Quảng Nam chỉ đạo khẩn phòng bệnh tay – chân – miệng
Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay – chân – miêng (TCM) ở Quảng Nam, UBND tỉnh này đã chính thức ban hành văn bản chỉ đạo tất cả các cơ quan, ban ngành, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam phải khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng bệnh.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh bàn tay sạch để phòng bệnh TCM.
Báo cáo của Sở Y tế Quảng Nam cho thấy, đến hết ngày 31/3/2021 đã ghi nhận 282 trường hợp TCM mắc mới (tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, cao thứ 3 khu vực miền Trung). Một số địa phương có số mắc cao như Điện Bàn (51 ca), Duy Xuyên (39 ca), Núi Thành (37 ca), Thăng Bình (25 ca)… Đặc biệt, một số ca bệnh đã chuyển biến nặng, gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe và tính mạng cho trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Để ngăn chặn bệnh lây lan, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, Sở Y tế Quảng Nam phải yêu cầu hệ thống y tế tuyến huyện theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, khống chế ca bệnh, quyết tâm không để bùng phát dịch.
Các cơ sở khám, chữa bệnh phải quản lý tốt các ca bệnh, điều trị bệnh nhân sớm nhất theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM tại Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ Y tế. Kịp thời tiếp nhận, không được chậm trễ, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong do bệnh TCM gây ra.
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam phải chỉ đạo nhanh Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị trường học (đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ gia đình) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, với ngành y tế ở địa phương triển khai các biện pháp thiết thực phòng ngừa bệnh TCM trong môi trường giáo dục.
Các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Nam phải tức tốc vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng bệnh TCM ngay tại hộ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo trên địa bàn mình phụ trách. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh trong chế biến đồ ăn, nước uống của trẻ, nhất là ở những nơi đã phát sinh ca bệnh.
Quảng Nam: Trường học tăng cường phòng chống dịch tay - chân - miệng
Theo thông báo từ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng gửi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, các ca bệnh tay - chân - miệng của địa phương này chuyển ra Đà Nẵng đều trong tình trạng nặng.
Một bệnh nhi bị bệnh tay - chân - miệng ở Tiên Phước nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi trong tình trạng bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viên yêu cầu tỉnh sớm có biện pháp tuyên truyền các trường học, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo chú trọng biện pháp vệ sinh, phòng dịch.
Sau Tết Nguyên đán, Trường Mẫu giáo Tiên Sơn (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) ghi nhận một số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng. Cô Đặng Thị Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Phần lớn phụ huynh khi biết con bị bệnh tay - chân - miệng đều cho trẻ ở nhà. Nhưng một vài phụ huynh không biết con bị bệnh ở giai đoạn nhẹ nên vẫn cho trẻ đến lớp.
Với những trường hợp này, GV vừa tư vấn cho phụ huynh cách theo dõi, chăm sóc vừa vận động phụ huynh cho trẻ nghỉ học để tránh lây bệnh cho trẻ khác. Nhà trường đã liên hệ với trạm y tế xã tiến hành phun thuốc khử trùng lớp học, khu vui chơi, nhà vệ sinh, phòng học... Cuối tuần, GV các lớp gửi chăn, vỏ gối của trẻ để phụ huynh giặt giũ. Đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ được vệ sinh hàng tuần.
Để thực hiện công tác phòng dịch, góc thông tin của trường và ở các lớp học đều dành các vị trí bắt mắt để tuyên truyền cho phụ huynh cách phòng chống bệnh tay - chân - miệng cho trẻ. Trong đó chú trọng đến khâu vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ, rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ...
Tại Quảng Nam, Tiên Phước là một trong những huyện có số ca bệnh nhi bị tay - chân - miệng phải nhập viện điều trị cao. Trong đó, có những ca nặng, nhiều biến chứng, phải chuyển ra Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Như trường hợp bệnh nhi Q.T nhiễm tay - chân - miệng, được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong tình trạng suy hô hấp, phải dùng thuốc vận mạch, thở máy và áp dụng phác đồ tay chân miệng cấp độ 4, tiến hành lọc máu. Ngoài Tiên Phước, các địa phương khác như Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, Thăng Bình cũng ghi nhận nhiều bệnh nhi bị bệnh tay - chân - miệng nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam.
Bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh - Trưởng khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết: Khoa đang điều trị nội trú cho 50 - 70 ca mắc bệnh tay - chân - miệng ở cấp độ 2 - 3. Thậm chí, có trường hợp đến từ các địa phương lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, bệnh đã ở cấp độ 4, buộc phải hồi sức tích cực. Theo khuyến cáo của bác sĩ Thịnh, những trường hợp này, nếu người nhà cho trẻ nhập viện chậm sẽ tăng nguy cơ dẫn đến viêm màng não, phù phổi cấp rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Tính đến ngày 31/3, trên địa bàn Quảng Nam ghi nhận 282 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng, tăng 7.5 lần so với cùng kỳ năm 2020, số ca nặng với nhiều biến chứng cũng tăng lên.
Thanh Hóa tăng cường phòng chống bệnh tay-chân-miệng Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC); các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường phòng ngừa, điều trị bệnh tay-chân-miệng (TCM). Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 13.290 trường...