Quãng đời cay đắng của thiếu nữ 10 năm bị bắt cóc làm nô lệ tình dục
“Tôi đã mất đi cả tuổi thơ của mình khi bị bắt cóc lúc chỉ mới 12 tuổi. Vào thời điểm trở về nhà, tôi nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều điều. Tôi hạnh phúc khi được về nhà nhưng cũng rất đau buồn cho những gì đã mất trong 10 năm ấy”, người phụ nữ 22 tuổi xót xa.
Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị phân biệt đối xử và bạo lực mà phụ nữ nước này phải chịu đựng vẫn trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực. Những vụ án nổi tiếng được đề cập trong loạt bài “ Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm” sau đây sẽ phần nào hé lộ cuộc sống đọa đày của không ít phụ nữ tại đất nước này.
Cô gái trở về sau 10 năm bị bắt cóc và bán làm nô lệ tình dục với nhiều dấu vết bị tra tấn.
3 năm, bị bán 9 lần và cưỡng hiếp hằng đêm
Ngày 2/7/2006, khi cô bé Kajol Khan (tên nhân vật đã thay đổi) đang chơi bên ngoài nhà mình ở Seelampur, New Delhi, thì một phụ nữ tiến tới bắt chuyện.
“Tôi nhớ như in hôm đó đã mặc một chiếc váy xám và dép xỏ ngón màu hồng. Khi đó, tôi đang đi bộ tới chỗ chị gái thì gặp một người phụ nữ và đàn ông từ chiếc ô tô trắng bước ra. Bà ta bắt chuyện với tôi sau đó người đàn ông bất ngờ dùng tấm vải trùm lên mặt tôi và tôi bị ngất xỉu”, cô nhớ lại.
Bố mẹ Kajol lập tức tìm kiếm con gái khắp nơi khi biết được rằng cô không hề tới nhà chị gái. “Tôi đã nghĩ tới điều tồi tệ nhất và tìm kiếm con tại các bệnh viện, trạm cảnh sát và đền thờ vì tôi nghĩ có thể một ai đó đã bắt nó đi ăn xin hoặc điều gì đó tương tự”, người mẹ 55 tuổi kể. “Tôi cũng dán thông báo với ảnh của nó ở nhiều nơi “.
Cuối cùng, gia đình đành trình báo cảnh sát. Suốt nhiều tháng sau đó, dù tìm đủ mọi cách nhưng họ không thể phát hiện được tung tích con gái. Chẳng ai có thể ngờ được rằng Kajol Khan đã bị bán cho một nông dân với giá hơn 9 triệu đồng.
“Tỉnh lại, điều đầu tiên tôi nhận thấy là mình bị nhốt trong một căn phòng với khoảng 20 cô gái và trẻ con”, nạn nhân kể. “Tôi hoảng sợ, la hét kêu cứu. Mọi người đều khóc. Gã đã kéo tôi vào xe tiến tới tát tôi một cái đau điếng và quát tháo yêu cầu im miệng”.
Đơn trình báo con gái mất tích của gia đình nạn nhân năm 2006.
Từ đó, cuộc đời của cô bé 12 tuổi là những tháng ngày liên tục bị đưa từ nơi này qua nơi khác. Trong vòng 3 năm, cô bé tuổi mới lớn bị bán đi bán lại 9 lần. Ban ngày, Kajol phải làm việc, còn ban đêm thì bị cưỡng bức.
“Gần như đêm nào tôi cũng bị cưỡng bức liên tục”, cô nhớ lại. “Rất nhiều đàn ông thay nhau hãm hiếp tôi, nếu chống cự, họ sẽ đánh tôi. Cuối cùng, vài gã kề dao vào cổ để cưỡng bức tôi. Tôi sống trong một căn phòng tối bị khóa kín và chỉ được ăn một bữa mỗi ngày”.
Năm 2009, khi mới là đứa trẻ 15 tuổi, Kajol bị ép kết hôn với một người lái xe tải 50 tuổi nghiện rượu và ma túy sống tại một ngôi làng ở Punjab, phía bắc Ấn Độ.
Khi có với nhau 2 đứa con thì ông ta chết vào năm 2011. Và sau đó, Kajol phải hứng chịu sự hành hạ từ bố mẹ chồng thường xuyên đánh đập. Chưa hết, gã anh rể cùng bạn bè hắn cũng thau nhau hãm hiếp cô nhiều lần. Cuối cùng, chị dâu đem 2 con của Kajol về nuôi mà không cần sự cho phép của Kajol và đuổi cô ra đường.
“Tôi tuyệt vọng muốn trở về nhà nhưng không có cách nào. Để có tiền, tôi đã xin làm công việc dọn dẹp và đêm xuống, tôi chỉ có thể ngủ ngoài đường phố”, nạn nhân cho hay.
Video đang HOT
Đường về
Khi một người đàn ông đề nghị cô làm việc tại Siliguri ở phía tây Bengal, như “chết đuối vớ được cọc”, Kajol đã đi theo hắn ta nhưng thêm lần nữa lại bị bán cho quán bar. Thế nhưng, tại đây, cô đã may mắn gặp một người phụ nữ, người đã giúp cô tìm lại gia đình.
“Sau khi nghe câu chuyện của tôi, cô ấy đã đề nghị được giúp đỡ. Người phụ nữ ấy sau đó đã mua vé tàu và hướng dẫn cho tôi con đường về nhà”, Kajol xúc động.
Đêm 24/7, cuối cùng cô tìm thấy nhà chị gái mình và gõ cửa. “Tôi gõ cửa và khi nhận ra chị ấy, tôi khuỵu xuống”, cô kể. Ngay lập tức, cô được đưa đến chỗ mẹ. Bà đã ngất đi vì sốc.
Người mẹ già đã ngất đi khi gặp lại con gái sau 10 năm.
“Mẹ nghĩ rằng tôi đã chết”, cô nói. “Bà không thể tin rằng tôi vẫn còn sống. Khi tôi kể cho bà chuyện của tôi, bà đã rất đau khổ. Việc tôi phải trải qua nhiều đau đớn đã khiến tim bà tan nát”.
“Cuộc sống của nó đã bị hủy hoại. Bọn họ đã đánh cắp 10 năm quý giá nhất đời nó. Nó đã không thể sống cuộc sống mà tôi muốn, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để dành cho con những gì mình có thể”, người mẹ già đau đớn.
Vài ngày sau khi trở về, Kajol Khan đã tới sở cảnh sát ở Delhi để đòi lại công lý. Cảnh sát đã tiếp nhận và đang điều tra vụ việc từ những thông tin qua lời khai của cô.
“Mọi người thường nói tôi từng là một đứa trẻ thông minh. Tôi từng có triển vọng nhưng rồi lại mất tất cả. Và tôi cũng mất luôn động lực trong cuộc sống hiện tại. Những kẻ bắt cóc tôi phải bị treo cổ đến chết”, Kajol nói. “Tôi không muốn có bất cứ nạn nhân nào khác như tôi. Tôi sẽ đấu tranh đòi lại công lý. Giờ tôi chẳng còn gì để mất nữa rồi!”
Theo Danviet
Chuyện nô lệ tình dục thời chiến bị hãm hiếp đến vô sinh ở TQ
Báo Trung Quốc vừa đăng tải câu chuyện đầy ám ảnh về một nô lệ tình dục Trung Quốc, bị bắt cóc, hãm hiếp bởi quân đội Nhật Bản thời thế chiến.
Ảnh chụp quân phát xít Nhật cùng các phụ nữ giải khuây Trung Quốc thời thế chiến 2
Những người "phụ nữ giải khuây" cho quân đội Nhật Bản thời chiến đang cam kết tiếp tục đấu tranh để được xin lỗi và bồi thường cho những đau khổ của họ.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm cuộc thảm sát của quân đội Nhật ở Nam Kinh, Trung Quốc, một nhà nghiên cứu phát hiện thêm hai người phụ nữ Trung Quốc từng làm nô lệ tình dục do quân đội Nhật thời thế chiến.
Nhà nghiên cứu Liu Guangjian đang nghiên cứu về vấn đề này cho Bảo tàng Phụ nữ Giải khuây ở Nam Kinh, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Ông cho biết chỉ có 15 phụ nữ giải khuây Trung Quốc còn sống ngày nay. Trong đó, có hai người mới công khai về thân phận trong quá khứ của mình.
"Một người đến từ Hồ Nam, một người ở Chiết Giang", Liu nói. "Những người này thậm chí còn không biết họ là phụ nữ giải khuây. Khi chia sẻ nỗi đau của mình với những người khác, câu chuyện của họ mới đến tai các nhà nghiên cứu. Sau khi được nhận định bởi các chuyên gia, họ mới được xác nhận là phụ nữ giải khuây".
Nhân dịp này, Liu kể lại câu chuyện về một người phụ nữ giải khuây công khai về số phận của mình cách đây 36 năm. He Yuelian, hiện 89 tuổi, vẫn có những hồi tưởng đau đớn về quá khứ. 74 năm sau khi bị nhốt trong nhà thổ quân sự Nhật Bản, bà vẫn không quên được sự ô nhục mình từng trải qua.
Năm 1943, khi bà He 15 tuổi, quân đội Nhật xâm chiếm làng của bà ở Sơn Tây, Trung Quốc. Hai người lính cưỡng hiếp bà. Những người khác lục soát, tra tấn và giết chết vài người đàn ông. Sau đó, chúng trói bà He và 6 cô gái khác, ép làm nô lệ tình dục trong nhà chứa.
Bà He Yuelian, hiện 89 tuổi, là một trong 15 phụ nữ giải khuây còn sống ở Trung Quốc
"Tôi bị chảy máu vì những vụ hãm hiếp nhưng điều đó không ngăn lính Nhật tiếp tục cưỡng bức và tra tấn tôi", bà nói, khuôn mặt giận dữ.
Quân đội Nhật Bản sử dụng cụm từ "phụ nữ giải khuây" để ám chỉ những cô gái và phụ nữ bị bắt cóc hoặc buôn bán từ khắp Châu Á-Thái Bình Dương, buộc phải làm nô lệ để phục vụ binh lính trong các nhà thổ quân sự.
Có hơn 1.000 nhà thổ như vậy ở Trung Quốc, chủ yếu là tại tiền tuyến. Các học giả cho biết có tới 400.000 cô gái và phụ nữ bị buôn bán trong hệ thống nô lệ tình dục có tổ chức cao của quân Nhật.
Vì chảy máu liên tục, He được đưa về nhà trong khi các cô gái Trung Quốc khác bị đưa vào nhà thổ. Tuy nhiên sau đó, He lại bị bắt và ép làm việc trong một nhà thổ khác trong hai tháng.
He nói mình bị hãm hiếp liên tục. Một người hàng xóm sau đó nhìn thấy bà và báo cho gia đình - những người sau đó tích góp tiền để mua bà từ tay lính Nhật.
Sau khi trở về làng, bà vẫn bị trầm cảm và đau ốm. Khi 18 tuổi, bà kết hôn nhưng do từng bị hãm hiếp nhiều lần, He không thể mang thai.
"Tôi đau đớn tột cùng. Việc đó khiến tôi mất mọi thứ", He nói. "Tôi rất trong trắng, không hề biết gì về tình dục. Đó là cơn ác mộng không bao giờ kết thúc".
Bà He nói rằng mình sẽ không bao giờ ngừng chiến đấu để được xin lỗi và bồi thường cho những đau khổ của mình do quân đội Nhật gây ra.
Sau chiến tranh, vì rất thương người chị vô sinh, em gái của He đã tặng cho bà chính đứa con gái của cô.
"Tôi sống vì con gái nuôi của mình và tình yêu đặc biệt giữa chúng tôi", He nói. "Chăm sóc nó giúp tôi đứng vững".
Bà Liu Mianhuan, nô lệ tình dục thời chiến, biểu tình yêu cầu Nhật Bản bồi thường cho phụ nữ giải khuây hồi năm 2004
Khi He bước sang tuổi 53, bà công khai nhận mình là phụ nữ giải khuây, cùng một người phụ nữ khác trong làng.
Khi được hỏi tại sao đợi 38 năm mới công khai điều này, He đáp: "Tôi quá xấu hổ khi nói về điều đó". Bà cho biết có những nô lệ tình dục giữ bí mật đến cuối đời.
Liu, nhà nghiên cứu ở Nam Kinh, cho biết hệ thống phụ nữ giải khuây của quân đội phát xít Nhật là "cực kỳ vô nhân đạo và phá hủy tàn nhẫn phụ nữ".
"Đây là chấn thương kép, cả thể chất và tinh thần, đặc biệt với những người phụ nữ còn sống. Vì họ phải đối mặt với phán xét của gia đình, bạn bè và hàng xóm sau chiến tranh", Liu nói. "Sống trong nền văn hoá bảo thủ, những người sống sót phải chịu áp lực và chấn thương to lớn".
Con rể của bà He, anh Bai Zengfa, cho biết chấn thương của bà rất "dữ dội".
"Mỗi lần bà ấy nghĩ về trải nghiệm của mình với những người lính, bà ấy hét lên Cút đi! Cút đi!. Đôi khi bà còn không biết mình đang hét lên", Bai kể.
Con gái của bà He cũng rất giận dữ khi biết sự thật. "Tôi cảm thấy buồn và giận dữ", Cheng Aixian nói. "Sức khỏe của bà rất kém vì ảnh hưởng lâu dài của nô lệ tình dục. Nỗi đau của bà là nỗi đau của chúng tôi... Tôi muốn công lý".
Bai và Cheng thề sẽ tiếp tục chiến đấu vì công lý cho bà He ngay cả sau khi "bà rời khỏi thế giới".
"Chúng tôi phải nói với thế giới", Cheng nói. "Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi công lý cho mẹ tôi. Tôi sẽ không dừng lại. Người Nhật phải xin lỗi trực tiếp với mẹ tôi và tất cả những phụ nữ giải khuây cao tuổi".
Nhóm hòa giải của Nhật Bản đến thăm cựu nô lệ tình dục Trung Quốc và gia đình
Và 7 năm trước đây, He đã gặp vài người Nhật Bản lần đầu tiên sau khi bị bắt làm nô lệ. Một nhóm hòa giải Nhật Bản tên Healing River-Rainbow Bridge đến thăm những người sống sót và xin lỗi họ vì hành động của quân đội Nhật Bản.
Tomoko Hasegawa, một trong những lãnh đạo của HRRB, hy vọng công việc hoà giải của nhóm sẽ giúp tiết lộ sự thật lịch sử và hàn gắn vết thương cho những nô lệ tình dục còn sống, con cháu của họ và thế hệ tương lai ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bà He, con gái và con rể nói rằng những lời xin lỗi từ HRRB đã thay đổi quan điểm của họ về người Nhật bình thường.
"Chúng tôi đã khóc bởi vì chúng tôi rất cảm động trước lời xin lỗi của HRRB... trước khi chúng tôi cảm thấy hận thù vì những gì người Nhật gây ra cho mẹ tôi", Cheng nói. "Cảm giác đó rất phức tạp. Tôi thực sự ghét lính Nhật và những gì họ làm. Nhưng chúng tôi không ghét người Nhật nữa".
Theo Danviet
Nỗi thống khổ của thiếu nữ bị tài xế taxi cưỡng hiếp suốt 13 năm "Tôi bị cưỡng hiếp hàng đêm", một nô lệ tình dục người Anh vừa công khai chia sẻ chuyện đời thống khổ của mình khi bị một tài xế taxi người châu Á cưỡng hiếp và ép bán dâm cho những người đàn ông khác suốt 13 năm kể từ khi còn là thiếu nữ 15 tuổi. Thậm chí, 4 đứa con cô...