Quảng Nam: Loại cao gì mà nhiều mẹ bỉm sữa rất thích uống?
Chè vằng vốn là một loại dây leo ở khắp các cánh rừng khu vực miền Trung, người dân nơi đây thường hái về nấu nước uống hàng ngày. Đặc biệt, từ loại cây này, người ta nấu thành cao chè vằng để pha với nước sôi uống rất thơm ngon. Theo dân gian, uống lá chè vằng sẽ giúp thanh nhiệt, bổ huyết, kích thích tiêu hóa, tạo giấc ngủ sâu và tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Sản phẩm từ thiên nhiên
Anh Nguyễn Viết Vinh (ở thôn Lý Trường, Bình Phú – Thăng Bình – Quảng Nam) chủ cơ sở sản xuất cao chè vằng miền Trung cho biết, tốt nghiệp ngành y học cổ truyền anh Vinh trở về quê hương, mở phòng khám và chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Bao năm cần mẫn theo nghề, anh vẫn giữ cho mình niềm đam mê với các loại cây dược liệu.
Hiện nay, sản phẩm cao chè vằng miền Trung đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Rồi một lần tình cờ gặp những người thu mua cây chè vằng từ Quảng Trị vào, anh chợt nảy ra ý tưởng tại sao không sản xuất cao chè vằng trên chính quê hương, trong khi nguồn nguyên liệu dồi dào có sẵn tại địa phương. Nghĩ là làm, khoảng đầu năm 2015 anh Vinh bắt tay vào tìm tòi và nghiên cứu cách thức chế biến.
Cơ sở sản xuất cao chè vằng của anh Vinh đang giải quyết cho 5 lao động thường xuyên ở địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng.
Nói về quy trình chế biến, anh Vinh cho biết, chè tươi sau khi thu hoạch về rửa sạch bụi bẩn sau đó cho vào nấu, nếu cao chè vằng nấu tại nhà mà tự nấu không có đồ chuyên dụng thì sẽ không thể cho ra sản phẩm chất lượng được vì tỷ lệ nấu sẽ không chuẩn. Phải có một quy trình sản xuất tuân thủ nguyên tắc và có lò nấu, máy móc chưng cất đàng hoàng. Sau khi cho vào nồi đun 8 – 10 giờ rồi rút nước, tiếp tục cho vào nồi khác để nấu. Sau đó, cô đặc lại và lọc qua vải. Cuối cùng là đóng gói.
Cao chè vằng miền Trung đạt chuẩn 3 sao tại cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2018 của tỉnh Quảng Nam.
Video đang HOT
Tháng 6/2015, cao chè vằng miền Trung của anh Vinh được cấp giấy phép sản xuất và chính thức có mặt trên thị trường. Hiện mỗi tháng cơ sở của anh Vinh sản xuất ra được 2 – 3 nghìn lọ cao, giá bán 40 nghìn đồng/lọ có khối lượng 100g, cung cấp cho thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành khác trong cả nước. Ngoài ra, cơ sở sản xuất của anh Vinh đang giải quyết cho 5 lao động thường xuyên ở địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng.
Mẹ bỉm sữa rất thích uống
Theo anh Vinh, uống cao chè vằng sẽ giúp cho phụ nữ sau sinh tránh bị nhiễm khuẩn, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương, làm tăng khả năng tái tạo da, làm mau lành vết thương do trong lá chè vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid. Đặc biệt, khi uống loại cao này rất lợi sữa cho các bà mẹ sau khi sinh. Uống loại cao này người mẹ để có lượng sữa nhiều hơn – cũng là lượng sữa tốt nhất, bé sẽ được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng và sữa không bị lỏng.
Cào chè vằng giúp lợi sữa – giảm cân cho phụ nữ sau sinh, ổn định huyết áp, thanh nhiệt, giảm mỡ máu, ăn ngon, ngủ ngon…
Ngoài ra, cao chè vằng còn giúp giảm cân và giảm phần mỡ thừa ở vùng bụng nhờ vào cơ tử cung và cơ bụng được hồi phục nhanh chóng, giúp cơ thể sau sinh trở nên săn chắc, thon gọn hơn. Tăng khả năng kháng bệnh như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ăn ngủ không ngon, chữa kinh nguyệt không đều…
Hiện nay, địa phương tiếp tục hoàn thiện các khâu sản xuất để nâng bậc sao lên 4 hoặc 5 sao.
“Thời gian tới, tôi mong muốn mở rộng và phát triển cơ sở sản xuất cao chè vằng miền Trung của mình. Để làm được điều đó, cần phải có nguồn vốn để đầu tư công nghệ hiện đại, thêm nữa, phải mở rộng thị trường, tiếp cận được các đại lý lớn,…Qua đó ngày càng giúp cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm cao chè vằng nhiều hơn, vì đây là sản phẩm tốt cho sức khỏe…”, anh Vinh cho hay.
Ông Đoàn Ngọc Hùng – Quyền Chủ tịch UBND xã Bình Phú cho biết, sản phẩm cao chè vằng miền Trung của cơ sở sản xuất anh Nguyễn Viết Vinh đã đạt chuẩn 3 sao tại cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2018 của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, địa phương tiếp tục hoàn thiện các khâu sản xuất để nâng bậc sao lên 4 hoặc 5 sao.
Theo Danviet
Những xưởng dệt thủ công cuối cùng ở Sài Gòn
Máy dệt khung gỗ từng là niềm tự hào của những người thợ dệt Bảy Hiền, giờ đây đang đứng trước nguy cơ mai một.
Làng dệt Bảy Hiền (phường 11, quận Tân Bình, TP HCM) từng là nơi những người dân huyện Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam) di cư vào lập nghiệp trong những năm chiến tranh và tiếp tục mưu sinh bằng nghề dệt mang từ quê hương. Vào những năm 80 - 90 thế kỷ trước, làng dệt nức tiếng này có tới 1.700 hộ theo nghề, lượng vải làm ra cung cấp khắp miền Nam. Ngày nay, số hộ dân trụ với nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Ông Trương Mậu Đông (47 tuổi, ở đường Nguyễn Bá Tòng) là người hiếm hoi thuộc thế hệ thứ sáu trong gia đình theo nghề dệt. Một mình ông phụ trách 4 máy dệt khung gỗ, công nghệ của những năm 1980.
"Nghề này khó và cực lắm vì máy chạy ồn ào cả ngày nhưng thợ phải luôn tay luôn mắt. Nhiều năm trước, gia đình tôi cũng có hơn chục máy. Mỗi máy mua cả hơn cây vàng, giờ hàng làm ra ế ẩm quá nên phải bán bớt", ông Đông thở dài, vừa điều chỉnh khung dệt truyền thống.
Cứ khoảng 5 - 10 phút, ông Đông tra con thoi vào khuôn để tiếp tục dệt. Theo ông, công việc này lặp lại và kéo dài suốt 6 đến 8 tiếng trong ngày.
Vừa dệt, ông Đông vừa kiêm công việc sửa máy khi gặp sự cố. "Máy dệt thủ công nên thường gặp trục trặc. Lỗi nhẹ thì không sao, còn nếu thay cả khung gỗ Nghè Diễn như ngày xưa thì khó lắm vì không nơi nào sản xuất nữa", người thợ hơn 30 năm gắn bó với nghề chia sẻ.
Cũng theo ông Đông, mỗi máy dệt gỗ hoạt động cả ngày lẫn đêm được 40 - 50 m vải mộc loại phi bóng. Loại vải này bán ra thị trường giá khoảng 6.000 đồng mỗi mét. "Tính trung bình mỗi tháng, tôi kiếm được khoảng 5 triệu đồng từ nghề, chỉ tạm đủ ăn chứ không dư dả", ông cho biết.
Nằm trong con hẻm nhỏ đường Năm Châu, xưởng dệt với 4 máy của gia đình ông Nguyễn Cường tất bật hoạt động. "Đời tôi là đời thứ ba nối nghề từ các cụ. Nhưng giờ máy móc lỗi thời quá rồi, sản phẩm làm ra năng suất thấp, buôn bán ế ẩm, trong khi nhiều nơi trang bị máy móc hiện đại, sản xuất hàng loạt nên tôi cũng không biết còn làm nghề này tới khi nào", ông Cường nói.
Hàng nghìn sợi tơ được gia công trên ba chiếc máy dệt khung gỗ của gia đình bà Hoàng Yến (53 tuổi, đường Năm Châu). Để công đoạn này hoạt động chỉn chu, người thợ luôn phải đứng bên để theo dõi và xử lý những đoạn tơ bị đứt và rối.
Bà Yến cũng là thế hệ thứ ba trong gia đình theo nghề truyền thống. "Tôi làm nghề dệt hơn 30 năm rồi. Xưa gia đình có 5 máy, nhưng sau này nghề khó khăn, lại phải sửa sang nhà nên tôi phải bán. Có lẽ, chúng tôi cũng là thế hệ cuối cùng theo nghề vì con cháu chẳng còn mặn mà", bà kể.
Những que suốt bằng gỗ được bà Yến dùng để cuộn sợi, nối sợi... Đây là những dụng cụ cần thiết của máy dệt truyền thống, cũng là trở ngại khiến máy không thể tự động hóa.
Bà Yến cầm trên tay tấm vải phi bóng thành phẩm - loại vải mộc để chờ giao bán cho các mối hàng trong thành phố. "Thời hoàng kim, vải ở đây rất được giá (15.000 đồng mỗi mét), giờ giảm chỉ còn 1/3 giá. Tôi nghĩ mình sẽ làm nghề này cho đến khi không còn ai mua nữa, vì bây giờ có chuyển nghề cũng không biết làm gì", bà nói.
Theo các hộ dân ở khu Bảy Hiền, nghề dệt vải tại đây có thương hiệu từ năm 1960, đến khoảng năm 1993 thì bắt đầu chững lại bởi sự cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 2001, các gia đình có điều kiện chuyển đổi từ máy dệt khung gỗ sang máy nước, máy kim với hy vọng nghề dệt sẽ hồi sinh. Tuy nhiên, việc sản xuất ồ ạt, khiến vải tồn đọng, tiền gia công giảm từ 5.000 đồng xuống còn 800 đồng mỗi mét khiến nhiều hộ thua lỗ, phải đóng cửa cơ sở hoặc chuyển đổi nghề. Hiện hơn 90% hộ dân ở làng dệt đã chuyển nghề.
Theo Thành Nguyễn (VnExpress)
Quảng Nam: Trà xanh Quyết Thắng say đắm lòng người Đây là loại trà xuất xứ từ Nông trường Quyết Thắng (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam). Nông trường này như một thảo nguyên xanh nằm giữa núi rừng miền Tây xứ Quảng. Thảo nguyên chè xanh giữa núi rừng Nông trường chè Quyết Thắng được thành lập ngày 12/3/1973, với tên ban đầu là Ban sản xuất Quảng Đà. Với nhiệm...