Quảng Nam: Dịch Covid-19 lây lan rộng trong Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc
Chiều tối 13.9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin nhanh về tình hình số người nhiễm dịch lây lan ở một số công ty trong Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (TX.Điện Bàn).
Ngành y tế Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến những ca bệnh tại Công ty Giày Rieker Việt Nam. Ảnh C.X
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam thông tin nhanh về một số nội dung liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, trong đó xác định dịch Covid-19 ở Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đã lây lan, từ ca nhiễm đầu tiên phát hiện tại Công ty Giày Rieker Việt Nam.
Cụ thể, tính từ ngày 9 đến 13.9, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc ghi nhận 22 ca dương tính Covid-19. Trong đó, Công ty Giày Rieker Việt Nam có 17 ca (kể cả 3 ca chưa công bố), Công ty Việt Vương 2 có 3 ca, Công ty bao bì Tấn Đạt và Công ty thép Hùng Vĩ mỗi nơi có 1 ca.
Đáng chú ý, 22 ca này có mối liên quan gia đình, họ hàng với 39 ca nhiễm Covid-19 khác tại TX.Điện Bàn và TP.Hội An.
Ngày 13.9: Thông báo 381 ca Covid-19 tử vong tại 13 tỉnh thành
Liên quan chuỗi lây nhiễm tại Công ty Giày Rieker Việt Nam, trong 5 ngày qua ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận tổng cộng 54 ca dương tính Covid-19 (TX.Điện Bàn 51 ca, TP.Hội An 3 ca).
Riêng trong ngày hôm nay 13.9, toàn tỉnh Quảng Nam ghi nhận 7 ca dương tính Covid-19. Ngoài 2 ca dương tính Covid-19 là công nhân của Công ty Việt Vương 2 (Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc) vừa đề cập, còn có 1 ca là F1 của 2 ca bệnh này, 3 ca bệnh là bệnh nhân đang cách ly điều trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam, 2 ca tại H.Đại Lộc, 1 ca tại H.Quế Sơn, 1 ca tại H.Duy Xuyên.
Ngoài ra, có 21 trường hợp F1 liên quan đang được giám sát cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.
Ca dương tính đầu tiên ở Công ty Giày Rieker Việt Nam được ghi nhận ngày 8.9 là nữ công nhân làm việc ở phân xưởng B (58 tuổi, ở P.Điện An, TX.Điện Bàn). Công ty Giày Rieker Việt Nam tại Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc có hơn 10.000 công nhân.
Phó bí thư Hà Nội: TP không thể tiếp tục kéo dài giãn cách
Ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh xét nghiệm diện rộng và bao phủ vaccine sẽ là hai mục tiêu chính giúp Hà Nội thực hiện lộ trình nới lỏng từng bước.
Tại tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh của VTV tối 12/9, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã trả lời về công tác chống dịch cũng như định hướng nới lỏng giãn cách xã hội trong thời gian tới của TP.
Theo ông Phong, tình hình dịch tại Hà Nội cơ bản được kiểm soát. Song, dẫn lời chuyên gia, ông Phong cho rằng nguy cơ bùng phát dịch ở Hà Nội luôn thường trực. Qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng và sàng lọc ho sốt, TP vẫn phát hiện thêm các ca F0. Chiều hướng ca bệnh có giảm nhưng số liệu cho thấy chưa bền vững.
Bên cạnh đó, dịch bệnh xâm nhập vào khu công nghiệp, chuỗi cung ứng, siêu thị, chợ đầu mối. Lực lượng giao hàng, lái xe đường dài phát hiện nhiễm virus có chiều hướng tăng khi lượng người đổ ra đường hàng ngày ở Hà Nội vẫn ở mức cao.
"Nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn TP vẫn ở mức cao và có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu chúng ta lơi lỏng các biện pháp phòng chống dịch", Phó bí thư Hà Nội nói.
Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong. Ảnh: H.T.
Tuy nhiên, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh TP không thể cứ tiếp tục giãn cách kéo dài thêm nữa, mà cần những giải pháp mạnh, quyết liệt, thực chất và hiệu quả hơn. "Đó chính là vaccine, xét nghiệm diện rộng để tầm soát và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng", ông Phong nói.
Nhìn nhận tình hình dịch bệnh hiện tại, ông nói Hà Nội rất khó bóc tách hoàn toàn F0 ra khỏi cộng đồng. Dù vậy, TP cần xác định cố gắng bóc tách ở mức độ cao nhất, triệt để nhất có thể bằng xét nghiệm, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.
Về lộ trình nới lỏng, ông Nguyễn Văn Phong cho biết TP đang tính đến nới lỏng ở vùng vàng, nơi tập trung các khu công nghiệp, khu kinh doanh, sản xuất lớn. Vùng vàng sẽ được nới lỏng một số hoạt động, đáp ứng việc phục hồi sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
"Việc này sẽ đảm bảo công ăn việc làm cho người dân cũng như nguồn thu ngân sách cho TP, một mặt bảo vệ an toàn các khu công nghiệp, sản xuất. Còn lại các nơi khác có điều kiện nới lỏng giãn cách thì từng bước khôi phục lại sản xuất kinh doanh", ông Phong nói và cho biết TP sẽ phân quyền chủ động cho từng địa phương để ra quyết sách phù hợp.
Sau ngày 6/9, Hà Nội chia 3 phân vùng giãn cách xã hội để vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất. Vùng 1 có nguy cơ rất cao (tập trung ở nội đô) tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng (khu vực ngoại thành) áp dụng biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Tính từ ngày 29/4 đến 12/9, CDC Hà Nội ghi nhận 3.780 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Bộ Y tế yêu cầu TP.HCM, Hà Nội và 21 tỉnh, thành thần tốc xét nghiệm Theo Bộ trưởng Y tế, các địa phương có thể thực hiện gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và rRT-PCR phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 8/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công điện gửi UBND TP.HCM, Hà Nội, Phú Yên và 20 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam về việc thần tốc...