Quảng Nam: Làng nghề nước mắm truyền thống Cửa Khe sống khỏe
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng làng nghề nước mắm truyền thống Cửa Khe (thuộc thôn 6, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), vẫn đang “sống tốt, sống khỏe”, nhờ có hướng đi đúng đắn, không chạy theo số lượng mà chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nên nước mắm Cửa Khe vẫn giữ được thương hiệu riêng của làng quê xứ Quảng.
Vất vả, nhưng quyết giữ nghề truyền thống
Ông Nguyễn Thanh Hải – Trưởng Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe cho biết, làng nghề nước mắm Cửa Khe đã tồn tại hơn 100 năm tuổi. Trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn bám nghề và làm cho làng nghề nước mắn truyền thống Cửa Khe không ngừng vươn xa.
Làng nghề nước mắm Cửa Khe đã tồn tại hơn 100 năm tuổi, ở thôn 6, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Theo ông Hải, quy trình làm nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu. Cá cơm phải tươi sau khi đánh bắt sẽ được chọn lọc thật kỹ, sau đó đem rửa sạch, rồi đem trộn với muối biển theo tỷ lệ 2:1, tức là 2 tấn cá cơm sẽ được trộn đều với 1 tấn muối biển. Có thể theo tỷ lệ 3:1, tùy người làm, (tỷ lệ 3:1 cho ra nước mắm vừa ăn, còn tỷ lệ 2:1 sẽ mặn hơn, thơm hơn).
Cá muối sau khi trộn được cho vào thùng chượp (giai đoạn trộn muối). Ở công đoạn này đòi hỏi người làm nghề phải thật sự kiên nhẫn, khi cá và muối được ủ yếm khí trong thùng gỗ suốt từ 12-13 tháng, không đánh nát hay khuấy đảo.
Làng Cửa Khe có 65 hộ làm nghề chế biến nước mắm, trong đó có 9 cơ sở sản xuất lớn.
Trong suốt thời gian ủ, người làm nghề vẫn luôn cần mẫn kiểm tra, đánh giá chất lượng nước mắm trong từng thùng, để đảm bảo chất lượng nước mắm cốt luôn ổn định, đạt chuẩn.
Sau từ 12-13 tháng chăm sóc chượp sẽ chín, nước bổi kéo rút ra có mùi thơm nồng, trong cẩn, màu vàng rơm đến cánh gián. Những giọt nước mắm đầu tiên này được gọi là mắm nhỉ hay mắm cốt, những đợt sau gọi là mắm nhất, mắm nhì…
Quy trình làm nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu. Cá cơm phải tươi, không mất nước, sẽ cho sản phẩm tốt.
Video đang HOT
“Làm nước mắm truyền thống khá vất vả, từ khâu chọn mua cá, đến muối cá, lọc mắm… qua nhiều công đoạn khá công phu và tốn nhiều thời gian. Xong bà con nông dân ở đây yêu nghề, chịu khó quyết tâm giữ làng nghề truyền thống của cha ông để lại…” – Ông Hải chia sẻ.
Làng Cửa Khe có 65 hộ làm nghề chế biến nước mắm. Ban quản lý làng nghề nước mắm Cửa Khe được thành lập từ năm 2011, đến nay thu hút 9 cơ sở sản xuất lớn tham gia.
Thời gian gần đây, người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm nước mắm truyền thống Cửa Khe, nhờ không có chất hóa học, mùi vị nước mắm Cửa Khe lại rất thơm, ngon nên vẫn giữ được lòng tin của khách hàng.
Nhờ làm theo quy trình khép kín, không có chất hóa học, mùi vị nước mắm Cửa Khe lại rất thơm, ngon nên vẫn giữ được lòng tin của khách hàng.
Mỗi năm, làng nghề nước mắm Cửa Khe bán ra thị trường khoảng 120.000-150.000 lít, với giá bán từ 50.000-60.000 nghìn đồng/lít tùy loại. Tiêu biểu phải kể đến hộ bà Lê Thị Lợi, Trương Thị Bường, Nguyễn Thị Tám…” – ông Hải cho hay.
Sống khỏe nhờ nước mắm
Bà Nguyễn Thị Tám – Chủ cơ sở chế biến nước mắm Tám Tươi cho biết, nước mắm Cửa Khe gồm thành phần chính là cá cơm tươi nguyên con muối chượp, chưng cất rồi rã thành mắm, không có bất kỳ sự can thiệp của các loại gia vị, chất bảo quản.
Cứ 2kg cá cơm tươi trộn 1kg muối, ủ chượp trong vòng 12 tháng là cho ra 1 lít nước mắm nguyên chất. Nguồn nguyên liệu cá cơm được các cơ sở ở đây thu mua là loại cá cơm than do ngư dân đánh bắt quanh khu vực đảo Cù Lao Chàm, Hội An.
Sau từ 12-13 tháng chăm sóc chượp sẽ chín, nước bổi kéo rút ra có mùi thơm nồng, trong cẩn, màu vàng rơm đến cánh gián.
“Hàng năm, cơ sở của tôi bán ra thị trường hơn 10.000 lít nước mắm, với giá bán trung bình 50.000 đồng/lít. Cũng nhờ làm nước mắm Cửa Khe mà tôi nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, mua sắm vật dụng trong nhà, xây dựng được nhà cửa khang trang”… bà Tám cho hay
Mỗi năm, làng nghề nước mắm Cửa Khe bán ra thị trường khoảng 120.000-150.000 lít.
Còn bà Lê Thị Lợi – Chủ cơ sở nước mắm Bà Lợi (ở thôn 6, làng nước mắm Cửa Khe) nói: “Mặc dù, giá nước mắm của làng nghề cao hơn so với các loại nước mắm công nghiệp khác nhưng khách hàng rất ưa chuộng, nhiều khi không có đủ để cung cấp, nhất là dịp tết…”.
Hiện tại, cơ sở sản xuất nước mắm của gia đình bà Lợi có 5 lao động thường xuyên, với mức lương trung bình từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, cơ sở sản xuất và cho ra lò khoảng hơn 7.000 – 8.000 lít/năm, doanh thu khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 150-180 triệu đồng/năm.
“Các hộ dân sản xuất nước mắm ở đây đã được tập huấn về quy trình sản xuất nước mắm sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm ngày càng đạt các yêu cầu khắt khe của thị trường, chúng tôi không chạy đua theo số lượng, giá cả mà chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, với phương châm “ sức khỏe của người tiêu dùng” là trên hết, nên chúng tôi tự hào đã góp phần phát triển bền vững cho làng nghề cho đến ngày hôm nay”, bà Lợi hồ hởi nói
Giá bán từ 50.000-60.000 nghìn đồng/lít tùy loại.
Sản xuất theo chuỗi khép kín truyền thống, cộng với hương vị mặn mòi, thơm ngon, tinh khiết…, nước mắm Cửa Khe đã được người tiêu dùng nồng nhiệt đón nhận và đã có mặt ở nhiều siêu thị như Co.opMart Tam Kỳ, Big C Đà Nẵng và một số tỉnh thành trong cả nước như TP.HCM, TP. Hà Nội.
“Địa phương đang tiếp tục duy trì, xây dựng, chú trọng phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống Cửa Khe là sản phẩm hàng đầu của khu vực miền Trung”, Ông Nguyễn Thanh Vinh – Phó chủ tịch UBND xã Bình Dương nhấn mạnh.
Theo Dân Việt
"Quy chuẩn" nào của làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô?
Nghề làm nước mắm truyền thống Nam Ô (Đà Nẵng) xuất hiện gần với "tuổi" của làng. Hơn 700 năm lập làng thì gần như là chừng ấy tuổi của nghề làm nước mắm tại đây. Vậy bí quyết nào để một nghề truyền thống gần như trường tồn với làng biển dưới chân đèo Hải Vân này?
Bà Lự bên chum nước mắm đang ủ. Ảnh: Hoàng Vinh
Nam Ô là một làng chài nhỏ cách chân đèo Hải Vân 3 km về phía Nam, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề nước mắm truyền thống. Đây là "bí quyết gia truyền" được cha ông truyền lại từ đời này sang đời khác. "Quy chuẩn" của nghề làm nước mắm ở đây thực chất đó chỉ là những công thức truyền miệng, "cầm tay chỉ việc" từ đời này sang đời khác.
Bà Nguyễn Thị Lự (SN 1945, trú tổ 49 phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), người có hơn 50 năm làm nghề nước mắm cho biết, nghề làm mắm của bà được truyền trong gia đình từ gần 100 năm nay. Để có được một nước mắm ngon, điều quan trọng đó là chọn cá và chọn muối. Cá làm mắm có nhiều loại, tuy nhiên để làm mắm ngon chỉ có duy nhất một loại cá là cá cơm than.
"Muốn có loại nước mắm thơm và ngon thì chỉ chọn loại cá cơm than. Thông thường người dân nơi đây làm mắm nhiều vào tháng 3 và tháng 7, vì đó là thời gian cá cơm than nhiều và tươi nhất", bà Lự nói.
Bà Lự cho rằng, khi chọn cá thì chọn con tươi, không quá to hoặc quá nhỏ. Muối để ướp cá thì chọn muối Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) hoặc muối Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi), với điều kiện hạt muối hơi vàng và khô.
Bà Lự cho hay, để làm mắm, quy trình và công thức rất chặt chẽ. Đây là khâu quyết định đến quá trình cho ra nước mắm, nếu sai một bước sẽ dẫn đến mắm hư. Điều này bà được cha ông của mình dặn rất kỹ khi bước vào học nghề làm mắm. Thông thường, người dân sẽ ướp 3 tô cá và 1 tô muối hoặc 9 tô cá 4 tô muối. Sau đó, trộn cho cá và muối đều với nhau. Quá trình trộn cá với muối cũng là rất quan trọng, nếu trộn không đều sẽ ra mắm không ngon.
"Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của nước mắm Nam Ô chính là mắm được làm bằng phương pháp thủ công và không sử dụng bất cứ thứ gì liên quan đến hóa chất. Cá và muối trộn đều và bỏ vào chum đất hoặc lu đất rồi ủ trong vòng 1 năm, sau đó đem đi lọc, mới ra thứ nước mắm nguyên chất", bà Lự chia sẻ.
Nước mắm nổi tiếng của người dân Nam Ô được làm bằng phương pháp thủ công và không hề có chất phụ gia hoặc hóa chất. Ảnh: Hoàng Vinh
Còn bà Trần Thị Hai (SN 1964, tổ 49 phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết, bà đã làm nước mắm được hơn 30 năm. Theo bà Hai, mắm phải được ủ đúng 1 năm, nếu lọc sớm quá thì nước mắm sẽ không ngon và không thơm, thậm chí có mùi rất nặng. Giá thành của mỗi lít nước mắm nơi đây là 60.000 đồng. Mỗi năm, gia đình bà bán ra hàng ngàn lít nước mắm, cung cấp cho thị trường từ Bắc đến Nam.
Chính vì những điều căn bản trong cách làm nước mắm, được người dân nơi đây khắc cốt ghi tâm, bên cạnh đó là giá thành phải chăng cùng quá trình làm mắm thủ công, chắc chắn không có một chút hóa chất độc hại, nước mắm Nam Ô đã nổi tiếng và đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.
Cá và muối trộn đều và bỏ vào chum đất hoặc lu đất rồi ủ trong vòng 1 năm, sau đó đem đi lọc, mới ra thứ nước mắm nguyên chất. Ảnh: Hoàng Vinh
Bà Lự và bà Hai tâm sự rằng, dù công nghệ hiện đại, có nhiều loại máy móc hỗ trợ thay cho việc sản xuất thủ công nhưng đến nay, những cơ sở sản xuất mắm Nam Ô vẫn làm mắm hoàn toàn thủ công và không hề có hóa chất độc hại. Đó chính là thứ quý giá nhất tạo nên thương hiệu nổi tiếng cho nước mắm Nam Ô.
HOÀNG VINH
Theo laodong
Phân biệt nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp Nước mắm truyền thống thành phần chủ yếu gồm 2 loại là muối và cá, còn nước mắm công nghiệp có nhiều thành phần khác đi kèm để tạo hương vị. Theo cách gọi thông thường, Việt Nam đang tồn tại 2 loại nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Hai loại nước mắm này khác nhau ở cách pha chế,...