Quảng Nam: Nhà cổ Tấn Ký Kiến trúc cổ đậm chất Hội An
Nhà cổ Tấn Ký được mệnh danh là ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An, sở hữu kiến trúc độc đáo và còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý giá, trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, thưởng lãm.
Nguyên liệu chính để xây ngôi nhà là gỗ quý, đá Thanh Hóa và gạch Bát Tràng.
Lối kiến trúc độc đáo
Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1741 đến nay đã hơn 200 năm tuổi. Nơi đây, đã có tới 7 thế hệ sinh sống. Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Tên nhà cũng ra đời từ đó.
Như một công trình đại diện tiêu biểu cho kiến trúc nhà cổ ở Hội An, nhà cổ Tấn Ký với kiến trúc ống, hai tầng có mái hiên làm cho du khách có thể liên tưởng đến nét kiến trúc đặc trưng xây dựng từ thời đô thị cổ. Mặt tiền là đường Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt hậu thông ra đường Bạch Đằng giáp với bến sông để thuận tiện trong việc xuất nhập hàng hóa. Giếng trời tận dụng tối đa ánh sáng và không khí vào nhà. Trang trí nội thất của ngôi nhà cũng khá đặc sắc, ngoài các nét trạm trổ tinh tế trên các cột gỗ quý, các vật liệu khác từ gạch, gốm, đá, gỗ có nguồn gốc từ Bát Tràng (Hà Nội), Thanh Hóa, Non Nước (Đà Nẵng) được sử dụng khiến cho ngôi nhà thêm nét sang trọng, quý phái và thể hiện sự giàu có của chủ nhân.
Nhà cổ Tấn Ký được làm bởi những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo nhất làng mộc Kim Bồng nổi tiếng của Quảng Nam. Các họa tiết, hoa văn, cấu trúc trên ngôi nhà đều mang những ý nghĩa, thông điệp đầy màu sắc, triết lý phương Đông.
Chén Khổng Tử – báu vật vô giá gắn với tích xưa về Khổng Tử.
Ngoài những nét chính của kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà cổ Tấn Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản. Hệ thống rường chịu ảnh hưởng của người Nhật. Ba thanh ngang tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân. Năm thanh dọc tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Các cột hiên hình vuông lắp ghép với các thanh gỗ tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt là “hình xoáy âm dương lá đề”, đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình.
Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần. Vì nóc sát hiên được kiến trúc theo kiểu “cột trốn kẻ chuyền” (các cột được “trốn” bằng cách “mọc” lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu “chồng rường giả thủ” (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên y hệt vỏ cua vậy.
Video đang HOT
Nhà cổ Tấn Ký nhìn từ bên ngoài.
Nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối “chồng rường giả thủ” quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư là về học hành; quả lựu là có thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Mái của phòng khách ngôi nhà được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc “mái vì vỏ cua” giúp mở rộng không gian phòng khách. Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa nhân văn như: Cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… mà chủ nhân mong ước cháu con muôn đời có nhiều kiến thức.
Gỗ là nguyên liệu chính để xây ngôi nhà, bên cạnh gỗ còn có loại đá và gạch lát. Điểm đặc biệt của ngôi nhà là không sử dụng đến một chiếc đinh. Các tấm và thanh gỗ được khớp với nhau hoàn toàn bằng mộng mà vẫn “tự đứng” vững.
Những cổ vật được lưu giữ
Bên trong ngôi nhà cổ Tấn Ký có rất nhiều những cổ vật giá trị. Mỗi một chi tiết trang trí, một vật dụng đều có câu chuyện và thời gian tồn tại trên trăm năm. Đáng chú ý trong số đó là rất nhiều hoành phi, liễu đối và các bức thủy mặc treo tường. Du khách hầu như thấy chúng ở khắp nơi trong nhà.
Đây đều là đồ cổ và đa phần đều có nội dung khuyên nhủ con người, sống tâm thanh tịnh. Du khách chắc chắn sẽ rất ấn tượng với bộ liễn đối Bách Liễu. Bộ liễn này được viết chuẩn xác 100 nét. Mỗi một nét đều gợi lên hình ảnh của những chú chim với nhiều tư thế khác nhau.
Bộ bàn ghế làm bằng gỗ gỗ và được khảm xà cừ.
Bên cạnh đó, chén Khổng Tử cũng là một trong các cổ vật quý giá nhất trong nhà cổ Tấn Ký Hội An. Theo nhiều tư liệu, chén cổ này được cụ tổ nhà họ Lê mang về từ Trung Quốc.
Với vẻ ngoài trang trí đơn giản có một bức tượng ông tiên nhỏ ở bên trong, nhưng đặc biệt ở chỗ, chén chỉ giữ nước khi rót đến 8 phần, còn nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết qua một lỗ nhỏ dưới đáy, hàm chứa đạo lý muốn con người cần kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa, không thái quá.
Thau đồng dùng để đựng nước rửa tay.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa còn lưu giữ, nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ đầu tiên vinh dự trở thành Di sản quốc gia và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hội An, Quảng Nam hai năm liền dẫn đầu top 15 thành phố du lịch tốt nhất Châu Á
Dựa trên thống kê lượt bình chọn của độc giả báo Travel Leisure (Mỹ), Hội An của Việt Nam đứng đầu top 15 thành phố du lịch tốt nhất châu Á trong 2 năm liên tiếp 2019, 2020.
Nhịp sống nhẹ nhàng của phố cổ Hội An (Ảnh: Travel Leisure)
Theo Travel Leisure giới thiệu, Hội An từ lâu là điểm du lịch hấp dẫn du khách thế giới đến tham quan, tìm hiểu các kiến trúc cổ, nhịp sống đêm thú vị và những dòng kênh chảy quanh thành phố. Tuy nhiên, điểm nhấn đặc biệt gây ấn tượng với độc giả của trang này là văn hóa và con người Hội An.
Kết quả, phố cổ Hội An của Việt Nam được bình chọn là thành phố đứng đầu top 15 thành phố lớn du lịch tốt nhất châu Á. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên phố cổ Hội An đạt danh hiệu này mà vào năm 2019 phố cổ Hội An cũng đứng đầu top 15 thành phố du lịch "tốt nhất châu Á".
Điều đặc biệt hơn, phố cổ Hội An còn được bình chọn là thành phố đứng thứ 3 trong top 25 thành phố du lịch "tốt nhất thế giới" năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Hội An, cho biết: để có được những thành tựu như hôm nay là vì Hội An đã giữ được cho mình bản sắc riêng và phải đảm bảo tính bền vững.
Phố cổ Hội An (Ảnh: Travel Leisure)
Hội An được UNESCO công nhận là di sản thế giới khi thu hút nhiều lượt khách nước ngoài đến tham quan. Những ngôi nhà trong khu phố cổ mang phong cách đặc trưng của kiến trúc Việt, Nhật, Trung Quốc. Hiện nay, những ngôi nhà này còn được kết hợp hài hòa với không gian của các cửa hàng, quán ăn, phòng trưng bày.
Sông Hoài, phố Hội là nơi ai tới Hội An cũng phải dừng chân chiêm ngưỡng (Ảnh: Khánh Trần)
Top 15 thành phố du lịch tốt nhất châu Á năm 2020:
1. Hội An, Việt Nam 9. Tokyo, Nhật Bản
2. Chiang Mai, Thái Lan 10. Siem Reap, Campuchia
3. Kyoto, Nhật Bản 11. Singapore
4. Udaipur, Ấn Độ 12. Kolkata, Ấn Độ
5. Luang Prabang, Lào 13. Seoul, Hàn Quốc
6. Ubud, Indonesia 14. Đài Bắc, Đài Loan, Trung Quốc
7. Bangkok, Thái Lan 15. Hong Kong, Trung Quốc
8. Jaipur, Ấn Độ
Hội An vắng Những ngày giữa tháng 7/2020, Hội An (Quảng Nam) không có quá nhiều khách tham quan. Nhưng cũng chính vì vậy, mà Hội An yên tĩnh, và cổ kính hơn. Chùa Cầu nổi danh tại Hội An Sau dịch Covid-19, Hội An không còn nhộn nhịp như trước. Chính vì vậy, hàng quán cũng không có mấy khách. Những ngôi nhà cổ dường...