Quảng Nam: Khẩn cấp “yêu cầu” thủy điện xả nước cứu vụ Đông Xuân
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam đề nghị Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 và Đắk My 4 tăng cường phát điện xả nước về hạ du sông Thu Bồn để cứu vụ Đông Xuân 2020 do nhiễm mặn nghiêm trọng.
Ngày 20/2, ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam đã báo cáo khẩn cấp với ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam về tình hình vụ Đông Xuân 2019 – 2020 do nguồn nước trên sông Thu Bồn tại Trạm Thủy văn Giao Thủy sụt giảm mạnh (mực nước trên dưới 0.50 m) làm nước mặn xâm nhập mạnh từ phía Cửa Đại (Hội An) lên phía thượng nguồn.
Một trạm bơm ở Quảng Nam trơ đáy
Theo ông Nguyễn Đình Hải, công ty đảm nhận tưới cho hơn 24.700 ha cây trồng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các công trình sử dụng nước thuộc hạ du sông Thu Bồn tưới 3.074ha gồm: các trạm bơm lấy nước trên sông Vĩnh Điện tưới 1.604 ha; trạm bơm điện Xuyên Đông tưới 555 ha; các trạm bơm thuộc đập ngăn mặn Duy Thành tưới 925 ha.
Video đang HOT
Nhiều nơi cung cấp nước cho vụ Đông Xuân ở Quảng Nam thiếu nước do mặn xâm nhập
“Trong mấy ngày qua nguồn nước trên sông Thu Bồn tại Trạm Thủy văn Giao Thủy sụt giảm mạnh (mực nước trên dưới 0.50 m) làm nước mặn xâm nhập mạnh từ phía Cửa Đại lên phía thượng nguồn do ảnh hưởng triều cường giữa tháng. Số liệu quan trắc mặn tại hạ lưu sông Chính Thu Bồn mặn xâm nhập cao ngất ngưỡng. Chẳng hạn tại trạm bơm 19/5 xã Duy Phước là 19,7; tại Ngã ba sông Điện Bình là 11,6, tại Ngã ba Vòm Cẩm Đồng là 0,7 ứng với đỉnh triều là 0,8m… Hiện nay, mặn đã xâm nhập sâu vào sông Vĩnh Điện là 1,0 và nước triều đang lên nên các trạm bơm Tứ Câu, Cẩm Sa, Vĩnh Điện và Thanh Quýt đã ngưng vận hành”, ông Hải nói.
Công nhân Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam triển khai nạo vắt sông, suối bị bồi lấp cứu vụ Đông Xuân
Cũng theo ông Nguyễn Đình Hải, mặt khác, hiện các hồ chứa thủy điện phía thượng nguồn sông Vu Gia đang hạn chế phát điện dành nước cho vụ Hè Thu 2020, chỉ đảm bảo nguồn nước cho các trạm bơm điện trên hệ thủy lợi An Trạch hoạt động nên không có nước hỗ trợ hòa, đẩy mặn cho các trạm bơm lấy nước trên sông Vĩnh Điện, hạ du Thu Bồn.
“Để cứu vụ Đông Xuân này, đơn vị khẩn cấp đề nghị Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo yêu cầu các hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 và Đắk My 4 phía thượng nguồn sông Thu Bồn tăng cường phát điện xả nước về hạ du sông Thu Bồn, tăng cao mực nước tại Trạm Thủy văn Giao Thủy đạt cao trình từ 0.55 đến 0.60m từ ngày 21/2 đến ngày 26/2 để giảm mặn xâm nhập, đảm bảo nước tưới tại các khu tưới các công trình vùng hạ du sông Thu Bồn trong giai đoạn triều lớn, mặn xâm nhập mạnh vào những ngày tới”, ông Hải đề xuất.
Theo Danviet
Hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây
Thiếu nước, mặn xâm nhập vào các kênh nội đồng những tháng đầu năm 2020 được dự báo sẽ gay gắt hơn năm trước.
Trước khi mặn xâm nhập nội đồng, nông dân trồng chanh ở huyện Bến Lức (Long An) đã đưa nước ngọt vào vườn để trữ, nhưng không giữ được nước do khô hạn khốc liệt. (Ảnh: Trần Đáng)
Toàn bộ thượng nguồn sông Mekong năm nay thiếu 65% tổng lượng mưa, trong đó đoạn từ Trung Quốc tới Nam Lào giảm 50% lượng mưa so với năm trước.
Hiện trên sông Tiền độ mặn 2,9 đã tiến sâu vào cù lao Ngũ Hiệp (Tiền Giang), cách biển 81km. Sông Vàm Cỏ, độ mặn 7,6 đã vào đến TP Tân An (Long An), cách cửa biển 75km. Còn tại khu vực sông Hậu, nước mặn cũng đã xâm nhập tới Cần Thơ. Với độ mặn cao, lấn sâu vào các nhánh sông chính như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất còn diễn ra trong thời gian tới, đặc biệt là tỉnh giáp biển.
Đất trồng lúa tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú (Bến Tre) đã nứt nẻ hơn nửa tháng qua. (Ảnh: Bắc Bình)
Hiện có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, trong đó Bến Tre 12.700 hộ, Sóc Trăng 24.400 hộ, Kiên Giang 20.400 hộ, Cà Mau 4.500 hộ, Tiền Giang 2.200 hộ. Trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020, có khoảng 158.900 hộ sẽ thiếu nước sinh hoạt.
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tính đến giữa tháng 2, tổng cộng thiệt hại lúa ở các mức độ vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 khoảng 29.700ha (vụ mùa 16.000ha, đông xuân 13.700ha).
Khắp nơi ở huyện Long Phú, Sóc Trăng đâu đâu cũng gặp cảnh các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn phát triển thì bỏ không bởi không còn nước. (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến khoảng tháng 3, 4/2020, trước mắt đến ngày 16/2/2020, xâm nhập mặn sẽ tăng cao theo kỳ triều cường với ranh mặn 4g/l ở các cửa sông Vàm Cỏ từ 100-110km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 20-22km; ở các cửa sông Cửu Long mức sâu nhất khoảng 75km.
Theo Thoidai
Hạn mặn kỷ lục, "cắn răng" mua nước giá 10.000 đ/m3 để... tưới chanh Trước tình trạng hạn mặn kỷ lục đang hoành hành tại một số địa phương tỉnh Long An, nông dân trồng chanh cho biết, sẽ phải mua nước ngọt với giá 10.000 đồng/m3 để tưới cho hơn 5.000ha chanh tại huyện Bến Lức (Long An). Toàn tỉnh Long An có gần 9.600ha chanh, tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Thạnh Hóa....