Quăng đủ thứ xuống sông, hồ tiễn Táo quân chầu trời
Sáng 8.2, người dân nô nức tìm đến hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, sông Hồng (Hà Nội) thả các con cá chép sau lễ cúng tiễn Táo quân “lên thiên đình chầu trời”.
Sáng 8.2 (23 tháng Chạp), hàng trăm người dân ở Hà Nội tấp nập ra hồ Gươm, cầu Chương Dương, Long Biên thả cá chép tiễn ông Táo về trời. Ngay từ sáng sớm, chị em phụ nữ trên đường đi làm đã tiện tay thả cá từ độ cao hàng chục mét xuống sông Hồng.
Nhân dịp này mọi vật dụng của năm cũ trên ban thờ đều được họ “phóng” xuống sông.
Từ ban thờ, bát hương…
cho đến tro nhang, cành lộc… đều được vứt bỏ.
Chị Ngọc đặt túi rác vào khu vực quy định, cho biết: “Mấy năm trước tôi toàn phải đi trên túi nylon, ngày hôm nay như thế này là quá sạch rồi”.
Không chỉ cá, tro than mà đồ cúng như bia, bỏng ngô, tiền giấy, cành lộc…cũng bị nhiều người dân thả.
Tại hồ Hoàn Kiếm, nhiều người thả cá kiểu hắt ào xuống nước.
Video đang HOT
Mọi dụng cụ như nồi, bát, xô, chậu, chai lọ, túi nylon đều được trưng dụng để đựng cá chép.
Có người còn mang theo bài khấn để đọc trước khi thao tác thả cá.
Trẻ nhỏ cũng háo hức theo chân phụ huynh. Đây là nét văn hoá truyền thống đặc trưng của người Việt có từ lâu đời.
Bé Nguyễn Tất Phi Anh (4 tuổi, nhà ở phố Cầu Gỗ) đi bộ cùng bà ra mép hồ để tự tay được thả cá xuống mặt nước.
Năm nay, các điểm thả cá đều có công nhân môi trường đô thị, công nhân thoát nước túc trực giúp người dân nhằm tránh tình trạng xả rác, quăng túi nylon bừa bãi.
Tránh việc ném cá từ trên cao xuống có thể rơi vào thành bê tông của mép hồ hoặc áp lực của nước làm cá chết, các chị lao công ven hồ đã sử dụng vợt vớt rác để nhận cá của người dân sau đó từ từ thả nhẹ chúng xuống mặt nước an toàn.
Tuy nhiên không phải ai cũng chờ đợi chị công nhân giúp đỡ. Ở phía xa, có người thả cá bằng bát từ trên cao rồi lập tức ra về rất nhanh.
Một người nước ngoài cầm chậu chuẩn bị về sau khi thả cá chép trên hồ Tây khu vực đường Trích Sài.
Nhờ có các công nhân tích cực giúp đỡ, túi nylon được thu gọn vào một chỗ nên mặt hồ Tây ở các điểm đông người thả cá năm nay sạch hơn so với các ngày 23 tháng Chạp những năm trước đây.
Theo Quỳnh Trang – Tiến Tuấn (Zing)
Cảnh đối lập ngày hàng vạn người thả cá chép tiễn ông Công ông Táo
Không chỉ thả cá, nhiều người dân còn đổ tro, bánh kẹo, ốc xuống sông, hồ gây ô nhiễm môi trường và phản cảm. Trong khi đó, sư thầy và nhiều bạn trẻ đã tình nguyện đi nhặt rác, thu túi nilong để bảo vệ môi trường.
Sáng 8.2, nhiều người dân ở Hà Nội tấp nập đến các địa điểm ven hồ Tây, cầu Long Biên, Chương Dương, hai bên bờ sông Hồng để thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về chầu trời
Khu vực ven hồ Tây tập trung đông người hơn cả, cá được đựng trong khay, chậu, xô lần lượt được thả xuống hồ Tây khu vực "hai con rồng" .
Khu vực ven hồ Tây - đường Thanh Niên, người dân trèo qua cả lan can, đứng ở mỏm đá dưới hồ thả cá
Nhiều người dân cho biết, sáng sớm họ làm lễ cúng ông Công ông Táo sau đó đến hồ để thả với mong muốn trước 12h trưa để ông Táo về chầu trời.
Mỗi người dân thả cá với tâm thế, hành động khác nhau. Người thì nhẹ nhàng, nâng niu từng con cá rồi thả, người thì đổ thẳng cá từ túi nilong, xô xuống hồ... có người trước khi thả còn hôn cá rồi chắp tay khấn vái sau khi thả xong.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều hình ảnh không đẹp khi người dân không chỉ thả cá mà còn thả rất nhiều thứ xuống sông, hồ gây ô nhiễm môi trường.
Một cụ già sau khi thả cá đã dốc túi nilong tro, đồ mã xuống hồ Tây ngay cạnh chùa Trấn Quốc.
Việc một số người dân cố tình đổ tro xuống hồ khiến nhiều người bức xúc.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thản nhiên với việc làm này.
Việc nhiều người dân đổ tro xuống nơi thả cá khiến nhiều con sau gần 1h đã không chịu nổi, sống thoi thóp.
Cá vừa được thả cũng đã bị người khác dùng vợt bắt luôn...
Thậm chí có những người giăng lưới để bắt cá. Cảnh tượng này đã khiến nhiều người dân vô cùng khó chịu và phải lên tiếng phản đối.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hành động có ý thức của những người tình nguyện đi gom rác và túi nilong để giữ vệ sinh môi trường.
Sư thầy Thích Tịnh Giác (chùa Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ nỗi buồn khi nhiều người chưa hiểu đúng về tục lệ phóng sinh ngày ông Táo chầu trời khi vẫn mang cả bao tải tro đi rải quanh hồ với hy vọng năm mới được mát mẻ, bình an. Thầy Thích Tịnh Giác mong muốn mọi người hãy thả cá bằng ý thức và sự hiểu biết. Theo phong tục, thả cá là phóng sinh bởi vậy mọi người phải giữ được môi trường không ô nhiễm để cá được sống khỏe. "Hãy chấm dứt tình trạng thả tro hay những đồ lễ cúng khác vì như vậy nó sẽ chẳng còn ý nghĩa của phóng sinh nữa" - thầy Thích Tịnh Giác nói.
Theo Danviet
Nên thả cá chép thật hay cá chép giấy để tiễn ông Công ông Táo? Có người cho rằng, chỉ cần thành tâm, thả cá chép giấy ông Công ông Táo vẫn về trời. Nhưng lại có quan điểm phải cá chép sống mới đưa tiễn được Táo quân. Trong ngày cúng ông Táo người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy. Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm...