Quảng Nam: Chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua bưu điện đúng đối tượng và kịp thời
Bà Trương Thị Lộc, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam cho biết, Quảng Nam là một trong 6 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống Bưu điện.
Qua 4 năm triển khai, ngành Bưu điện đã thực hiện chi trả trợ cấp các loại chính sách với tổng số tiền gần 5.009 tỷ đồng.
Năm 2017, Quảng Nam được Bộ LĐ-TB&XH chọn là một trong 6 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống Bưu điện. Sau khi Đề án được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt, Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn cho lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công của ngành Bưu điện để nắm bắt chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công và thân nhân. Qua 4 năm triển khai, ngành Bưu điện đã thực hiện chi trả các chế độ ưu đãi người có công hằng tháng và trợ cấp một lần cho 2.527.374 lượt người, bình quân đạt 53.774 lượt người/tháng, với tổng số tiền chi trả trên 104,5 tỷ đồng/tháng; chi trả trợ cấp các loại chính sách với tổng số tiền gần 5.009 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhân viên bưu điện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.
Việc thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng qua hệ thống bưu điện trong thời gian qua đảm bảo theo đúng quy trình, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ, hình thức chi trả hợp lý, thuận lợi cho người hưởng chính sách, kết hợp được việc chi trả chế độ đối với đối tượng vừa là người có công vừa là người hưởng trợ cấp BHXH. Đồng thời, tách bạch trong việc tổ chức chi trả với xét duyệt hồ sơ và giải quyết chế độ. Từ đó tạo ra sự đối chiếu, kiểm soát chéo giữa 2 đơn vị độc lập, hạn chế thấp nhất việc nhầm lẫn gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; góp phần giảm được nhiều áp lực và khối lượng công việc cho cán bộ, công chức làm công tác LĐ-TB&XH cấp huyện và cấp xã, đồng thời có thêm thời gian để tập trung cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đối với người có công và thân nhân khi nhận trợ cấp qua Bưu điện chi trả thì họ rất hài lòng về phương thức, thời gian chi trả.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện còn một số tồn tại. Nhân viên bưu điện chưa nắm được hết các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng dẫn đến hạn chế trong việc giải đáp thắc mắc của đối tượng. Việc chi trả chưa gắn được với việc tuyền truyền, giải thích khi có thay đổi, điều chỉnh chế độ và các quy định mới về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Kỹ năng ứng xử của nhân viên chưa gắn được với công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi, động viên, chăm sóc người có công với cách mạng. Việc kiểm tra giấy ủy quyền của nhân viên chi trả đôi lúc không chặt chẽ, phối hợp với UBND cấp xã trong việc báo giảm khi đối tượng từ trần còn chậm. Cùng với đó, việc thực hiện chi trả ở một điểm chi trả trong thời gian ngắn, nên đôi lúc đối tượng phải chờ đợi lâu.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cho rằng, để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua hệ thống bưu điện trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bưu điện tỉnh làm tốt công tác phổ biến tuyên truyền chính sách người có công để đối tượng và nhân dân được biết, qua đó cùng tăng cường công tác giám sát đảm bảo thực hiện tốt công tác thương binh liệt sỹ nói chung và thực hiện chi trả chế độ nói riêng. Bưu điện tỉnh tiếp tục khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện chi trả để tổ chức chi trả đạt kết quả tốt theo Đề án đề ra tạo sự đồng thuận, hài lòng thống nhất cao của người được thụ hưởng. Chỉ đạo Bưu điện các huyện, thị xã, thành phố rà soát hoàn thiện phương án bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm, lịch thời gian ổn định, thực hiện tốt công tác chi trả chế độ, kịp thời đầy đủ, đạt tỷ lệ chi trả cao nhất đảm bảo thủ tục, thời gian thanh quyết toán theo quy định và hợp đồng đã ký kết.
Cùng với đó, hai ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo thực hiện tốt công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người có công trên địa bàn. Triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời việc chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách, thể hiện sự trân trọng đối với người có công, thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đảm bảo thực hiện đúng đối tượng, đủ chế độ, kịp thời, chu đáo, đảm bảo nguyên tắc thủ tục tài chính theo quy định.
Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam đề nghị Bộ LĐ-TB&XH hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn xây dựng “phần mềm quản lý người có công” để thuận lợi trong công tác chi trả và quản lý người có công và thân nhân, vì hiện nay mới chỉ có “phần mềm quản lý đối tượng”, chưa tích hợp được với các phần mềm quản lý khác. Đề nghị Bộ LĐ-TB&XH và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam có chỉ đạo để Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bưu điện xây dựng phương án thực hiện việc chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công và thân nhân qua thẻ ATM đối với những nơi có điều kiện và đối tượng có nhu cầu.
Bạc Liêu: Xây dựng mới 246 căn nhà cho người có công với cách mạng
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết năm 2020, Bạc Liêu đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng nằm ngoài phạm vi Đề án 22 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó: Xây dựng mới 246 căn, sửa chữa 568 căn với tổng kinh phí vận động hỗ trợ thêm ngoài Đề án gần 24 tỷ đồng.
Ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu trao bảng tượng trưng nhà tình thương của UBND tỉnh cho các hộ diêm dân nghèo gặp khó khăn về nhà ở.
Trong năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được ưu tiên thực hiện. Tỉnh đã giải quyết 1.200 hồ sơ, chi trả đầy đủ chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng cho hơn 10.387 người có công với cách mạng hưởng thường xuyên với số tiền trên 150 tỷ đồng và 1.000 người có công với cách mạng hưởng trợ cấp một lần với số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Công tác giảm nghèo được thực hiện với nhiều giải pháp, giúp người nghèo ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong năm qua, đã vận động Quỹ vì người nghèo và an sinh xã hội được 120 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; hoàn thành việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho đối tượng người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở nằm ngoài Đề án theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, xây dựng mới 246 căn, sửa chữa 568 căn, với tổng kinh phí hơn 23,6 tỷ đồng; hỗ trợ người nghèo không có khả năng tự xây dựng nhà ở theo Kế hoạch 88/KH-UBND ngày 16/7/2020 của UBND tỉnh Bạc Liêu là 850 căn, tổng kinh phí 25,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tại Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống "Nghề làm muối ở Bạc Liêu", Quỹ an sinh của tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ 130 triệu đồng và nhóm từ thiện Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ 50 triệu đồng, tổng cộng 180 triệu đồng để tặng 06 căn nhà tình thương cho 06 hộ diêm dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Đông Hải và huyện Hòa Bình, mỗi căn nhà trị giá 30 triệu đồng.
Gia tăng nợ đọng BHXH kéo dài Theo BHXH Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các đơn vị, doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh... dẫn đến tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, BHYT vẫn tiếp tục diễn ra trên cả nước. Tính đến hết tháng 7-2020, tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi (từ 1 tháng trở lên) khoảng...