Quảng Nam: Công trình thủy lợi tiền tỷ “trùm mền”, nông dân vắt từng giọt nước
Để chống hạn cho hàng chục hécta đất sản xuất, từ năm 2017 chính quyền huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư 4,8 tỷ đồng xây dựng công trình thủy lợi.
Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm trôi qua dự án này đã bị “ trùm mền”, khiến hàng trăm nông dân phải khát nước.
Những ngày giữa tháng 6/2020, qua phản ánh của người dân, chúng tôi có mặt tại khu vực thôn Long Khánh, xã Tam Đại, nơi công trình thủy lợi 3 năm xây dựng vẫn trong tình trạng dỡ dang. Trong khi đó hàng trăm hộ dân nơi này đành chấp nhận sống trong cảnh “khát nước” ngay bên cạnh công trình đại thủy nông Phú Ninh.
Công trình thủy lợi tại xã Tam Đại “trùm mềm” khiến nông dân khát nước
Qua tìm hiểu, hàng trăm hộ dân ở thôn Long Khánh đang sinh sống liền kề ngay bên cạnh hồ thủy lợi Phú Ninh, nơi cung cấp hàng triệu mét khối nước cho hàng ngàn hécta đất sản xuất ở tỉnh Quảng Nam.
Để xây dựng hồ chứa nước vốn được ngợi ca là mang lại sự đổi đời cho hàng vạn nông dân này, người dân Long Khánh cũng đã từng sẵn lòng hy sinh bằng cách hiến đất đai, nhà cửa, hoa màu…
Thế nhưng, để rồi hàng chục năm sau, cái người dân ở đây nhận được vẫn là cảnh sống trong khát khô, khát cháy…
Ông Thái Tình (70 tuổi, trú thôn Long Khánh, xã Tam Đại) cho biết: Bây giờ đang là cao điểm mùa khô hạn, cũng là lúc người dân đang cần nước hơn bao giờ hết. Vậy nhưng, từ hết năm này qua năm khác, công trình thủy lợi mơ ước vẫn chỉ là ước mơ…
“Nhà tôi có 4 sào lúa, nhưng do thiếu nước nên bỏ hoang nhiều, không những hàng chục hécta đất sản xuất tại địa phương phải bỏ hoang mà ngay cả nước sinh hoạt cũng là vấn đề nan giải đối với người dân chúng tôi…
Video đang HOT
Nước sản xuất thì không có hẳn rồi, nhưng nước sinh hoạt thì hiện nay có nhà khoan giếng 15-20 mét mà cũng thiếu nước. Rất khó khăn nên phải đi vô hồ lấy nước về sinh hoạt…”, ông Tình xót xa.
Ông Lê Văn Tý (thôn Long Khánh, xã Tam Đại) cho biết: “Khi triển khai xây dựng hồ thủy lợi Phú Ninh, người dân ở đây đã hiến đất, hiến công, hiến của rất nhiều. Bây giờ Nhà nước tiếp tục đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại địa phương, thấy vậy nhân dân rất mừng và đồng tình ủng hộ, dân chúng tôi tiếp tục hiến đất để cho công trình sớm hoàn thiện…Nhưng mà làm không được, bỏ dở dang, việc này làm cho người dân chúng tôi rất buồn”.
Công trình làm quá lâu, một số đoạn kênh làm âm sâu so với mặt đất nên đến nay đã bị đất tràn xuống lấp lại. Tôi mong những đơn vị liên quan sớm hoàn thành công trình để người dân có nước sản xuất.
Nông dân vắt từng giọt nước để cứu hoa màu
Được biết, công trình thủy lợi tại thôn Long Khánh là do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Phú Ninh làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 4,8 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2017 nhằm đảm bảo nguồn nước chống hạn cho 60 hécta đất sản xuất của thôn Long Khánh. Dù đã trễ hạn gần 3 năm, bây giờ công trình vẫn còn ngổn ngang, dang dở…
Ông Nguyễn Văn Vương – Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đại cho biết, khi làm dự án trạm bơm Long Khánh và kênh dẫn, địa phương đã tổ chức họp dân và người dân thống nhất hiến đất. Khi đi vào triển khai dự án, có một số hộ dân yêu cầu bồi thường, hiện còn vướng mặt bằng của 4 hộ dân.
“Thời gian qua, chính quyền xã đã tổ chức họp và đối thoại với người dân nhưng một số hộ chưa chịu và yêu cầu bồi thường”, ông Vương nói.
Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho biết, dự án trạm bơm Long Khánh được thực hiện theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn vướng một số vị trí mặt bằng chưa bàn giao nên chưa thể thi công, việc này đơn vị đã phối hợp với UBND xã Tam Đại và chính quyền thôn nhiều lần vận động nhân dân hiến đất theo kết luận của UBND huyện Phú Ninh nhưng người dân chưa thống nhất.
Bắt cá bống ở hồ Phú Ninh
Mỗi ngày, anh Lê Ngọc Phương thả hàng chục tấm lưới xuống lòng hồ thủy lợi Phú Ninh (Quảng Nam) bắt cá bống, bán 100.000 đồng một kg.
Khoảng 15h hàng ngày, anh Phương ở xã Tam Đại, huyện Phú Ninh rời nhà tới hồ thủy lợi Phú Ninh. Cho 20 tấm lưới loại mắt nhỏ lên chiếc thuyền nan, anh Phương ngồi cuối mũi thuyền, một chân thả xuống nước tạo thành mái chèo đẩy thuyền tới những nơi nước sâu 1-5 m, cách bờ 10-50 m, phía dưới có nhiều bãi đá để thả lưới. Mỗi tấm lưới dài 30 m được kết lại, tạo thành đường dài. Sau 30 phút thả hết lưới, anh lên bờ trở về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi.
Trời chập tối, Phương tiếp tục ra bờ hồ trải tấm bạt ngồi canh giữ lưới. Mỗi tấm lưới giá 150.000 đồng, sử dụng khoảng một năm thì thay tấm khác. " Gần đây nhiều người lấy trộm lưới hoặc ghe thuyền đi qua chân vịt cuốn rách nên tôi phải giữ. Nghề này dễ kiếm tiền nhưng phải mất ngủ, thường xuyên tiếp xúc với nước nên chân, tay bị trắng bệch, da nhăn nhó", anh chia sẻ.
Anh Lê Ngọc Phương thả lưới bắt cá bống. Ảnh: Đắc Thành.
Đến 21h, trời tối đen như mực, Phương đầu đội đèn pin, ngồi cuối mũi đẩy thuyền lướt đi tìm đến cục xốp màu trắng nổi lên - nơi đánh dấu một đầu tấm lưới. Đi đến đâu, đôi tay anh thoăn thoắt đưa lưới lên khỏi mặt nước, gỡ những con cá bống mắc vào, rồi lại thả lưới xuống. " Nếu để cá mắc lâu bị chết và ươn, sau vài giờ phải thăm lưới để bắt", anh giải thích.
26 tuổi, Phương đã hơn 10 năm thả lưới bắt cá bống trên lòng hồ Phú Ninh. Anh hiểu rõ cá bống ban ngày sống trong hang đá, gốc cây, đêm xuống ra ngoài tìm thức ăn. Quá trình di chuyển, chúng gặp lưới bị mắc vào. Mùa bắt cá bống từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch.
Sau gần hai tiếng dỡ lưới, Phương bắt được 2 kg cá bống, đưa về nhà cho vào tủ lạnh bảo quản. Ngay sau đó anh ra bờ hồ canh giữ lưới, đến 4h sáng lại lên thuyền ra lòng hồ thu gom. Trời sáng tỏ mặt người, Phương lấy xong 20 tấm lưới, kết thúc một đêm mưu sinh.
Một tấm lưới có nhiều cá bống mắc vào. Ảnh: Đắc Thành.
Đưa những tấm lưới về nhà, Phương cùng vợ gỡ cá bống mang ra chợ bán. Những con cá bống béo tròn, to bằng ngón tay, màu vàng nhạt vẫn tươi rói. Mỗi kg cá bống bán từ 100.000 đến 120.000 đồng. Ngoài 4 kg cá bống, Phương còn bắt được 2 kg cá mương, cá sầu..., bán 30.000 đồng một kg.
Nước lòng hồ Phú Ninh sạch, cá bống ở đây ngon hơn cá sông, ao hồ nên được ưa chuộng. " Mỗi ngày tôi bắt được bao nhiều thì nhà hàng, quán cơm, quán nhậu đặt mua hết", Phương nói và cho biết ngày nhiều bắt 5 kg, ngày ít một kg.
Cũng đánh bắt cá bống trên hồ Phú Ninh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi, ở xã Tam Đại, thả hơn 10 tấm lưới. 3h sáng, hai người lên chiếc thuyền nan chèo ra lòng hồ buông lưới và đến 5h thu gom.
Sau gần một tiếng, thuyền ông Hùng cập bờ với thành quả hơn 2 kg cá bống. "N ghề bắt cá phụ thuộc vào thời tiết, hôm gió nhiều, sóng lớn bắt được ít, hôm trời nắng, nước êm thì được nhiều. Trung bình ngày làm việc ba tiếng, vợ chồng tôi thu vài trăm nghìn đồng", ông Hùng nói. Ngoài đánh cá, ông còn làm nông.
Cá bống bán 100.000-120.000 đồng một kg. Ảnh: Đắc Thành.
Theo ngư dân, khi lòng hồ thủy lợi xả nước phục vụ nông nghiệp, mực nước xuống khoảng 5 m là thời điểm đánh bắt cá bống. Tháng 7-8, nước dâng, cá đi đẻ, thả lưới bắt được nhiều nhất. Ở Quảng Nam, cá bống được người dân kho, xào lăn với nghệ, nướng, chiên... hoặc nấu canh chua đều ngon.
Năm 1986, công trình hồ thủy lợi Phú Ninh khánh thành sau hơn 8 năm xây dựng và trở thành hồ thủy lợi lớn nhất miền Trung, lớn thứ hai Việt Nam, sau hồ Dầu Tiếng. Hồ có dung tích 344 triệu m3, với diện tích mặt nước 3.433 ha, có nhiều loại thủy sản sinh sống.
Hồ Phú Ninh cung cấp nước cho 12.000 ha sản xuất lúa, hoa màu của thành phố Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn và một phần huyện Duy Xuyên. Ngoài ra, hồ còn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân các địa bàn trên với một triệu m3 mỗi tháng.
Đắc Thành
Gia cố hầm đường sắt đoạn Vinh - Nha Trang Đây là gói thầu xây lắp thứ 4 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông bấm nút phát lệnh ra quân triển khai dự án. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN Ngày 20/6, tại...