Quảng Nam: Giám đốc “chân đất” hết lòng với quê hương
Hơn 8 năm làm nghề lái đò, lão nông Phạm Thăng Long (sinh năm 1958, ở thôn Phú Lạc, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã đưa hàng triệu lượt khách qua sông an toàn. Khi cầu Giao Thủy bắt qua sông Thu Bồn được khánh thành và đưa vào sử dụng, ông trở về với đời thường và thành lập doanh nghiệp để tiếp tục đóng góp cho quê hương.
Đưa hàng triệu lượt khách qua sông an toàn
Về Duy Hòa, hỏi lão nông Phạm Thăng Long ai cũng biết, bởi ông được người dân nơi đây gọi bằng cái tên trìu mến là giám đốc “chân đất”.
Ông Phạm Thăng Long được người dân nơi đây gọi bằng cái tên trìu mến là giám đốc “chân đất”. Ảnh Đ.N
Trò chuyện cùng NTNN, ông Phạm Thăng Long – Giám đốc Công ty TNHH MTV Vận chuyển, khai thác khoáng sản Phạm Thăng Long ( Công ty Phạm Thăng Long) chia sẻ, bản thân ông sinh ra và lớn lên tại thôn Phú Lạc, xã Duy Hòa. Gia đình ông làm nông và lái đò tại bến Giao Thủy, sông Thu Bồn (đoạn xã Duy Hòa, Duy Xuyên nối xã Đại An, Đại Lộc).
Video đang HOT
“Nghề đưa đò cũng đủ sống và lo cho con cái ăn học. Vợ chồng tôi gắn bó với nghề lái đò hơn 8 năm và đã đưa hàng triệu lượt khách sang sông an toàn. Đến 24/3/2017, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Giao Thủy bắc qua sông Thu Bồn trong niềm vui và phấn khởi của người dân hai huyện Duy Xuyên và Đại Lộc. Khi cầu đưa vào sử dụng, nghề lái đò của các hộ nông dân nói chung và gia đình tôi nói riêng cũng nghỉ từ đó và những con thuyền gắn bó bao năm trên sông nước đành đem về úp bờ làm vật kỷ niệm…” – ông Long nhớ lại.
Dù bước vào tuổi 60, nhưng ông rất nhạy bén chuyển nghề và quyết tâm xây dựng sự nghiệp bằng hướng đi khác. Nhận thấy thế mạnh về khai thác khoáng sản tại địa phương, ông Long cùng vợ quyết tâm mở Công ty Phạm Thăng Long như ngày hôm nay. Hiện nay, công ty ông Long ngoài việc kinh doanh hiệu quả, còn có nhiều đóng góp trong xây dựng quê hương Duy Hòa.
Hết lòng với quê hương
Dù mới được thành lập một thời gian, song Công ty Phạm Thăng Long đã có những đóng góp tích cực cho công tác an sinh xã hội của địa phương, nhất là hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các thôn như: La Tháp Đông, La Tháp Tây, Phú Lạc, Vĩnh Trinh… để làm đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, công ty cũng đóng góp vật liệu để xây dựng 10 nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo trên địa bàn.
Ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Duy Hòa chia sẻ, Duy Hòa có nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia trong công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, trong đó phải kể đến Công ty Phạm Thăng Long. Dù hoạt động chưa lâu, song bản thân ông Phạm Thăng Long khá hồ hởi tham gia hỗ trợ cát để người dân làm đường giao thông, hỗ trợ vật liệu làm nhà cho người nghèo. Đặc biệt, các công trình, dự án cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã khi thi công và xây dựng cũng được công ty của ông Long hỗ trợ tích cực về giá cát thi công…
“Năm 2018, nhân dân trong thôn và một số doanh nghiệp trên địa bàn đã đóng góp làm hơn 1km đường giao thông, một số kênh mương, đường nội đồng, nhà văn hóa thôn… Trong đó, Công ty Phạm Thăng Long không những đóng góp về vật liệu xây dựng mà còn đóng góp nhiều về kinh phí để địa phương làm. Ngoài ra, ông Long cũng tự bỏ tiền để mở rộng và nâng cấp đoạn đường bê tông từ ngã tư Kiểm Lâm ra bến đò Giao Thủy. Mặt khác, ông Long tự nguyện đầu tư hệ thống điện thắp sáng ở 2 tuyến đường tại thôn Phú Lạc và hàng tháng, công ty hỗ trợ trả luôn tiền điện cho bà con nhân dân trong thôn…” – ông Phạm Minh – Trưởng thôn Phú Lạc cho biết.
Ông Phạm Thanh Long chia sẻ, là một người con của quê hương, việc đóng góp xây dựng quê hương là trách nhiệm của mọi người, bản thân là chủ doanh nghiệp, cũng là người con của Duy Hòa, nên việc tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới cho địa phương, chia sẻ với người nghèo, gia đình chính sách là điều cần thiết và trách nhiệm cần phải làm. Từ mấy năm nay, Công ty Phạm Thăng Long đã đóng góp trên 200 triệu đồng để làm công tác an sinh xã hội…
Theo Danviet
Hơn 12 tiếng đồng hồ trục vớt con tàu đắm ở gần biển Cửa Đại
Sau 12 tiếng đồng hồ, lực lượng cứu hộ trục vớt thành công con tàu bị chìm gần cửa biển Cửa Đại (Quảng Nam) và đưa vào sửa chữa.
Sáng 9/7, Đồn Biên phòng Cửa Đại (đóng tại TP Hội An, Quảng Nam) xác nhận thông tin trên. Theo đó, khoảng 20h ngày 8/7, Bộ đội Biên phòng Cửa Đại phối hợp với Thủy đoàn 1 thuộc Cục Cảnh sát Giao thông Đường thủy - Bộ Công an cùng các ngư dân địa phương trục vớt thành công tàu mang số hiệu QNa 952.38.
Lực lượng cứu hộ trục vớt con tàu bị chìm gần biển Cửa Đại vào để sửa chữa.
Hiện tại, con tàu bị chìm ở gần cửa biển Cửa Đại được đưa vào xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam để sửa chữa hư hỏng.
Trước đó, vào khoảng 8h ngày 8/7, tàu cá QNa 952.38 (công suất 400 CV) do ông Trần Công Thu (trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng tiếp nhiên liệu tại cảng cá An Lương (xã Duy Hải). Sau đó, ông Thu cùng 5 bạn thuyền lái tàu thẳng hướng ra biển Cửa Đại để vươn khơi đánh bắt.
Tuy nhiên, khi di chuyển được quãng đường gần 1 hải lý, tàu không may bị nghiêng một bên.
Khu vực gần cửa biển Cửa Đại nơi con tàu bị chìm.
Mặc dù cố gắng tìm mọi cách để cứu vãn con tàu nhưng 6 ngư dân đành bất lực. Rất may, khi con tàu chìm nghỉm, toàn bộ ngư dân trên tàu gặp nạn được một số ngư dân địa phương ứng cứu kịp thời.
Nhận được tin báo, Bộ đội Biên Phòng Cửa Đại phối hợp với Thủy đoàn 1 thuộc Cục Cảnh sát Giao thông Đường thủy - Bộ Công an cùng các ngư dân địa phương hỗ trợ trục vớt con tàu đắm.
Theo VTC
Hé lộ 'viên đá quý bằng ngón tay giá tiền tỷ' ở Yên Bái ngàn người khao khát Khoảng 1 tuần nay, hàng trăm người dân huyện Lục Yên (Yên Bái) đổ xô lên núi thuộc xã Liễu Đô để đào tìm đá quý với hy vọng đổi đời. Việc người dân đổ xô lên núi đào đá này xuất phát từ tin đồn một người dân ở huyện Lục Yên tìm được viên đá trên rừng to bằng ngón tay...