Quảng Nam: Những đặc sản nào đã được gắn sao OCOP?
Dù mới triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP), nhưng qua một năm thực hiện, đến nay tỉnh Quảng Nam đã có 25 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP và đã được gắn sao. Đây toàn là những đặc sản, sản phẩm nông nghiệp (NN) tiêu biểu của Quảng Nam.
Nhiều đặc sản được “gắn sao” OCOP
Sau một năm thực hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Quảng Nam đã tạo được sức lan tỏa rộng rãi khi có sự “góp mặt” của những đặc sản “nức tiếng” xứ Quảng như: Tiêu Tiên Phước, phở sắn Quế Sơn, bưởi trụ Đại Bình, dầu phụng nguyên chất đất Quảng, bánh tráng Đại Lộc, nước mắm Cửa Khe… và còn nhiều sản phẩm nông nghiệp đăc trưng khác nữa.
Ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cùng lãnh đạo các sở ngành tham quan gian hàng các sản phẩm OCOP tại hội chợ. Ảnh: CTV.
Trong năm vừa qua, tại huyện Tiên Phước có 4 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó đặc sản tiêu Tiên Phước được đánh giá là một trong những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở xứ Quảng.
Trong thời gian qua, huyện Tiên Phước đã đầu tư hỗ trợ phát triển cây tiêu và nhận được sự tham gia tích cực của người dân trong huyện. Hiện nay, hầu như ở Tiên Phước nhà nào cũng trồng tiêu và nhờ đầu ra ổn định, giá bán cao, cây tiêu Tiên Phước mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tại địa phương…
Tại huyện Tiên Phước, đã có 4 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó đặc sản tiêu Tiên Phước được xếp hạng 4 sao.
Ông Hồ Ngọc Mẫn – Phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, năm 2018, triển khai thực hiện Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 31/7/2018 của UBND tỉnh; huyện Đại Lộc đăng ký sản phẩm bánh tráng Đại Lộc do Hợp tác xã nông nghiệp Ái Nghĩa làm chủ thể sản xuất tham gia Chương trình và đã được UBND tỉnh xếp hạng 4 sao. “Đây là điều đáng mừng đối với HTX Ái Nghĩa nói riêng và hàng trăm hộ nông dân làm bánh tráng lâu năm ở Đại Lộc, vì bánh tráng là nghề truyền thống ở huyện Đại Lộc từ hàng trăm năm nay…”, ông Mẫn phấn khởi nói.
Video đang HOT
Đặc sản bánh tráng Đại Lộc là nghề truyền thống lâu năm và hiện có hàng trăm hộ nông dân tham gia.
Được biết, bánh tráng cuốn ở Đại Lộc có hình dáng to tròn, trắng mịn được làm từ bột thuần gạo tạo nên một hương vị đặc trưng và hấp dẫn bất kỳ ai có dịp thưởng thức. Hiện nay, đặc sản bánh tráng Đại Lộc đã được thiết kế bao bì, nhãn mác đẹp mắt, logo độc quyền màu xanh lá cây, có in mã vạch…
Phát triển thêm 120 sản phẩm
Ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp, các HTX đẩy mạnh sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị.
Bánh tráng Đại Lộc do HTX nông nghiệp Ái Nghĩa làm chủ thể sản xuất tham gia Chương trình và đã được UBND tỉnh xếp hạng 4 sao.
“Nhờ đó, dù mới triển khai thực hiện, nhưng Chương trình OCOP tại Quảng Nam bước đầu đã đạt được một số kết quả khá tích cực. Qua 1 năm triển khai Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP, đến nay UBND tỉnh đã đánh giá, xếp hạng và công nhận được 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đạt 4 sao và 20 sản phẩm đạt 3 sao… Trong đó, số lượng chủ thể là HTX đăng ký tham gia Phương án thí điểm chiếm tỉ lệ cao nhất (16 HTX, chiếm 48,49 %), đây là chủ thể được ưu tiên trong Chương trình OCOP…”, ông Thanh chia sẻ.
Năm 2019, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đã tham gia Phương án thí điểm năm 2018 và hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có.
Theo ông Lê Trí Thanh, năm 2019, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, củng cố, phát triển các sản phẩm đã tham gia Phương án thí điểm năm 2018 và hỗ trợ phát triển/nâng cấp khoảng 120 sản phẩm mới/sản phẩm đã có, trong đó phấn đấu có trên 80% số sản phẩm đã đăng ký tham gia xếp hạng đạt 3 sao trở lên (khoảng trên 90 sản phẩm)… Có thể kể đến một số sản phẩm sẽ góp mặt như: Bảo chung đồng (xã Điện Phương), Tinh bột nghệ Tiên Phước (xã Tiên Lập), Nước mắm cá cơm Hà Quảng (phường Điện Dương)… và còn nhiều sản phẩm khác.
Ông Lê Trí Thanh cho biết, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tăng cường tập huấn và đào tạo nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất cho các chủ thể, cũng như cán bộ làm OCOP các cấp; tổ chức các Đoàn tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, nhằm vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
“Ngoài ra, tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo hướng gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường; công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác; xây dựng câu chuyện sản phẩm; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá…”, ông Thanh nhấn mạnh.
Theo Danviet
Hai lô "đất vàng" của vợ nguyên Bí thư Quảng Nam: Phức tạp nên gia hạn thanh tra?
Dù đã đến ngày báo cáo kết quả thanh tra về hai lô "đất vàng" của bà Nguyễn Thị Ánh, vợ nguyên Bí thư Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng, nhưng ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã cho gia hạn thêm 20 ngày.
Ngày 15/7, trao đổi với Dân Việt xung quanh về việc kết luận thanh tra hai lô đất vàng A51, 52 thuộc Khu phố mới Tân Thạnh (Tam Kỳ) của bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam), ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam đang cho gia hạn thanh tra thêm 20 ngày.
Ông Trần Minh Thái, Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Nam (trưởng đoàn Thanh tra), xác nhận UBND tỉnh Quảng Nam đã gia hạn thêm 20 ngày về việc thanh tra hai lô đất A51, 52 của vợ nguyên Bí thư tỉnh Quảng Nam.
Trao đổi với Dân Việt, một luật sư ở Quảng Nam cho biết, liên quan đến vụ việc phức tạp thì được phép gia hạn thanh tra, nếu không gia hạn thì vụ việc sẽ bị "chìm xuồng". Việc gia hạn này do UBND tỉnh sẽ quyết định.
Được biết, ngày mai (16/7) UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức họp báo quý II.2019. Theo kế hoạch, cuộc họp báo do ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Quảng Nam, chủ trì. Phóng viên Dân Việt đã đặt câu hỏi về hai lô "đất vàng" A51, 52 với ông Toàn, nhưng không nhận được câu trả lời từ ông Toàn.
Căn biệt thự của bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) nằm trên lô đất A51, 52 được UBND tỉnh yêu cầu thanh tra theo kêt luận của KTNN
Trước kết luận của Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ sai phạm hai lô đất được bán cho bà Nguyễn Thị Ánh, vợ nguyên bí thư Quảng Nam Vũ Ngọc Hoàng, ngày 21/5 ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã ký quyết định số 1492 về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51 và A52 có tổng diện tích 1.261m2 tại Khu phố mới Tân Thạnh, TP Tam Kỳ cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam.
Ông Đinh Văn Thu yêu cầu: Thanh tra việc chấp hành pháp luật của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51 và A52, có tổng diện tích 1.261m2 tại Khu phố mới Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam (nay đã chuyển thành Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam).
Thời hạn thanh tra là 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ theo chế độ quy định), kể từ ngày công bố Quyết định này. Việc thanh tra này nhằm mục đích làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với lô A51 và A52", quyết định 1492 nêu rõ.
Quyết định 1492 còn nhấn mạnh, giao Trưởng Đoàn thanh tra là ông Trần Minh Thái báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền.
Như Dân Việt thông tin, Kiểm toán Nhà nước khu vực III có báo cáo kết quả kiểm toán về quản lý, sử dụng đất đai của DNNN sau cổ phần hóa tại tỉnh, trong đó kiểm toán nêu Quảng Nam cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam chuyển nhượng hai thửa đất lô A51 và lô A52 tại Khu phố mới Tân Thạnh cho bà Nguyễn Thị Ánh (vợ ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam) trái quy định luật đất đai.
UBND TP Tam Kỳ giao thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam không thông qua đấu giá theo quy định tại Luật Đất đai 2003, không ban hành quyết định giao đất, mà giao đất bằng các thông báo, không đúng theo quy định tại Thông tư số 14/2009 và Thông tư số 30/2014 của Bộ TNMT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) tại Khu phố mới Tân Thạnh cho bên mua là bà Nguyễn Thị Ánh khi bản thân doanh nghiệp chuyển nhượng (Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Kỳ Hà Chu Lai Quảng Nam) chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định tại Luật Đất đai 2013.
Kiểm toán Nhà nước kết luận chỉ ra nhiều sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp sau CPH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2017. Cụ thể: Giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; cho gia hạn tiền sử dụng đất, cho miễn tiền phạt chậm nộp không đúng thẩm quyền đối với thửa đất 1.261m2 (lô A51 và A52) không đúng quy định pháp luật đất đai dẫn đến gây thất thu cho NSNN về tiền sử dụng đất...
Dân Việt tiếp tục thông tin./.
Theo Danviet
Khủng hoảng rác thải Gần 10 ngày qua, nhiều địa phương tại Quảng Nam luôn trong tình trạng ùn ứ rác thải. Rác từ các khu chợ, khu dân cư, thậm chí ở các vùng nông thôn không được xử lý kịp thời... bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Trong khi đó những bãi tập kết...