Quảng Nam: Giải pháp nào để đưa OCOP thành Chương trình kinh tế trọng tâm ở khu vực nông thôn?
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn, trong đó, trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
OCOP giải quyết hàng loạt các vấn đề ở nông thôn
Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018. Tỉnh Quảng Nam bắt đầu triển khai Chương trình OCOP vào tháng 7/2018, theo Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018. Theo đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu. Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tham quan gian hàng OCOP
Trung tâm của Chương trình OCOP là sản phẩm và dịch vụ, được chia thành 6 ngành hàng, gồm: Đồ ăn; đồ uống; hàng lưu niệm – thủ công mỹ nghệ; thảo dược; vải và sản phẩm may mặc; du lịch-dịch vụ. “Xương sống” của OCOP là “Chu trình OCOP thường niên”, được thực hiện liên tục, lặp đi lặp lại hằng năm; theo chu trình này, các sản phẩm phải do người dân đề xuất, mà không phải là chỉ định của cán bộ hay cơ quan hành chính nhà nước; dựa trên đề xuất của người dân, Nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ; các sản phẩm tham gia Chương trình bắt buộc phải được đánh giá (chấm điểm) và phân hạng sao (1-5 sao) theo bộ tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Kinh nghiệm ở Nhật Bản,Thái Lan… cho thấy, nơi nào có các hoạt động du lịch phát triển mạnh, thì nơi đó doanh thu sản phẩm OCOP đạt cao. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp, gắn với hoạt động tham quan, trải nghiệm cần được phát huy
Chương trình OCOP tham gia giải quyết hàng loạt vấn đề ở nông thôn, như góp phần thúc đẩy nhanh việc tái cơ cấu trong nông nghiệp, cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, thông qua các chương trình Khuyến nông, Khuyến công… để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt. OCOP thúc đẩy việc hình thành và tái cấu trúc các HTX, doanh nghiệp ở vùng nông thôn, từ đó làm cho người dân, thông qua góp vốn vào các HTX, doanh nghiệp, trở thành chủ nhân của quá trình phát triển.
Phát triển OCOP với mục tiêu là tạo công ăn việc làm ở nông thôn, “ly nông, bất ly hương”, hạn chế lao động nông thôn di cư ra thành thị, tăng thu nhập, giảm nghèo; OCOP coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, huấn luyện thành thạo tay nghề cho người sản xuất và đào tạo về quản lý, điều hành (CEO), để lao động trẻ trong nông thôn có điều kiện khởi nghiệp, sáng tạo từ OCOP. Vì vậy, việc triển khai Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” phù hợp với tình hình thực tại.
Số lượng sản phẩm không ngừng tăng
Tại Quảng Nam, qua 3 năm (2018-2020) triển khai Đề án OCOP, số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình năm sau luôn cao năm trước. Tháng 7 năm 2018, bắt đầu triển khai thực hiện Phương án OCOP thí điểm, kết quả có 25 sản phẩm được UBND tỉnh Quyết định công nhận hạng sao OCOP; năm 2019, số sản phẩm tăng hơn 3 lần so với năm 2018; kế hoạch năm 2020, toàn tỉnh có hơn 140 sản phẩm của 127 chủ thể đã đăng ký tham gia Chương trình; dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có trên 200 sản phẩm đạt 3-4 sao; 3-5 sản phẩm đạt 5 sao. Các sản phẩm sau 01 năm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên, phải phấn đấu tăng doanh thu và lợi nhuận lên ít nhất 1,5 lần, so với thời điểm sản phẩm chưa tham gia OCOP. Kết quả này, thể hiện sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các địa phương và chủ thể sản xuất, sự lan tỏa mạnh mẽ ngày càng lớn của Chương trình OCOP.
Video đang HOT
Bưởi trụ Đại Bình (Nông Sơn)
Các sản phẩm được công nhận hạng OCOP từ 3 sao trở lên đều có sự cải tiến rất rõ rệt về mặt chất lượng, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm (có trên 70% sản phẩm có mã số, mã vạch; trên 50% sản phẩm đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Cục Sở hữu trí tuệ…), các sản phẩm đều có kiểm định về tiêu chuẩn, chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…. Nhiều chủ thể đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm cải thiện, nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng sản phẩm; rất vui mừng là có hàng chục chủ thể sản xuất ở lứa tuổi thanh niên, có trình độ cao đẳng, đại học đã chọn OCOP với mô hình là HTX hoặc doanh nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo.
Các sản phẩm OCOP của Quảng Nam đã được tham gia trưng bày, triển lãm tại nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia tổ chức tại Hà Nội, thành phố HCM và các tỉnh khác; tham gia Hội chợ Festival tại Hội An; hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2019… Hàng chục sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, làng nghề trong tỉnh đã có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trong nước. Đến nay, các địa phương đã hỗ trợ, xây dựng 02 Trung tâm OCOP cấp huyện (huyện Tiên Phước, huyện Tây Giang) và 08 điểm bán hàng OCOP nhằm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Để OCOP trở thành chương trình kinh tế trọng tâm ở khu vực nông thôn trong thời gian đến, cần tiếp tục tuyên truyền về Chương trình OCOP dưới nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu được OCOP là gì, tại sao phải làm OCOP, làm OCOP như thế nào, từ đó tích cực tham gia và quảng bá rộng rãi sản phẩm OCOP.
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng mừng, thì việc thực hiện Chương trình vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải tập trung khắc phục, đó là: OCOP là một Chương trình mới, nên việc thực hiện bước đầu vẫn còn khá lúng túng, cán bộ quản lý, cán bộ OCOP các cấp nhận thức chưa đầy đủ, thiếu kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ phụ trách, tham mưu Chương trình OCOP tại cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, phụ trách nhiều công việc, nên hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế.
Giải pháp nào để OCOP thành trọng tâm ở nông thôn?
Để OCOP trở thành chương trình kinh tế trọng tâm ở khu vực nông thôn trong thời gian đến, cần tiếp tục tuyên truyền về Chương trình OCOP dưới nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu được OCOP là gì, tại sao phải làm OCOP, làm OCOP như thế nào, từ đó tích cực tham gia và quảng bá rộng rãi sản phẩm OCOP.
Làng rau Trà Quế (Hội An) gắn với phát triển du lịch sinh thái, làng quê ở nông thôn
Đặc biệt, tổng kết 3 năm (2018-2020) triển khai Chương trình, trên cơ sở đó xây dựng Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021- 2025 trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết để triển khai thực hiện. Chương trình của giai đoạn tiếp theo đặc biệt chú trọng đến phát triển các nhóm sản phẩm OCOP chủ lực theo từng vùng; nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp sản phẩm, khuyến khích phát triển sản phẩm mới, làm cho sản phẩm OCOP đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…
Trong đó, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh OCOP, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP; xây dựng một số Trung tâm OCOP cấp huyện; phát triển/nâng cấp các điểm bán hàng OCOP; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại OCOP trong và ngoài tỉnh; tổ chức các hội chợ chuyên bán sản phẩm OCOP…
Dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu ở các huyện miền núi Quảng Nam
Tiếp tục củng cố, nâng cấp, thành lập mới các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; tư vấn, hỗ trợ thành lập các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế tham gia OCOP; gắn chương trình OCOP với chương trình khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn…
Đặc biệt, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn để thúc đẩy Chương trình OCOP. Đề án OCOP Quảng Nam đã khẳng định du lịch nông nghiệp, nông thôn – Nhóm sản phẩm thứ 6 này, có vai trò dẫn dắt và quyết định đến sự phát triển của 5 nhóm sản phẩm còn lại. Kinh nghiệm ở Nhật Bản,Thái Lan… cho thấy, nơi nào có các hoạt động du lịch phát triển mạnh, thì nơi đó doanh thu sản phẩm OCOP đạt cao. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp, gắn với hoạt động tham quan, trải nghiệm cần được phát huy như: Làng Rau Trà Quế, Làng rau Thanh Đông, Làng gốm Thanh Hà, Làng chài, tham quan rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh (ở TP. Hội An), Làng Triêm Tây (Điện Bàn), Làng trái cây Đại Bình (Nông Sơn), Làng cổ Lộc Yên (Tiên Phước), Làng Bích Họa (Tam Thanh)… phát triển du lịch tại các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam với các điểm đến như: Quần thể Pơ mu; Làng du lịch Pơning (huyện Tây Giang), Làng du lịch Bhohoong (huyện Đông Giang), Làng du lịch cộng đồng Cơtu (huyện Nam Giang)…
Gạo hữu cơ – Sản phẩm OCOP của thị xã Điện Bàn
Mở rộng du lịch về phía Nam tỉnh; trong đó, tập trung xây dựng, hình thành trục Văn hóa – Nông dược (nông nghiệp và dược liệu), xuất phát từ các làng nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp từ Hội An đi đến các điểm du lịch sinh thái biển, nối tiếp du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh, đến Làng cổ Lộc Yên và nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, dẫn đến Trà My, nơi có khu di tích Nước Oa và các làng du lịch truyền thống cộng đồng bào dân tộc M’Nông, Ca Dong, Xê Đăng, gắn với sản phẩm Sâm Ngọc Linh, Quế Trà My nổi tiếng, cùng nhiều loại dược liệu quý hiếm khác.
Ban hành cơ chế, chính sách mới theo hướng ưu tiên hỗ trợ để khuyến khích phát triển các sản phẩm được chế biến, chế biến sâu; hỗ trợ cho xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP; hỗ trợ để áp dụng vào sản xuất theo các tiêu chuẩn tiên tiến, như GlobalGAP, Organic, GMP, HACCP, ISO…để các sản phẩm OCOP có điều kiện tiếp cận với thị trường xuất khẩu; hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; mã số, mã vạch; nhãn hiệu hàng hoá… đối với các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Khuyến khích các chủ thể sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, để khẳng định chất lượng sản phẩm, lan tỏa thương hiệu OCOP Quảng Nam trong và ngoài nước.
GS Võ Tòng Xuân: Báo NTNN hãy làm tốt vai trò cầu nối nông dân với 3 nhà
"Tôi mong ở tuổi 36, Báo NTNN hãy làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa nông dân với các nhà làm chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp, đồng thời cố gắng cung cấp thông tin cho nông dân để người dân làm nông nghiệp kiểu mới, sản xuất lớn..."- GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ chia sẻ với PV Báo NTNN/Dân Việt.
Nhân 36 năm này Báo NTNN ra số đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2020), PV NTNN/Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với GS Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về nông nghiệp và cũng là một người bạn lớn, một cộng tác viên thân thiết lâu năm của Báo NTNN/Dân Việt.
Thưa GS Võ Tòng Xuân, ông đánh giá thế nào về vai trò của Báo NTNN trong việc tuyên truyền, kết nối trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua?
- Theo tôi, trong các cơ quan báo chí có nội dung phản ánh về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Báo NTNN là tờ báo phản ánh rất sát thực tế, nhất là đối với "đồng ruộng" ở khu vực ĐBSCL. Có thể khẳng định rằng, trong mặt trận nông nghiệp, Báo NTNN đã làm rất tốt vai trò cầu nối giữa nông dân với các nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà làm chính sách.
GS Võ Tòng Xuân trao đổi với PV Báo NTNN. (Ảnh: P.V)
Thời gian qua, tôi theo dõi thấy, Báo NTNN đã có nhiều cố gắng giúp nông dân. Cụ thể là nêu gương các nông dân làm ăn hiệu quả, nêu những khó khăn cũng như thành quả của các mô hình kinh tế tập thể vùng ĐBSCL, trong thời gian gần đây còn liên tục phản ánh hình ảnh chân thực về khâu xuất khẩu gạo gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19.
Đặc biệt, vào cuối năm 2019, tại TP.Cần Thơ, Báo NTNN tổ chức rất thành công Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ hai. Tại đây, lãnh đạo Chính phủ cùng các bên có liên quan đã có thể trực tiếp trao đổi, chia sẻ với nông dân cả nước về lĩnh vực nông thôn.
Theo GS, trong thời gian tới, Báo NTNN cần phát huy những điều gì trong tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp?
- Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế. Để ngành nông nghiệp nước nhà vượt ra khỏi khuôn khổ, ranh giới trong nước, cọ xát với ngành nông nghiệp các nước khác thì cách làm người nông dân không thể như cũ, giống như ông bà ta đã từng làm. Tuy nhiên, nếu muốn làm kiểu mới thì người dân tự làm rất lâu, mất nhiều thời gian nên cần phải có các cơ quan tuyên truyền, đặc biệt là Báo NTNN.
Tôi rất mong ở tuổi 36, Báo NTNN làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa nông dân với các nhà làm chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp, đồng thời cố gắng cung cấp thông tin cho nông dân để người dân làm nông nghiệp kiểu mới, sản xuất lớn trong các hợp tác xã, có kỹ năng, kiến thức và cập nhật được tin tức thị trường một cách thường xuyên...
Có như vậy, người nông dân mới làm tốt nhiệm vụ của mình khi trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị, tức là cung cấp sản phẩm sạch, có chất lượng cao, được khách hàng quốc tế đánh giá cao và tạo nên giá trị, uy tín cho nông sản Việt.
Ngoài ra, điều này còn giúp nông dân gắn kết với doanh nghiệp, tạo nên những thương hiệu mới về nông nghiệp Việt Nam trên trường thế giới. Chỉ khi cả nông dân và doanh nghiệp phát đạt, cả 2 cùng làm cho GDP của mỗi địa phương lớn hơn, góp phần cho GDP của cả nước nhiều hơn, nhờ vào mặt trận nông nghiệp.
Ngoài vai trò chính là tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tam nông, Báo NTNN cũng là nơi để các chuyên gia cất lên tiếng nói phản biện, phần nào hạn chế rủi ro trong chính sách nông nghiệp. Ông đánh giá thế nào về vai trò này, thưa GS?
- Như tôi đã có ý kiến chia sẻ với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại "Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân" lần thứ 2 được tổ chức tạiCầnThơ tháng 12/2019, bây giờ trong nhiều thời điểm khó khăn, người nông dân phải tự cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước giúp sức: Cụ thể là họ đã mạnh dạn hơn trong việc áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật... với các sản phẩm nông nghiệp...
Người nông dân cũng cần mạnh dạn tham gia vào các hợp tác xã hoặc tự giác thoả thuận thành lập những hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới để cùng nhau sản xuất theo chuỗi, để được cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu với giá thấp, được kết nối với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.
Cùng với đó, các cơ quan quản lý, ngành chức năng cần phải đổi mới tư duy quản lý, không đổ lỗi cho nông dân làm ăn theo phong trào, trình độ kỹ thuật yếu, chậm đổi mới mà phải tham gia tổ chức cho dân, giúp dân biết rõ sản phẩm nông sản mình làm ra sẽ được bán ở đâu, cho ai.
Đồng thời phải dự báo được nhu cầu thị trường để người dân có kế hoạch sản xuất cụ thể, hợp lý. Làm được vấn đề trên sẽ tránh tình trạng sản lượng làm ra quá nhiều mà không có nơi tiêu thụ để rồi xảy ra vấn đề "giải cứu" như nhiều năm qua.
Tất cả những vấn đề trên, tôi thấy Báo NTNN nhiều lần tạo ra các diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý lên tiếng để cùng phản biện, đóng góp cho việc hoạch định chính sách... toàn diện hơn.
Tôi rất mong trong thời gian tới đây, Báo NTNN tiếp tục có nhiều hơn nữa những diễn đàn như vậy, cũng như tổ chức thường niên Hội nghịThủ tướng đối thoại với nông dân, để Thủ tướng có thể kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của bà con và tháo gỡ khó khăn trong chính sách cho nông dân, nông nghiệp nói riêng, cho tam nông nói chung.
- Xin cảm ơn GS!
Sau tăng trưởng âm do Covid-19, nông nghiệp sẽ bật dậy nhanh nhất Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam về những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới sản xuất nông nghiệp, nhất là khi lĩnh vực này tăng trưởng âm -1,17% cũng như kinh nghiệm và giải pháp ứng phó trong thời gian tới....