Quảng Nam: Hạ tầng được đầu tư đồng bộ, Bình Đào thay “áo mới”
Nhờ những cách làm hay, sáng tạo xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã cán đích xã nông thôn mới (NTM) năm 2020.
Thời gian qua, xã Bình Đào tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Quê hương đổi thay nhờ nông thôn mới
Trở lại xã Bình Đào hôm nay, chúng tôi cảm nhận được thành quả NTM của địa phương này đã hiện hữu trên từng tuyến đường giao thông, công trình cơ sở hạ tầng cho tới mỗi ngõ, xóm, đã không còn cảnh đường đi sình bùn, lầy lội mà thay vào đó là những con đường bê tông rộng thênh thang, trải dài thẳng lối, nối liền các thôn – xóm, đời sống người dân cũng nhộn nhịp, rộn ràng, sung túc hơn.
Hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhất là giao thông đã giúp Bình Đào đổi thay từng ngày. Ảnh: Trần Hậu.
Ông Trần Thế Vinh – Chủ tịch UBND xã Bình Đào, cho biết: Khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM xã gặp không ít khó khăn, thách thức. Tại thời điểm phát động xây dựng NTM năm 2013 xã mới chỉ đạt 3/19 tiêu chí. Tuy nhiên với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của toàn dân, đến cuối năm 2020 xã Bình Đào đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Trước đây, kết cấu hạ tầng nông thôn ở Bình Đào như đường, trường học, nhà văn hóa thôn, kênh mương thủy lợi nội đồng… còn thiếu đồng bộ. Nắm rõ những khó khăn của địa phương, xác định xây dựng NTM là cơ hội để Bình Đào “đổi đời”. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai đến nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú; đồng thời phát huy sự gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trường học ở Bình Đào được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Trần Hậu.
Thời gian qua, tổng nguồn lực đã huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM đến nay là 125.108 triệu đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước 99.150 triệu đồng, vốn trực tiếp từ Chương trình NTM 40.103 triệu đồng, ngân sách Trung ương 27.715 triệu đồng, ngân sách tỉnh 4.400 triệu đồng, ngân sách huyện 5.023 triệu đồng, ngân sách xã 2.965 triệu đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 59.047 triệu đồng, vốn vay tín dụng 2.358 triệu đồng, vốn từ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 12.600 triệu đồng, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 11.000 triệu đồng.
Video đang HOT
Dấu ấn lớn nhất của xã Bình Đào hôm nay là cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng hoàn thiện đã làm thay đổi diện mạo nông thôn cho địa phương này, ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Đến nay, đã bê tông hóa 7,8km đường bê tông trục thôn, 16km trục ngõ xóm và bê tông hóa 15km trục chính giao thông nội đồng; bê tông hóa 13km kênh mương trục chính nội đồng, kiên cố hóa 6 ao thu gom nước nhỉ; hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn đạt 100%.
Xây mới 30 phòng học, phòng chức năng phục vụ cho việc dạy và học; xây mới công trình nhà văn hóa xã và 5 phòng chức năng, khu thể thao xã, xây mới 4/4 nhà văn hóa-khu thể thao thôn; tỷ lệ hộ có nhà ở theo chuẩn Bộ xây dựng đạt 98,8%, xã không còn nhà tạm; xây mới trạm y tế, nhà đa năng.
Ông Đỗ Đức Thuận – một người dân ở thôn Trà Đóa 1 vui mừng nói: “Từ khi có chủ trương xây dựng NTM, bản thân tôi cũng như bà con rất đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất ở và dỡ bỏ tường rào cổng ngõ, cây cối, để cùng chính quyền địa phương xây dựng các công trình giao thông, giờ đây thì thấy xóm làng đổi mới ở nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng sung túc. Đặc biệt là Bình Đào đã về đích xã NTM năm 2020, cùng với đó là thôn Trà Đóa 1 cũng đã được công nhận Khu dân cư NTM kiểu mẫu, chúng tôi phấn khởi lắm…”.
Đường sá sáng – xanh – sạch – đẹp là sự đổi thay rõ nét nhất của xã Bình Đào (huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam) hôm nay. Ảnh: Trần Hậu.
Đánh giá về kinh nghiệm xây dựng NTM, ông Trần Thế Vinh – Chủ tịch UBND xã Bình Đào cho biết, để triển khai Chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao, Bình Đào xác định công tác tuyên truyền là khâu then chốt, phải làm sâu rộng để nâng cao nhận thức trong nhân dân về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM. Tiếp đó, xây dựng NTM cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương.
Đồng thời, xác định nguồn vốn xây dựng NTM là rất lớn, do vậy, cần phải đa dạng hoá việc huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hoá. Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện phải luôn bảo đảm công khai, minh bạch. Từ đó, củng cố thêm niềm tin để mọi tầng lớp nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, cùng nhau xây dựng NTM vững chắc.
Đời sống người dân được nâng cao
Ông Vinh cho biết, xác định mục tiêu cốt lõi của Chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, những năm qua, xã Bình Đào luôn chú trọng phát triển kinh tế-xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Sản phẩm dầu mè đen nguyên chất Bình Đào đã được công nhận OCOP 3 sao. Ảnh: Trần Hậu.
Thời gian qua, Bình Đào đã xây dựng được nhiều mô hình, dự án phát triển kinh tế bước đầu đem lại hiệu quả cao, tiêu biểu như: Năm 2018, dự án xây dựng mô hình sản xuất cây mè – lạc theo chuỗi giá trị, có liên kết bao tiêu sản phẩm, diện tích 10ha với số hộ tham gia là 160 hộ. Năm 2019 xây dựng dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ hạt giống lúa, diện tích triển khai 20ha, số hộ tham gia là 200 hộ.
Năm 2020, triển khai dự án liên kết sản xuất tiêu thụ trà thảo mộc lá mùng năm, với diện tích 3ha, 62 hộ tham gia. Dự án liên kết chăn nuôi và tiêu thụ gà thả vườn tại thôn Phước Long. Mô hình nuôi yến lấy tổ, các sản phẩm từ tổ yến có giá trị kinh tế cao đã được đầu tư phát triển. Năm 2021 triển khai thực hiện 2 dự án liên kết sản xuất lúa giống và nếp Hương Lân diện tích 50ha, với 429 hộ tham gia.
Những năm qua, Bình Đào đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người dân. Ảnh: Trần Hậu.
Toàn xã có 3 Hợp tác xã hoạt động hiệu quả gồm: Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đào, Hợp tác xã Thanh niên Bình Đào, Hợp tác xã Du lịch Trà Đóa. Trong đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Đào là đơn vị tiên phong trong công tác tích tụ ruộng đất, đến nay diện tích tích tụ là 85ha. Mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản bền vững: Dự án liên kết sản xuất chuỗi giá trị cây mè – lạc, liên kết sản xuất chuỗi giá trị hạt lúa giống, mô hình đồng bộ cơ giới hóa được phát huy hiệu quả.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Bình Đào đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận 2 sản phẩm đạt 3 sao gồm dầu mè đen nguyên chất Bình Đào, nếp Hương Lân Trường Giang và 1 sản phẩm đạt 4 sao là yến tinh chế sấy khô. Năm 2021, Bình Đào đăng ký xây dựng thêm 2 sản phẩm là gạo sạch Trường Giang và hạt sen sấy khô – Sen Việt, 2 sản phẩm này vừa được công nhận 3 sao OCOP.
Nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, các mô hình kinh tế vườn phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Bình Đào đạt 47 triệu đồng/người/năm.
Nước lũ dâng ngập nửa thân nhà, nhiều tuyến đường bị "đóng băng"
Mưa lớn liên tiếp kéo dài, thủy điện xả lũ đã làm ngập hàng trăm căn nhà ở Phú Yên.
Nước lũ cũng làm nhiều tuyến giao thông tại tỉnh này bị ngập lụt, chia cắt.
Ngày 30/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phạm Trung Chánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) cho biết, trong 3 ngày gần đây, trên địa bàn huyện xảy ra mưa to, nước từ Sông Kỳ Lộ từ sáng ngày 29/11 bắt đầu dâng cao, đến nay đã có gần 100 căn nhà ở địa phương này bị ngập nước, nhiều nhất tại các xã Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam.
Nhiều khu vực ở huyện Tuy An bị ngập sâu (Ảnh: Chung Phạm).
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, ngay khi trời mưa lớn, huyện đã tiến hành di dời hàng nghìn người dân từ khu vực trũng lên vùng cao hơn.
Mưa lớn cũng làm tuyến đường ĐT 642 từ huyện Đồng Xuân đi thị xã Sông Cầu nước ngập sâu hơn 0,7m. Nhiều hộ dân sinh sống tại xã Xuân Sơn Bắc và Xuân Sơn Nam bị cô lập không thể di chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ.
Giao thông ở huyện Đồng Xuân bị chia cắt nhiều nơi (Ảnh: Trung Thi).
Tương tự tuyến đường ĐT 641 từ huyện Tuy An đi huyện Đồng Xuân có khoảng 3 km bị ngập từ 0,5 - 1m khiến phương tiện giao thông qua lại khó khăn. Các hộ dân ở khu vực các xã An Định, An Nghiệp (huyện Tuy An) bị ảnh hưởng.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, lũ tại nhiều địa phương ở tỉnh này đang lên, gây ngập nhiều khu dân cư, chia cắt nhiều tuyến giao thông trọng yếu.
Nhiều tuyến đường giao thông trọng yếu ở Phú Yên ngập sâu trong nước (Ảnh: Chung Phạm).
Thông tin lúc 10h sáng 30/11, ông Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đã thống nhất cho thủy điện Sông Hinh và Sông Ba hạ xả lũ, tổng lượng về hạ du có thể lên 9.000 m3/s trong vài giờ đến.
"Thủy triều có thể đạt đỉnh vào khoảng 19h tối nay 30/11, nên tỉnh đã chỉ đạo yêu cầu 2 thủy điện xả lũ bảo đảm lượng nước về hạ du phù hợp, giảm thiệt hại cho hạ du. UBND tỉnh cũng đã yêu cầu huyện Sông Hinh sẵn sàng sơ tán người dân", Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho hay.
Giao thông miền núi thuận lợi nhờ vốn bảo trì đường bộ Xây dựng Quỹ Bảo trì đường bộ là bước đột phá cho công tác bảo trì các tuyến đường giao thông, nhất là tại các tỉnh miền núi. Từ nguồn vốn của Quỹ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN -Bộ GTVT) đến cuối năm 2021 đã sửa chữa thường xuyên mặt đường, xử lý dứt điểm các "điểm đen" mất an toàn......