Quảng Nam: 6 người chết và mất tích do bão
Trưa nay, Văn phòng Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam đã có báo cáo chính thức về thiệt hại đầu tiên do bão số 11 gây ra cho địa phương này.
Đến sáng nay, trên địa bàn Quảng Nam đã sơ tán được 9.227 hộ dân. Đã có 3 người chết do bão, đó là ông Trương Chạy (84 tuổi, ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), lý do bị sụp nhà xưởng. Anh Phạm Văn Quy (33 tuổi ở xã Điện Phong, huyện Điện Bàn), lý do chèn nhà bị ngã. Một bé gái tử vong vì bị sạt lở đất ở huyện Nông Sơn.
Có 3 người bị mất tích trong bão số 11 là: ông Võ Văn Ba (68 tuổi, ở TP. Hội An), bà Trần Thị Xuân (62 tuổi), xã Bình Giang và ông Pha Lê (60 tuổi ở xã Bình Dương cùng huyện Thăng Bình) bị mất tích khi đang đi đánh lưới. Ngoài ra còn có 7 người bị thương, gồm: ông Đặng Lê (SN 1974, ở xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành), lý do là chèn chống nhà cửa, ông Nguyễn Văn Mười (SN1976, ở Thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành), lý do là chèn chống nhà cửa, bà Đào Thị Lan (50 tuổi, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước) và 4 người chưa rõ danh tính ở huyện Hiệp Đức, Đại Lộc và Nông Sơn.
Trên 5.033 ngôi nhà bị hư hỏng nặng nề. 57 trang trại ở huyện Điện Bàn bị tốc mái.
Đoạn Quốc lộ 1A từ thành phố Tam Kỳ đến huyện Thăng Bình ngập nhiều đoạn như: đoạn từ cây xăng Tân Thạnh, phường Hòa Thuận, Thành phố Tam Kỳ và đoạn tại Quán Gò, xã Bình An, huyện Thăng Bình… Trên nhiều tuyến đường, cây ngã đổ rất nhiều, hiện tại đang khắc phục thông tuyến. Có 40 chiếc tàu bị chìm và 5 chiếc khác hư hỏng.
Trung tâm phố cổ Hội An ngập sâu trong nước
Tính đến trưa nay, lượng mưa đo được ở khu vực Hiên :198mm, Nông Sơn: 231mm, Phước Sơn: 238mm, Tam Kỳ: 276mm, Ái Nghĩa: 155mm, Hiệp Đức: 270mm, Tiên Phước: 256mm. Mực nước tại một số sông như sau: sông Vu Gia tại Thành Mỹ: 18,09m, tại Ái Nghĩa: 7,81m (dưới báo động II: 0,19m), trên sông Thu Bồn tại Giao Thủy: 5,51m (dưới báo động I: 0,69m), tại Câu Lâu: 1,93m (dưới báo động I: 0,07m). Tại Hội An: 1,39m (trên báo động I: 0,39m).
Có 28 hồ/73 hồ chứa đã tích đầy nước. Mực nước hồ chứa thủy điện Thủy điện Đắk Mi 4 là 256,2m; lưu lượng về hồ 3500m3/s; lưu lượng xả qua máy phát điện 0m3/s; lưu lượng xả qua tràn 2000m3/s. Mực nước hồ chứa Thủy điện A Vương là 376,54 m; lưu lượng về hồ 1319,1 m3/s; lưu lượng xả qua máy phát điện 28 m3/s; lưu lượng xả qua tràn 1124 m3/s. Mực nước hồ chứa Thủy điện Sông Bung 6 là 29m; lưu lượng xả qua máy phát điện 0 m3/s.
Theo Khampha
Chùm ảnh: Bão Nari càn quét miền Trung
Từ đêm 14/10, các tỉnh Đà Nẵng, TT-Huế, Quảng Nam đã hứng chịu sự tàn phá của bão Nari. Gió lớn giật liên hồi khiến nhiều nhà cửa tốc mái, cây cối bị quật gãy, nhiều nơi ngập sâu trong nước. Ở một số địa phương, chính quyền đã cấm người dân ra đường.
Dưới đây là những hình ảnh về sự tàn phá của bão Nari tại miền Trung:
Tại Đà Nẵng:
Tối 14/10, mưa to, gió lớn đã bắt đầu "tấn công" Đà Nẵng. Ở nhiều nơi, cây cối đã bị gió quật gãy. Tại một số vùng, cơ quan chức năng đã di dời dân đến nơi tránh trú bão.
Bão Nari đã làm nhiều người bị thương. Các trường hợp bị thương này hiện đã được đưa đi cấp cứu. 95% phụ tải ở thành phố Đà Nẵng mất điện, nhiều nơi mất liên lạc.
Video đang HOT
Sức gió của bão Nari làm đường phố Đà Nẵng tan hoang, nhiều công trình, nhà cửa đổ sụp
Sáng sớm ngày 15/10, trên khắp các tuyến đường Đà Nẵng, cây xanh bật gốc, đổ, gãy, nằm la liệt. Dây điện rơi xuống căng ngang nhiều tuyến đường. Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành gió vẫn lớn và quất liên hồi. Mái tôn nhiều nhà bị bốc tung. Toàn thành phố bị cúp điện.
Bão rất mạnh, nhiều lúc gió giật cấp 12, 13; khiến nhiều cây cối bị đổ, nhà của ngư dân vùng ven biển bị tốc mái chưa thể thống kê được.
UBND thành phố Đà Nẵng cấm người dân ra đường trong mưa bão. Các LLVT thành phố và các đơn vị chủ lực đóng quân trên địa bàn đã hành quân về các địa phương bị bão tàn phá để giúp đỡ nhân dân theo kế hoạch từ trước.
Tại Thừa thiên - Huế:
Sáng sớm ngày 15/10, nhiều nơi tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, gió lớn làm tốc mái nhiều nhà cửa, bảng quảng cáo.
Nước biển dâng cao, nhiều địa phương bị chia cắt
Gió lớn làm tốc mái nhiều nhà cửa, bảng quảng cáo, cây bật gốc trên quốc lộ 1A, đoạn qua phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Bão Nari với sức gió khủng khiếp càn quét làm ngã đổ nhiều rừng tràm ven tỉnh lộ 14, đoạn qua xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cây gãy đổ chắn ngang đường, giao thông đang bị ách tắc từ thị trấn Khe Tre đến tỉnh lộ 14. Lực lượng công an, bộ đội huyện Phú Lộc đang triển khai lực dọn dẹp, thông tuyến tỉnh lộ này
Nước sông Hương lên nhanh, đục ngầu. Tuyến đập Đá - đường nối trung tâm thành phố Huế với phường Vĩ Dạ đã bị ngập sâu. Lực lượng chức năng đã có mặt chốt chặn không cho người dân qua đây. Trong khi đó, thêm nhiều nhà cửa, cây cối trên tuyến quốc lộ 1 A và khu vực nội ô thành phố bị đổ sập, tốc mái.
10h15, nhiều tuyến đường nội ô thành phố Huế bắt đầu ngập sâu trong nước. Nhiều tuyến được có nước chảy siết đã được rào chắn, cấm lưu thông để đảm bảo an toàn. Mực nước trên song Hương đang dâng rất cáo, gần sát cầu Tràng Tiền.
Tỉnh lộ 14 đi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên- Huế bị chia cắt, giao thông tắc nghẽn do cây đổ. Nhiều cánh rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
Tại Quảng Nam:
Cây cối bật gốc, gãy đổ trên đường phố Hội An
Chợ Hội An tan hoang trong bão
Trung tâm phố cổ Hội An hiện tại nước đã rút xuống phân nửa mà vẫn thế này
Bên kia An Hội đã ngập hết
*Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật liên tục những hình ảnh mới nhất về sự tàn phá của Nari tại miền Trung
Theo Khampha
Bão dập, lũ dồn hoành hành miền Trung Tâm bão đi qua làm đổ rất nhiều cây cối ở phố cổ Hội An. Hầu hết các tuyến phố đều chìm trong nước. Tiếp tục cập nhật Nhiều tuyến tàu bị chậm vì bão Gần trưa này, ông Vũ Đình Rậu, Trưởng ga Hà Nội cho biết, một số chuyến tàu bị chậm. Trong đó, chuyến tàu SE20 (Đà Nẵng - Hà...