Quảng Nam: Đường hai chiều liên tục trở thành đường một chiều
Đó là tỉnh lộ 607, đoạn qua khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc ( huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Một con đường từ 2 chiều đã trở thành đường 1 chiều bởi dòng phương tiện của hàng vạn công nhân khu công nghiệp di chuyển liên tục vào những buổi sáng sớm, hay chiều về trên một con đường chật hẹp.
Có mặt nhiều ngày ghi nhận, từng dòng người di chuyển trên một con đường chật hẹp. Buổi sáng, hàng vạn công nhân đi làm theo một chiều hướng về khu công nghiệp. Dòng người này di chuyển bát nháo làm náo loạn cả đoạn đường, các phương tiện ngược chiều chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.
Vào những buổi chiều tan ca, dòng người này lại làm náo loạn cả con đường, đoạn đường lúc này chỉ có những phương tiện thi nhau di chuyển tràn ra cả phần đường dành cho các phương tiện đi ngược chiều phía trước. Đặc biệt, tại đoạn đường này lại liên tục xuất hiện tình trạng kẹt xe trầm trọng vào những buổi chiều. Nguyên nhân của tình trạng kẹt xe này xuất phát từ việc xuất hiện một chợ tự phát án ngự ngay bên lề đường khiến cho nhiều công nhân không quên tranh thủ dừng lại mua hàng.
Đây là một thực trạng tồn tại lâu nay nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Một thực trạng tồn tại gây ảnh hưởng trầm trọng đến việc lưu thông qua lại của hàng vạn công nhân khu công nghiệp cũng như các phương tiện khác mỗi khi lưu thông qua lại khu vực này.
Theo LDO
'Chốn vô luật pháp' ở đường trên cao: Đã có nhiều cái chết thương tâm
Lãnh đạo CSGT Hà Nội đã thông tin về nhiều cái chết thương tâm liên quan đến xe máy khi cố tình đi lên đường trên cao.
Video đang HOT
Thượng úy Đào Việt Long - Đội trưởng Đội CSGT số 6 - Phòng CSGT Công an Hà Nội.
Đó là những thông tin thực sự đáng báo động mà Thượng úy Đào Việt Long - Đội trưởng Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP.Hà Nội) chia sẻ trong cuộc trao đổi với PV liên quan đến hành vi vô văn hóa giao thông trên đường trên cao khu vực Phạm Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội).
- Hiện trạng người dân tham gia giao thông tại đường trên cao thuộc địa bàn của đội hiện nay diễn ra như thế nào, thưa ông?
Đường vành đai 3 trên cao của đội phụ trách bắt đầu từ đường Phạm Hùng ngang qua bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Khuất Duy Tiến với hơn 1.000 chuyến xe khách chạy qua mỗi ngày nên đây là địa bàn tương đối phức tạp. Đường trên cao dành cho riêng cho xe ô tô với vận tốc quy định là 80km/h - 100km/h, đặc biệt các phương tiên xe thô sơ và người đi bộ không được phép lưu thông.
Tuy nhiên, thời gian gần đây có nhiều xe máy đi lại trên cầu, người đi bộ đứng lên lan can thành cầu để đón những xe khách sai tuyến chạy lên. Đơn vị chúng tôi đã bố trí những tổ tuần tra công tác, để xử lý nghiêm đối với các lái xe khách đón trả khách tại đường trên cao vì đây là hành vi rất nguy hiểm.
Đối với xe máy đi trên đường trên cao, quan điểm của đội CSGT số 6 là không dừng xe ở đường trên cao để xử lý vì rất nguy hiểm. Chúng tôi đã bố trí cán bộ chiến sĩ ở các điểm lên xuống đường trên cao để xử lý, nhắc nhở ngăn chặn những người vi phạm.
Từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông tại đường trên cao, 4 vụ có liên quan đến xe mô tô và đã có 3 người chết rất thương tâm.
- Theo ghi nhận của phóng viên, rất nhiều xe khách ngang nhiên đón trả khách trên đường trên cao khi về bến xe Mỹ Đình, đối với những hành vi này sẽ xử lý như thế nào?
Đối với xe khách chúng tôi có chuyên đề của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thường xuyên xử lý lỗi đón trả khách sai quy định, chạy không đúng tuyến, chạy với vận tốc tối thiểu để đón khách. Hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục triển khai và từ năm 2013 đến nay đơn vị đã xử lý 140 trường hợp tại tuyến Phạm Hùng.
Ngoài ra, đối với xe khách chúng tôi còn thực hiện xử lý vi phạm qua hình ảnh. Ngoài giờ cao điểm khi lưu lượng giao thông giảm tải và các phương tiện lưu thông với vận tốc trung bình, chúng tôi bố trí những tổ mặc thường phục có camera giám sát để ghi lại hình ảnh những lái xe cố tình vi phạm, đi với tốc độ rùa bò đón trả khách dọc đường trên cao và tuyến đường Phạm Hùng phía dưới.
Sau khi thu được những hình ảnh, chúng tôi viết giấy mời, yêu cầu chủ phương tiện cũng như người điều khiển phương tiện vi phạm đến trụ sở để làm việc. Chúng tôi cũng đã ký quy ước với Ban quản lý bến xe Mỹ Đình và các bến xe khác, sau khi thông báo 3 lần mà người điều khiên phương tiện không đến hay không chấp hành, chúng tôi sẽ yêu cầu ban quản lý không cho chạy trên tuyến nữa.
- Trường hợp xe máy đi ở đường trên cao diễn ra phổ biến khi mà các phương tiện khác lưu thông với tốc độ rất cao, nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải có giải pháp nào để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm này?
Để lên đường trên cao chỉ có một số nút là các lối mở, những lối đó đội CSGT số 6 đã bố trí lực lượng cắm chốt để hướng dẫn những người điều khiển xe mô tô không biết là đường cấm không đi lên.
Đối với những người cố tình vi phạm, khi biết đó là đường cấm nhưng vẫn coi thường tính mạng của mình, chúng tôi kiên quyết xử phạt theo quy định.
Chúng tôi cũng đang đề xuất Phòng CSGT và Công an Thành phố, tại những điểm mở nên có cảnh báo rõ ràng, như bố trí áp phích có đèn Led chạy chữ ghi rõ hướng đi dành cho xe máy và ô tô để những người tham gia giao thông ở đường trên cao chủ động chuyển hướng rẽ phải để đi xuống dưới khi nhìn thấy.
Đồng thời thông qua các kênh truyền thông để cảnh báo cho người dân biết, nếu không chấp hành luật lệ an toàn giao thông đi trên đường trên cao sẽ rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện mà còn ảnh hưởng đến người tham gia lưu thông xung quanh.
- Vì sao ở những điểm nút giao thông như vậy, Phòng CSGT Hà Nội không lắp các camera để theo dõi, và xử lý tình trạng vi phạm trên đường trên cao?
Phương án lắp camera nằm trong lộ trình của Ủy ban an toàn giao thông Quốc Gia, và đang thí điểm tại Phòng CSGT Hà Nội. Năm 2013 ở TP.HCM và Cần Thơ đã áp dụng và đã xử lý được 20% - 40% trường hợp vi phạm giao thông.
Tôi nghĩ đây là một lộ trình hoàn toàn đúng đắn. Hiện chúng tôi vẫn có người của trung tâm giám sát và chụp lại những hình ảnh vi phạm giao thông. Trường hợp vi phạm của đội nào sẽ viết giấy mời người vi phạm đến cơ sở để giải quyết.
Cũng phải nói thêm, có cung mới có cầu, nếu xe khách tham gia giao thông trên đường, không có những người có nhu cầu sẽ không dừng lại đón khách được và bản thân những người chờ xe khách có hiểu luật, có nhận ra đấy là điều sai trái không? Tôi nghĩ đây là vấn đề xã hội, cần phải huy động mọi thành phần xã hội tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân để mọi người hiểu.
Ở nước ngoài mọi người dân đều có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, muốn bắt được xe phải vào bến. Cần phải tuyên truyền thường xuyên cho mọi người dân từ thành thị đến nông thôn.
- Sắp tới Đội CSGT số 6 có tham mưu gì với Phòng CSGT Hà Nội để có phương án xử lý dứt điểm vi phạm tại đường trên cao?
Đơn vị chúng tôi đã có đề xuất lắp thêm những biển cảnh báo trên đường vành đai 3 trên cao. Đồng thời lắp thêm đèn để người tham gia giao thông có thể phát hiện ra biển cảnh báo đó.
Chúng tôi cũng đề xuất lắp camera giám sát hành trình tại những điểm nút mở ở đường trên cao. Qua đây chúng tôi cũng có những khuyến cáo đến người tham gia giao thông ngoài chấp hành luật giao thông, nên chú ý quan sát biển báo tại các lộ trình để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.
Theo VTC
Hà Nội: Lật xe tải, kính vỡ tung tóe trên cầu Lưu thông đến giữa cầu Vĩnh Tuy, chiếc xe tải chở vật liệu kính mất lái, lật nghiêng giữa cầu, khiến toàn bộ số kính trên thùng xe đổ ra đường, vỡ tung tóe. Chiếc xe tải lật nghiêng khiến kính đổ ra đường, vỡ tung tóe. Khoảng 14h chiều 6/10, một chiếc xe tải chở vật liệu kính khi lưu thông qua...