừng. Sau thời gian làm thấy hiệu quả, tôi tiếp tục vay thêm 500 triệu đồng để đầu tư mở rộng mô hình. Sau nhiều lần vay trả, đến thời điểm này tôi còn nợ ngân hàng 300 triệu đồng. Hiện mô hình kinh tế của tôi có diện tích hơn 40ha, gồm đàn dê hơn 100 con, đàn lợn rừng 40 con và hơn 40ha trồng keo, mỗi năm doanh thu từ việc bán keo, dê, heo rừng khoảng hơn 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi còn lãi hơn 400 triệu đồng/năm…” – ông Kỳ chia sẻ.
Theo ông Kỳ, để có cơ ngơi như ngày hôm này, tôi đã được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ Ngân hàng Agribank Quế Sơn, tôi luôn gắn bó với Agribank Quế Sơn bởi các thủ tục, hồ sơ vay vốn khá thuận tiện. Hơn thế nữa, khi đến Agribank Quế Sơn, chúng tôi tìm thấy sự gần gũi, niềm nở của cán bộ công nhân viên nơi đây…
Video đang HOT
Ông Võ Văn Anh, với phương châm “sát cánh cùng nhà nông” nên những năm qua Agribank Quế Sơn luôn bám sát định định hướng kinh tế – xã hội của địa phương, tập trung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, cung cấp nguồn vốn kịp thời để nông dân yên tâm sản xuất, nhờ đó đơn vị đã đạt được những kết quả rất tích cực.
Theo Danviet
8X tham vọng đưa phở sắn lừng danh Quảng Nam ra thế giới
Trở về sau khi đạt giải Nhất tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, anh Dương Ngọc Ảnh (34 tuổi, thôn Thuận An, thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) cùng các cộng sự của mình tiếp tục những dự định mới trên hành trình đưa phở sắn Quế Sơn ra thế giới.
Bỏ phố về quê làm phở sắn
Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Dương Ngọc Ảnh cho biết, lúc 12 tuổi, anh luôn dậy từ 4 giờ sáng để phụ ba mẹ kéo phở sắn, hằng ngày anh làm việc cho tới 6h30 mới đến trường. Nghề làm phở sắn gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ của anh, là nghề nuôi anh khôn lớn và tiếp bước cho anh vào giảng đường Đại học.
Anh Ảnh tâm sự rằng rất mong muốn đưa củ sắn, một loại nông sản gắn liền với những vùng quê nghèo xứ Quảng Nam phát huy hết tiềm năng của nó, và trở thành "spaghetti" của Việt Nam.
Cở sở sản xuất phở sắn của anh Dương Ngọc Ảnh (ở thôn Thuận An, thị trấn Đông Phú, Quế Sơn, Quảng Nam), có công suất hơn 150kg phở sắn/ngày.
Chia sẻ về mối lương duyên của mình với cây sắn, anh Ảnh cho biết, mỗi lần về thăm quê, nhìn thấy nghề làm phở sắn bị mai một, cả thị trấn Đông Phú chỉ còn có 4-5 hộ theo nghề, anh Ảnh lại canh cánh một nỗi buồn.
Tưởng như nghề làm phở sắn của tuổi thơ đã chấm dứt nhưng hơn 10 năm sau, anh quyết định bỏ tất cả công việc ở thành phố về quê khởi nghiệp với chính cái nghề cha truyền con nối của quê hương, bằng nguồn vốn tích góp được khoảng hơn 200 triệu đồng.
Phở sắn được phơi nắng nên sợi phở dai ăn rất ngon.
Anh Ảnh cho biết thêm, năm 2017 sau khi về quê với lợi thế có sẵn là cơ sở sản xuất phở sắn của bố mẹ, anh đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, nên đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, sợi phở đẹp hơn, bên cạnh đó anh còn khuyến khích những người thợ làm nghề phở sắn trước đây về làm cho cơ sở mình, vì vậy cơ sở sản xuất của anh vừa có đội ngũ lao động lành nghề, vừa được đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nên đã phát triển rất tốt trong thời gian qua.
Nói đến nghề làm phở sắn, anh Ảnh chia sẻ: "Các công đoạn làm ra phở sắn khá công phu, đầu tiên củ sắn được gọt vỏ, rửa sạch ngâm 1 ngày đêm, rồi đem nghiền thành bột. Lại ngâm và chắt lọc liên tục trong 2 ngày 2 đêm cho đến khi nước ngâm bột trong và không còn mùi chua. Bột đem đi nấu bằng củi bếp tới chín và được quấy liên tục, sau đó đổ vào khuôn ép của máy để đan phở. Các vỉ phở được phơi dưới ánh nắng mặt trời 5-6 tiếng cho khô, sau đó cắt thành miếng vừa và đóng gói tiện dụng".
Công nhân đang làm việc tại cơ sở sản xuất phở sắn Caromi của anh Ảnh.
Dự án phở sắn Caromi ra đời năm 2017 với phương châm "Back to the roots" (tạm dịch: "Trở về cội nguồn", từ "root" trong tiếng Anh cũng có nghĩa là rễ, củ). Ngoài giá trị nâng cao thương hiệu phở sắn trên thị trường thì việc cây sắn được định danh mới, có giá trị thương mại cao hơn sẽ giúp cho bà con trồng sắn ở quê nhà huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam có thêm thu nhập.
Việc đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời làm sợi phở đẹp, bắt mắt hơn.
Hiện nay, cơ sở sản xuất phở sắn của anh Ảnh có 8 lao động lành nghề làm việc mỗi ngày, với công suất hơn 150kg phở sắn/ngày, thị trường tiêu thụ hiện tại mạnh nhất là ở Quảng Nam, Đà Nẵng, sau đó là TP. Hồ Chí Minh và đang dần lan rộng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Trên đường đưa "phở sắn" xuất ngoại
Vì muốn thay đổi tương lai cho làng nghề, anh Dương Ngọc Ảnh cho hay, kế hoạch và mục tiêu anh muốn hướng đến là xây dựng một nhà máy phở sắn có quy mô, hiện anh đang chuẩn bị mọi công việc cho dự án xây dựng tại khu công nghiệp Đông Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Phở sắn chế biến được nhiều món phở ngon như: phở cá lóc, phở gà thơm ngon.
Sản phẩm phở sắn của anh Ảnh được đóng gói, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
"Dự kiến cuối năm nay, nhà máy sẽ được xây dựng, khi đi vào hoạt cho công suất hơn 10 tấn/ngày. Sản phẩm sẽ được xuất sang cho các thị trường như Mỹ và châu Âu, đáp ứng nhu cầu thực phẩm giảm cân, thực phẩm không chứa gluten (đây đang là xu thế ẩm thực được cả thế giới đón nhận). Để đảm bảo chuẩn xuất khẩu thì sản phẩm cần có các chỉ tiêu chuẩn ISO/HACCP/HALA". - anh Ảnh nói
Sản phẩm phở sắn Caromi của anh Dương Ngọc Ảnh đã có mặt tại các hội chợ, siêu thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, hiện anh đang đầu tư nhà máy quy mô để hướng ra thị trường nước ngoài.
Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Dương Ngọc Ảnh - chủ cơ sở phở sắn Caromi cho biết, dự án xây dựng nhà máy với chi phí hơn 30 tỷ đồng, nguồn vốn chính là tự thân vận động cùng với đó là sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Đặc biệt, vấn đề sở hữu trí tuệ và bản quyền đã được Caromi bảo hộ Logo bên cục Sở Hữu Trí Tuệ & hoàn thiện chỉ dẫn địa lý của phở sắn tới thôn Thuận An, thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
"Tôi đang phấn đấu hoàn thành dự án nhà máy sản xuất phở sắn trong thời gian sớm nhất có thể, nhằm lưu giữ làng nghề, cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương. Đồng thời muốn đưa đặc sản phở sắn vươn ra thế giới"...- anh Ảnh cho hay.
Theo Danviet
Người dân quê Thủ tướng hiến đất, đóng góp hàng tỷ cho nông thôn mới UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức lễ công bố xã Quế Phú, huyện Quế Sơn là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Tham dự buổi lễ, có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành T.Ưvà địa phương. Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương kết quả mà chính quyền và...