Quảng Nam kỷ niệm 40 năm chiến thắng Thượng Đức
Ngày 7/8, tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam, diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Thượng Đức (7/8/1974 – 7/8/2014)
Đến dự có Trung tướng Võ Tiến Trung – Giám đốc Học viện Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn – Phó Tư lệnh Quân khu V, ông Nguyễn Đức Hải – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cùng đông đảo cựu chiến binh từng tham gia giải phóng Thượng Đức năm 1974 và đông đảo bà con nhân dân huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Lễ kỷ niệm 40 chiến thắng Thượng Đức được tổ chức long trọng tại Quảng Nam ngày 7/8
UBND huyện Đại Lộc đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Thượng Đức
40 năm về trước, Mỹ – Ngụy xây dựng một căn cứ kiên cố với những vũ khí tối tân tại Thượng Đức. Nơi đây được ví như một “cánh cửa thép”, là “mắt ngọc của đầu rồng” mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó lớn tiếng tuyên bố “Chỉ khi nào nước sông Vu Gia (sông Vu Gia nằm trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam -PV) chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức”.
Video đang HOT
Đông đảo cựu binh từng tham gia giải phóng Thượng Đức cùng nhân dân về dự lễ kỷ niệm 40 năm tiêu diệt “mắt ngọc của đầu rồng”
Dấu tích căn cứ địa Thượng Đức
Với quyết tâm đánh tan “cánh cửa thép” của đối phương và giải phóng Thượng Đức, Bộ Tư lệnh Quân khu V đã mở chiến dịch Nông Sơn – Thượng Đức. Tại đây đã diễn ra những trận chiến đấu vô cùng ác liệt. Trung tướng Phạm Xuân Thệ – Trưởng Ban liên lạc Cựu Chiến binh Sư đoàn 304 kể lại: “Đúng 5h sáng ngày 29/7/1974, Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, Trung đoàn 3 Sư đoàn 324 cùng với các đơn vị bộ đội địa phương, du kích của tỉnh Quảng Đà đã nổ súng tiến công tiêu diệt địch trong chi khu quận lỵ Thượng Đức và một số điểm cao ở khu vực Ba Khe, Hà Sống và một số mục tiêu khác. Sau nhiều đợt tiến công, đến 8h30 ngày 7/8/1974, chúng ta đã tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch, làm chủ hoàn toàn chi khu quận lỵ Thượng Đức (nay ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), khu vực Ba Khe, Hà Sống và giải phóng một vùng rộng lớn thuộc vùng B Đại Lộc. Nước sông Vu Gia không chảy ngược, thế nhưng với lòng quả cảm, tinh thần chiến đấu ngoan cường, 40 năm trước, quân và dân ta đã “chọc thủng mắt ngọc của đầu rồng”, “cánh cửa thép” phía Tây Đà Nẵng đã bị mở toang.
Lễ kỷ niệm 40 chiến thắng Thượng Đức là chuyến trở lại chiến trường xưa của những cựu binh từng tham gia những trận chiến ác liệt 40 năm về trước. 40 năm mới trở tại Thượng Đức, ông Lê Công Hoan (hiện ở Sơn Động, Bắc Giang) cựu binh Đại đội 20 Trinh sát Sư đoàn 304 bồi hồi chia sẻ: “Từ hôm nhận được giấy mời về lại chiến trường xưa dự sự kiện, lòng tôi cứ dâng trào cảm xúc tới mãi hôm nay. Nhắc nhớ về những năm tháng ở Thượng Đức thì nhiều kỷ niệm lắm. Vừa về đây hôm qua tôi đã kiếm tìm mong gặp lại những người quen cũ nơi đây. Tôi nhớ lại những năm tháng chiến đấu ở vùng Thượng Đức này được bà con cưu mang, nhớ những đồng đội của tôi năm xưa đã anh dũng hy sinh, mãi mãi nằm lại nơi mảnh đất này. Tôi biết tin rất nhiều anh em đồng đội tôi năm xưa hy sinh nơi đây đã được tìm thấy, và được đưa về yên nghỉ ở nghĩa trang, lòng tôi ấm lại”.
Nhiều năm sau mới quay lại chiến trường xưa, những cựu binh từng tham gia giải phóng Thượng Đức không khỏi bồi hồi, xúc động
Chiến thắng Thượng Đức 40 năm trước thực sự là đòn sấm sét gây chấn động tinh thần quân địch trên khắp chiến trường, có ý nghĩa chính trị và quân sự to lớn, tạo cơ sở vững chắc để Bộ Chính trị Trung ương Đảng xây dựng quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nơi đồi xanh yên bình với Tượng đài Thượng Đức vừa khánh thành ngay dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Thượng Đức hôm nay là một địa chỉ đỏ ghi dấu mốc son lịch sử chiến đấu hào hùng của dân tộc.
Trong dịp kỷ niệm 40 chiến thắng Thượng Đức, UBND huyện Đại Lộc vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước trao tặng.
Đình Hòa – Khánh Hiền
Theo dantri
Đào tạo hơn 150 cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 năm 2014.
Theo đó, sẽ tỉnh sẽ đào tạo cho 156 cán bộ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ Tài chính - kế toán xã; cán bộ nông nghiệp; cán bộ xây dựng hoặc địa chính xã thuộc 21 xã khu vực III và 18 xã, thị trấn thuộc khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2014-2015.
Tỉnh Quảng Nam đào tạo cán bộ đưa về các xã khó khăn để phát triển kinh tế. Trong ảnh: Bí thư huyện miền núi Tây Giang - ông Briu Liếc - khảo sát một khu dân cư đang hoàn thiện trên địa bàn
Dự kiến khóa đào tạo sẽ bắt đầu từ ngày 4-15/8/2014. Mục tiêu là giúp cho cán bộ được đào tạo nắm bắt được những kiến thức cơ bản về tổ chức thực hiện các dự án hợp phần chương trình 135 như: dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; kỹ năng thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, tổ chức thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình; nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác kế toán, phương pháp lập kế hoạch; tổ chức thanh quyết toán hạng mục công trình xây dựng cơ bản; các loại hình đầu tư trên địa bàn xã do xã chủ đầu tư.
Trong một quyết định khác, ngày 1/8, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng đã ký quyết định điều động, luân chuyển 57 cán bộ, giáo viên khối mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn về nhận công tác tại ngành giáo dục và đào tạo các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Phước Sơn ban hành quyết định điều động, luân chuyển về và Chủ tịch UBND các huyện: Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Nông Sơn ban hành quyết định tiếp nhận, phân công công tác đối với 57 cán bộ, giáo viên nêu trên trong tháng 8 này.
Được biết, tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã giải quyết cho 841/868 cán bộ, giáo viên được điều động, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc và có nguyện vọng ở lại công tác tại các huyện miền núi nằm trong danh sách đề án khảo sát ban đầu.
Theo kế hoạch, trong năm 2014-2015, có gần 540 cán bộ, giáo viên đủ điều kiện về thời gian công tác tại các huyện miền núi có nguyện vọng luân chuyển về các trường huyện, thành phố. Ngoài ra, các huyện miền núi cũng đề nghị điều động 71 cán bộ, giáo viên lên công tác tại miền núi.
Công Bính
Theo Dantri
Ký ức Vị Xuyên những năm khói lửa "Phía sau lưng chúng tôi là thị xã Hà Giang, người dân sinh sống bình thường. Nhưng chỉ qua Hà Giang 4km về phía Bắc là cửa khẩu Thanh Thủy - vùng chiến địa khói lửa, ngày đêm địch dội pháo..." - cựu binh Nguyễn Xuân Đệ, Trung đoàn 149, Sư đoàn 356 nhớ lại. Ký ức bi hùng Hà Giang, sáng 26/7,...