Quảng Nam: Khắc phục sự cố sạt lở cầu Suối Mơ do mưa lớn
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới từ bão số 5 suy yếu, từ 19 giờ ngày 14/10 đến 5 giờ ngày 15/10, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to, đến rất to, làm hư hỏng nhiều công trình Nhà nước và nhân dân trên địa bàn.
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa Quốc lộ 14B, thuộc Công ty cổ phần Công trình Giao thông – Vận tải (Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Quảng Nam) đang khắc phục sạt lở trên cầu suối Mơ ở huyện Đại Lộc.
Tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), vào lúc 22 giờ ngày 14/10, mưa lớn, gió mạnh khiến nước chảy xiết đã phá vỡ tứ nón cầu, làm xói lở vị trí sau mố cầu khoảng 300 m3 đất, đá. Do mưa lớn, đêm tối, nên ô tô tải mang biển kiểm soát 92C159-79 không nhìn thấy cầu Suối Mơ bị sạt lở nên đã bị sập vào điểm cầu bị sạt lở (do tài xế bỏ đi nên hiện chưa xác định được danh tính tài xế điều khiển xe).
Nhận được tin báo của nhân dân, lực lượng Cảnh sát Giao thông tỉnh Quảng Nam đã cắt cử cán bộ, chiến sỹ đến điều tiết các phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông ở những tuyến đường khác, các phương tiện giao thông từ 16 chỗ trở xuống vẫn được lưu thông qua cầu.
Video đang HOT
Để đảm bảo giao thông cho các phương tiện và người lưu thông trên tuyến Quốc lộ 14B huyết mạch, ngay sáng sớm, Công ty Cổ phần Công trình Giao thông – Vận tải (Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Quảng Nam) đã huy động hơn 30 cán bộ, nhân viên cùng 13 phương tiện, máy móc khẩn trương khắc phục sự cố; đồng thời cho cẩu, kéo xe tải bị sập xuống điểm sạt lở lên lên cầu và tiến hành sửa chữa.
Theo anh Hứa Tự Vinh, thuộc Xí nghiệp Quản lý và sửa chữa Quốc lộ 14B, thuộc Công ty cổ phần Công trình Giao thông – Vận tải (Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Quảng Nam), để đảm bảo giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến Quốc lộ 14B huyết mạch, trong ngày 15/10, xí nghiệp sẽ hoàn thành công tác khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông phục vụ nhân dân đi lại trong thời gian mưa bão.
Khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ tại miền Trung
Tính đến 11 giờ ngày 4/4, mưa lũ đã làm 3 người chết (ở Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị), 1 người mất tích (Phú Yên), 5 người bị thương nhẹ (Thừa Thiên- Huế); 2 nhà bị sập (Phú Yên), 48 nhà tốc mái (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên); 2.592 lồng bè bị thiệt hại; 262 ghe, thuyền bị chìm...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 31/3 đến 3/4, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa lớn, tổng lượng mưa phổ biến 200 - 500 mm, có nơi tới trên 750 mm. Đây là đợt mưa lũ bất thường ngay giữa mùa khô, kèm theo dông lốc, sóng lớn đã gây thiệt hại về người, nhà cửa, đặc biệt là thiệt hại và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhất là tại các tỉnh: Bình Định và Phú Yên.
Ngư dân xã An Hòa Hải, tỉnh Phú Yên trục vớt tàu bị sóng đánh chìm lên bờ để sữa chữa do mưa to và gió lớn từ ngày 30-31/3. Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lũ diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm khoảng 20.090 ha lúa và 2.327 ha rau màu bị ngập; 60 ha cây ăn quả bị thiệt hại.
Tại tỉnh Phú Yên, toàn tỉnh có trên 117 ghe, tàu đánh cá công suất nhỏ (chiều dài dưới 15m) của ngư dân 4 địa phương ven biển (Tuy Hòa, Tuy An, Đông Hòa, Sông Cầu) bị gió lốc, sóng biển đánh chìm; 2.450 lồng nuôi tôm hùm bị trôi dạt, 14 nhà ở của người dân bị sập đổ, tốc mái; 15.700/26.666 ha lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín sáp, sắp thu hoạch bị ngập nước, ngã, đổ; 508 ha rau màu bị ảnh hưởng. Huyện Tuy An có một người tử vong.
Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, tính đến 11 giờ ngày 4/4, mưa lũ đã làm 3 người chết (ở Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị), 1 người mất tích (Phú Yên), 5 người bị thương nhẹ (Thừa Thiên- Huế); 2 nhà bị sập (Phú Yên), 48 nhà tốc mái (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên); 2.592 lồng bè bị thiệt hại; 262 ghe, thuyền bị chìm.
Ngoài ra, mưa lũ còn làm 104.232 ha lúa, hoa màu bị ngập và thiệt hại tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Sạt lở một số tuyến đường giao thông địa phương tại các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; ngập 7 điểm tại Quốc lộ 49B (từ 0,2-0,4m) và 12 điểm trên các tuyến tỉnh lộ tại Thừa Thiên - Huế (địa phương đã lập rào chắn) và một số tuyến đường giao thông nông thôn tại tỉnh Quảng Trị (nước đã rút, giao thông cơ bản bình thường); sạt lở, vỡ 1.300m đê bao ở tỉnh Thừa Thiên - Huế; sạt lở một số tuyến đê bao huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; 1.500m bờ biển (Quảng Nam); 1.992m3 đất, đá vùi lấp kênh mương (Đà Nẵng, Phú Yên). Hiện còn ngập lụt một số vùng trũng thấp ven sông của các huyện Hải Lăng, Triệu Phong (Quảng Trị); huyện Phong Điền, Quảng Điền (Thừa Thiên- Huế).
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ và các hiện tượng thiên tai bất thường khác có khả năng xảy ra trong thời gian tới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của mưa lũ khẩn trương, tranh thủ khắc phục sớm nhất, nhanh nhất thiệt hại mưa lũ, hỗ trợ ngay cho người bị thiệt hại ổn định cuộc sống, có chính sách giúp người dân tái sản xuất; thường xuyên nắm bắt thông tin, sẵn sàng ứng phó với đợt mưa từ ngày 4-6/4.
Các tỉnh, thành phố theo dõi, sẵn sàng ứng phó với khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, bão phía Đông Philippinnes có thể vào biển Đông trong những ngày sắp tới; hỗ trợ người dân về lương thực để không hộ nào bị thiếu đói.
Các địa phương huy động lực lượng giúp nhân dân vệ sinh môi trường, khôi phục nhà ở bị tốc mái, ngập lụt, ổn định đời sống người dân ngay sau khi nước rút; vệ sinh các cơ sở hạ tầng, công sở để sớm đi vào hoạt động; tổ chức rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại và kịp thời đề xuất nhu cầu hỗ trợ khi vượt quá khả năng khắc phục của địa phương; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã và đang tổ chức các đoàn tới thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị nạn và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả tại cảng cá Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và huyện Tuy An (Phú Yên), tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị...
Các địa phương đang tích cực khẩn trương tiêu úng để nước rút đến đâu thu hoạch đến đó, các tỉnh Quảng Ngãi. Bình Định, Phú Yên đã thu hoạch 23.458 ha lúa, đồng thời trục vớt 171/262 tàu, thuyền, ghe bị chìm tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Gượng dậy sau dịch, mưa lũ lịch sử khiến người miền Trung thêm trắng tay Từ giữa tháng 9/2021 đến nay, khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng liên tiếp 4 cơn bão và 6 đợt mưa lớn... Người dân chưa kịp gượng dậy do dịch bệnh thì lại đối mặt với "mưa lớn, ngập lụt, sạt lở" liên miên. Tại hội nghị phòng chống thiên tai năm 2021 tại các tỉnh miền Trung tổ chức mới đây,...