Quảng Nam đề nghị Bộ Ngoại giao hỗ trợ tàu cá và 42 ngư dân bị Malaysia bắt giữ
Tàu cá của ngư dân Quảng Nam đang hoạt động đánh bắt trong vùng ranh giới cho phép khai thác thủy sản của Việt Nam thì bị phía Malaysia bắt giữ vào ngày 11-6.
Ngày 1-7, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay đã gửi công văn đến Bộ Ngoại giao về việc hỗ trợ tàu QNa 95005 TS của ngư dân Quảng Nam bị phía Malaysia bắt giữ.
Tàu QNa 95005 TS do ông Trần Văn Mạnh (42 tuổi, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) làm thuyền trưởng, xuất bến vào ngày 25-4. Tàu hành nghề câu mực, trên tàu có 42 ngư dân bị phía Malaysia bắt giữ vào ngày 11-6 vừa qua.
Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Nam đã chủ động thông báo cho Cục Lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và phối hợp với các cơ quan, gia đình cung cấp các thông tin cần thiết trong công tác bảo hộ ngư dân.
Ngày 21-6, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia có công điện thông báo, phía cảnh sát khu vực Kudat, đảo Sabah (Malaysia) cũng đã có công hàm chính thức thông báo về việc 42 ngư dân của tàu này bị cảnh sát biển Malaysia bắt giữ tại khu vực Tanjung Simpang Mengayau Kudat, đảo Sabah, do vi phạm luật thủy sản 1985 của phía Malaysia.
Tàu cá và 42 ngư dân sẽ bị cảnh sát biển tạm giữ trong vòng 14 ngày (từ ngày 13-6 đến 26-6) để điều tra.
Ngày 20-6, nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Trần Thị Tình (38 tuổi, vợ của thuyền trưởng Mạnh) cung cấp thêm thông tin về hoạt động của tàu cá trên, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh vùng hoạt động của tàu này.
Video đang HOT
Kết quả qua kiểm tra hệ thống giám sát tàu cá của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, từ ngày 25-4 đến ngày 11-6, tàu cá này chủ yếu hoạt động ở vùng biển phía Nam – Tây Nam quần đảo Trường Sa. Lúc 9h ngày 11-6 tàu ở vị trí 08014′N – 115018′E, cách đảo Công Đo (Trường Sa) khoảng 9 hải lý về phía Đông Nam thì bị phía Malaysia bắt giữ.
Qua trích xuất dữ liệu giám sát hành trình tàu này của Sở NN&PTNT Quảng Nam, từ ngày 25-4 đến ngày 11-6 (ngày tàu bị bắt), tàu hoạt động nằm trong vùng ranh giới cho phép khai thác thủy sản của Việt Nam (kèm theo hình ảnh hành trình).
Theo nội dung đơn kêu cứu của gia đình thuyền trưởng, trên tàu có 2 ngư dân bị thương nặng, các ngư dân khác bị suy kiệt sức khỏe trầm trọng, gia đình đang rất lo lắng cho tính mạng của 42 ngư dân trên tàu.
Kết hợp với kết quả xác minh ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam và báo cáo của Sở Ngoại vụ tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam xin thông tin vụ việc trên và kính đề nghị Bộ Ngoại giao có biện pháp giao thiệp kịp thời, phù hợp với Chính phủ Malaysia, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của 42 ngư dân.
"Tôi rời Ukraine lòng ngổn ngang, tài sản bao năm tích cóp đang nằm lại đó"
"Hơn chục ngày xảy ra chiến sự, các thành phố ở phía Bắc và Nam của Ukraine bị tàn phá. Chúng tôi rời Odessa với tâm trạng ngổn ngang vì tất cả tài sản sau bao năm tích góp vẫn nằm đó", ông Lam nói.
Trên chuyến bay VN88 chạy khỏi vùng chiến sự Ukraine về Việt Nam, nhiều hành khách đã mệt nhừ sau hành trình vạn dặm, nhưng ai cũng vui mừng khi đã được an toàn. Trên tay cầm tấm hộ chiếu, vợ chồng ông Nguyễn Danh Lam chạy vội ra ôm chầm lấy người con trai vào lòng sau nhiều năm xa cách.
Ông Nguyễn Danh Lam (quê Nghệ An) cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thục sang thành phố cảng Odessa (Ukraine) buôn bán nhiều năm nay. "Trong hơn chục ngày xảy ra chiến sự, các thành phố ở phía Bắc và Nam của Ukraine phải nói là tan hoang. Chúng tôi chạy khỏi thành phố Odessa với bao tâm trạng ngổn ngang vì tất cả tài sản sau bao năm tích góp vẫn nằm đó. Thế nhưng, chẳng có gì vui bằng khi vợ chồng tôi đã được an toàn", ông Nguyễn Danh Lam chia sẻ.
Ông Nguyễn Danh Lam sinh sống tại thành phố cảnh Odessa vui mừng khi về đến Nội Bài.
Xuống sân bay Nội Bài, anh Trịnh Văn Hùng cùng vợ và con trai thở phào, nghẹn ngào ôm chặt nhau sau chuyến hành trình vượt "mưa bom bão đạn". "Hơn 5h sáng ngày 1/3, đạn pháo bắt đầu bắn phá ầm ầm ở các vùng lân cận thành phố Odessa nơi chúng tôi làm ăn buôn bán. Từ khi chiến tranh xảy ra, toàn thành phố Odessa hoang vắng vì không ai dám ra đường. Cả gia đình tôi chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng tin tức", anh Hùng nhớ lại.
Hơn 20 năm làm ăn buôn bán ở thành phố cảng Odessa, gia đình chị Vân Anh (vợ anh Hùng) đã tích góp được chút ít tài sản nhưng đành phải bỏ lại khi chiến tranh xảy ra. Chị Vân Anh cho biết, do không muốn chiến tranh tác động đến tâm lý của con nhỏ nên gia đình chị quyết tâm sớm sơ tán khỏi Ukraine về nước. Sau khi đăng ký, gia đình chị Vân Anh cảm thấy rất may mắn khi được về Việt Nam trên chuyến bay "giải cứu" đầu tiên của quê nhà.
Nhớ lại những ngày chạy khỏi chiến sự Ukraine, chị Vân Anh cho biết, có những ngày gia đình chị phải đi bộ hàng chục kilomet, trên đầu đạn bay vèo vèo. Đến ngày 3/3, gia đình chị Vân Anh đến được Bucharest (Romania). "Đi giữa làn đạn, chúng tôi rất lo lắng, chỉ mong được về Việt Nam thật sớm", chị Vân Anh nói và mong muốn chiến tranh sớm kết thúc để được quay lại thành phố cảng Odessa xem tài sản của gia đình còn hay đã bị bom đạn tàn phá.
Chị Vân Anh mong muốn sớm có thêm các chuyến bay đưa người Việt sơ tán khỏi Ukraine về nước.
Trong niềm vui trở về Việt Nam an toàn, anh Hùng và chị Vân Anh mong muốn những người Việt khác sơ tán khỏi vùng chiến sự ở Ukraine sớm được về nước. "Còn nhiều người Việt chạy khỏi vùng chiến sự Ukraine sang các nước láng giềng lắm. Hi vọng bà con sớm về được Việt Nam", chị Vân Anh nói và cho biết, trên chuyến bay về Việt Nam, chị luôn cập nhật tin tức chiến tranh tại Ukraine. Chị Vân Anh lo lắng vì những ngày gần đây, thành phố Odessa bị bom đạn tàn phá nặng nề hơn.
Là một trong những người đầu tiên xuống sân bay tại Nội Bài, ông Dương Văn Hồng (59 tuổi, cư trú ở Odessa) bày tỏ niềm phấn khởi khi được ưu tiên lên chuyến bay đầu tiên đón công dân về Việt Nam. Ông gửi lời cảm ơn đất nước, cộng đồng người Việt ở Ukraine, hội người Việt ở Odessa, các nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều trong quá trình đi lánh nạn.
Ông Hồng cho biết, gia đình ông đã ở Ukraine gần 30 năm. Sau khi chiến sự xảy ra, ông rất hoang mang và cố gắng trở về Việt Nam để đảm bảo an toàn.
"Do tình hình lúc đó quá cấp bách nên chúng tôi không thể mang gì theo, toàn bộ tài sản hàng chục nghìn USD vẫn đang để lại Ukraine", ông Hồng trầm ngâm nói.
Trong hành trình vượt bom đạn trở về quê hương, rất nhiều người Việt Nam như ông Hồng, ông Lam, anh Hùng... phải bỏ lại Ukraine toàn bộ tài sản cả đời tích cóp. Tiếc nuối, xót xa là điều không thể tránh khỏi, nhưng trên tất cả, họ vui mừng và biết ơn vì đã được trở về quê hương lành lặn, an toàn!
Vì sao đoạn đường cạnh loạt dự án chung cư lầy lội suốt 10 năm? UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều lần đốc thúc chủ đầu tư hoàn thiện đường Nguyễn Cảnh Dị nhưng phía doanh nghiệp không có động thái suốt nhiều năm. Liên quan đến phản ánh của Zing về tình trạng đường Nguyễn Cảnh Dị (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp nghiêm trọng, ông Đặng Xuân Chiến,...