Quảng Nam: Hàng trăm tàu thuyền vươn Hoàng Sa lấy lộc đầu năm
Hằng năm cứ vào sáng mồng 1 Tết Nguyên đán là hàng trăm tàu thuyền vươn Hoàng Sa ở Quảng Nam xuất bến lấy lộc đầu năm cầu may cho một năm trời yên, biển lặn để vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Sáng mồng 1 tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, phóng viên Dân Việt đã theo các chủ tàu ở vùng ven biển tỉnh Quảng Nam để ghi lại những khoảnh khắc tàu thuyền xuất bến lấy lộc đầu năm. Sau khi xuất bến các tàu di chuyển lên cúng tại Miếu Ông, Miếu Bà, Cầu Máng.
Thủ tục đầu tiên là cúng xuất bến lấy lộc đầu năm.
Ngư dân Phạm Văn Được (44 tuổi, trú Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) – chủ tàu QNa-95428 cho biết: “Hằng năm, cứ sáng mồng 1, tàu của tôi cùng anh em bạn bè khắp nơi đều chạy xuất hành lấy lộc đầu năm. Trước khi xuất bến, sẽ có bốn nghi thức “cúng cầu an” cho năm nay ra khơi trời yên biển lặng, một năm làm ăn phát đạt, đánh bắt được nhiều thủy sản…
Ngoài ra, nhiều ngư dân còn phúc sinh bằng việc thả cá, thả tôm dưới sông biển… Sau tất cả các thủ tục quan trọng xuất bến lấy lộc, một số tàu, thuyền neo đậu sát bên nhau để vui mừng, cung chúc năm mới, lì xì cho nhau và chia sẻ kinh nghiệm hành nghề trên biển, nhất là việc tương trợ giúp nhau khi có tàu, thuyền nào gặp nạn. Sau đó là tiệc vui mừng đầu năm mới của các ngư dân trong chuyến xuất hành”.
Sau khi hoàn tất thủ tục cúng bái, các tàu bắt đầu hành quân xuất bến
Không riêng gì ngư dân Được, mà hàng trăm chiếc tàu ở TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đều xuất bến lấy lộc đầu năm. Không những thế, nhiều chiếc tàu còn treo cả biển hiệu trên tàu với dòng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Bắt đầu “đua” trên sông
Ngư dân Phạm Quang – Chủ tàu Qna: 95761 chia sẻ: “Ngư dân chúng tôi cả đời sống vì biển, biển không những nuôi chúng tôi mà còn nuôi cả vợ, con, gia đình tôi, nên chúng tôi quyết vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền là điều tất nhiên. Ngoài ra, hằng năm, ngư dân còn có tục lệ cầu an, cầu cho một năm biển lặng, sóng yên, tàu thuyền đầy ắp tôm, cá…”.
Video đang HOT
Hàng trăm tàu thuyền “xé sóng” đua tốc độ trên sông.
Nhiều tàu chạy tung khói trắng, xói dòng sóng rất bắt mắt.
Sau khi hoàn tất thủ tục, các chủ tàu ngồi sum vầy bên nhau chúc mừng năm mới, chia sẻ kinh nghiệm đi biển.
Theo Danviet
Dòng người ùn ùn rời Sài Gòn về quê ăn Tết, đường phố, bến xe ngột ngạt đến khó thở
Không khí ở Bến xe Miền Đông và các tuyến đường lân cận ùn ứ nghiêm trọng, ngột ngạt đến khó thở trong chiều 26 Tết.
Dòng xe đông nghịt đổ về Bến xe Miền Đông.
Mặc dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 chưa diễn ra theo lịch nghỉ chính thức, nhưng từ chiều 31/1 (tức 26 tháng Chạp), nhiều hành khách đã ùn ùn kéo ra Bến xe Miền Đông (TP.HCM) để về quê nghỉ Tết sớm. Đó chủ yếu là những người ở quê xa như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... háo hức trở về quê bên cạnh gia đình, người thân sau một năm mưu sinh ở TP.HCM.
Nhiều tuyến đường ở TP.HCM trở nên đông bất thường dù chỉ mới 26 Tết.
Ghi nhận của PV lúc 16h, các tuyến đường quanh Bến xe Miền Đông là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh và Nguyễn Xí, dòng xe ùn ứ nghiêm trọng với tiếng còi xe inh ỏi, khói bụi ô nhiễm đến khó thở. Cách Bến xe Miền Đông không xa là cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn cũng có tình trạng ùn ứ giao thông, khiến nhiều người đi xe máy không đủ kiên nhẫn phải leo hẳn lên hành lang dành cho người đi bộ.
Nhiều người leo hẳn lên hành lang dành cho người đi bộ để di chuyển qua cầu Bình Lợi.
Bên trong bến xe, khu vực nhà chờ gần như không còn ghế trống, nhiều người phải đứng hoặc ngồi vật vờ dưới nền. Ở bãi đậu xe, không khí trở nên ngột ngạt hơn mọi ngày khi xe khách của các nhà xe được tăng cường đậu kín bãi. Cũng trong khu vực đậu xe, nhiều người dùng xe máy đảo khắp bãi xe để tìm đúng xe khách gửi hàng hóa về quê.
Nhà chờ bên trong Bến xe Miền Đông "chật như nêm".
Chị Phương Thanh (37 tuổi, quê Quảng Ngãi) vừa bế con nhỏ trên tay vừa than: "Tết năm nào cũng vậy, tôi phải chật vật mua vé xe Tết rồi vật vã ở bến xe để về quê. Hên tôi xin công ty cho nghỉ trước tới một ngày rưỡi, chứ ngày mai mới về thì không biết còn đông cỡ nào".
"Ngoài đường xe kẹt kinh hoàng, tôi phải đi bộ từ khúc cầu Bình Lợi vào bến xe cho kịp chứ không biết bao giờ tới nơi. Giờ chỉ mong sớm được lên xe ngồi, bắt đầu hành trình 20 tiếng về với gia đình sau một năm xa cách", anh Đinh Văn Nam (28 tuổi, quê Quảng Nam chia sẻ.
Khu vực nhà xe cũng rất đông ngột ngạt.
Không chỉ ở khu vực Bến xe Miền Đông mà cửa ngỏ vào sân bay Tân Sơn Nhất, Bến xe Miền Tây và nhiều tuyến đường khác ở TP.HCM cũng đông bất thường vào những ngày cận Tết 2019. Chẳng hạn, để di chuyển chỉ vài km trên Quốc lộ 13 đoạn qua quận Thủ Đức, một người đi xe máy có thể phải tốn tới cả nửa giờ đồng hồ luồn lách.
Nhiều người chở hàng vào thẳng bãi xe để gửi về quê.
Những hành khách về quê tay xách nách mang với hành lý, quà Tết,...
Lực lượng bảo vệ phải cật lực làm việc để soát vé hành khách.
Bến xe Miền Đông giăng băng-rôn "Nói không với rượu bia và chất kích thích".
Hành khách xuống xe, kéo theo hành lý vào Bến xe Miền Đông về quê cho kịp chuyến xe.
Theo Danviet
Quảng Nam: Chăm mai như chăm con mọn, 3 ngày Tết bỏ túi tiền tỷ Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, dịch vụ cho thuê cây cảnh, trong đó có mai chưng Tết tại các nhà vườn tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu nhộn nhịp. Đây cũng là dịp những nghệ nhân, nông dân chăm mai như chăm con có dịp thu hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỷ sau m ột năm vất...