Quảng Nam lên phương án sơ tán dân tránh bão Noru
Chủ động phương án ứng phó với bão Noru (bão số 4), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương ven biển thông báo đến chủ tàu thuyền chủ động di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi khu vực nguy hiểm.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố sẵn sàng lực lượng phương tiện, chủ động hỗ trợ người dân ứng phó với bão Noru dự báo đổ bộ vào địa phương này; chủ động triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát, chủ động di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm.
Người dân ven biển tỉnh Quảng Nam đưa ghe thuyền lên bờ tránh bão an toàn.
Đối với các địa phương miền núi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo người dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường cần di chuyển đến nơi an toàn.
Các địa phương ven biển, cửa sông rà soát đảm bảo an toàn các trụ sở sơ tán tập trung, sẵn sàng phương án sơ tán dân cư khỏi các khu vực nguy hiểm khi có tình huống xảy ra.
Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa, sẵn sàng phương án ứng phó với các tình huống.
Video đang HOT
UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển liên tục thông báo cho tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của bão để chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn.
Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, tập trung thu hoạch sản xuất diện tích lúa còn lại của vụ Hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
Bên cạnh đó là rà soát lại tất cả các công trình đang thi công trên địa bàn để có kế hoạch ứng phó kịp thời, xác định điểm dừng kỹ thuật, hoàn thiện phương án ứng phó với tình huống thi công để sẵn sàng lực lượng, phương tiện xử lý các tình huống xảy ra.
Hết hạn giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà: 21 tỉnh chưa làm xong
Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo cả nước phải hoàn thành hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quyết định 08 (gói 6.600 tỉ đồng) trong tháng 8 nhưng đến nay nhiều tỉnh chưa hoàn thành, dù ngân sách trung ương đã tạm ứng 70%.
Một khu nhà trọ công nhân tại huyện Đông Anh, Hà Nội với mức tiền thuê nhà khoảng 1 triệu đồng/tháng - Ảnh: HÀ QUÂN
Theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tính đến hết ngày 31-8, nhiều tỉnh đã hoàn thành giải ngân 100% hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An...
Tuy nhiên, có 8 địa phương giải ngân dưới 80% so với số hồ sơ thẩm định là Hưng Yên (52,44%), Bà Rịa - Vũng Tàu (61,3%), Đà Nẵng (61,34%), Ninh Bình (69,6%), Vĩnh Long (70,69%), Tây Ninh (72,92%), Bình Dương (76,39%), Hải Phòng (78,44%).
Ngoài ra, còn 13 tỉnh thành khác chưa chi trả toàn bộ tiền thuê nhà so với số thẩm định.
Trước đó, ngày 19-5, Thủ tướng có công điện yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết định số 08 của Thủ tướng quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, yêu cầu "đảm bảo hoàn thành trong tháng 8-2022".
Tại hội nghị trực tuyến với các tỉnh thành ngày 12-8, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ nếu TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh Đông Nam Bộ giải ngân xong gói 6.600 tỉ đồng thì toàn quốc cơ bản xong.
Ghi nhận cố gắng và chia sẻ khó khăn với TP.HCM, Bộ trưởng Dung đề nghị TP.HCM chậm hơn cả nước "một chút" nhưng phải xong trong đầu tháng 9. Tính đến hết ngày 31-8, TP.HCM giải ngân được 82,52% số tiền, tương đương hơn 796 tỉ đồng.
Theo ông Đào Ngọc Dung, khi xây dựng gói 6.600 tỉ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu thủ tục đơn giản nhất có thể nhằm hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong chi trả sinh hoạt phí như chăm sóc con cái, điện nước, sinh hoạt phí...
"Việc đẩy nhanh các chính sách hỗ trợ là hết sức cần thiết, nếu không nói đây vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận", Bộ trưởng Dung nhấn mạnh.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 30-8, ông Vũ Trọng Bình - cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho biết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động nhằm phục hồi thị trường lao động, do vậy phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Nếu kéo dài thì tính thời sự không còn.
Đây cũng là chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân người lao động nên cần đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho công nhân.
Theo ông Bình, sau khi đoàn kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với các sở ngành của Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động tăng lên rất nhanh.
"Như vậy, tiến độ giải ngân nhanh hay chậm phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo quyết liệt, sát sao của lãnh đạo địa phương cùng sự vào cuộc ngày đêm của các sở, huyện", ông Bình nêu rõ.
7 trận động đất liên tiếp ở Kon Plông, lớn nhất 4,1 độ Từ sáng đến chiều 1-9, tại khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ghi nhận 7 trận động đất liên tiếp, trong đó có trận động đất mạnh 4,1 độ. Bản đồ tâm chấn trận động đất mạnh 4,1 độ xảy ra lúc 13h39 ngày 1-9 - Ảnh: Viện Vật lý địa cầu Viện Vật lý địa cầu (Viện hàn lâm Khoa...