Quảng cáo tiêm vắc xin Covid-19 dịch vụ trên mạng để lừa đảo chiếm đoạt tiền cọc
Nhiều tài khoản đăng thông tin quảng cáo dịch vụ tiêm vắc xin Covid-19 trên mạng xã hội, sau đó đề nghị chuyển khoản đặt cọc, rồi chiếm đoạt.
Đáng chú ý, mới đây, Công an TP.HCM đã bắt giữ nghi can liên quan đến hành vi này.
Cảnh giác với việc quảng cáo dịch vụ tiêm vắc xin Covid-19 trên mạng, yêu cầu chuyển tiền rồi… mất hút. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên , những ngày qua, rất nhiều người vào nhóm “Đăng ký tiêm vắc xin ngừa Covid-19″ trên mạng xã hội Facebook (khoảng 4.500 thành viên tham gia), tố cáo người đứng sau các tài khoản Facebook quảng cáo dịch vụ tiêm vắc xin, sau đó yêu cầu chuyển khoản tiền đặt cọc nhằm chiếm đoạt.
Chuyển tiền cọc, sau đó mất hút
Trao đổi với PV Thanh Niên , anh L.T (35 tuổi, quê Đà Nẵng), cho biết, vì có nhu cầu tiêm vắc xin Covid-19 nên lên mạng xã hội Facebook đăng thông tin “cần ai đó nhường suất tiêm và sẽ trả tiền”. Sau đó, có tài khoản tên T.T nhắn tin, quảng cáo dịch vụ tiêm vắc xin Covid-19.
Người này yêu cầu anh L.T chuyển tiền cọc, kèm giấy CMND. “Chưa có gì đã bảo chuyển tiền nên tôi thấy không đảm bảo. Người này yêu cầu chuyển 800.000 đồng. Tuy không lớn nhưng ít nhất phải có tin nhắn hay xác nhận tiêm gì đó”, anh L.T bức xúc và cho biết, trong nhóm “Đăng ký tiêm vắc xin ngừa Covid-19″ đã có nhiều người bị lừa.
Phóng viên Báo Thanh Niên vào vai người cần tiêm vắc xin, liên hệ tài khoản K.H để hỏi thông tin tiêm vắc xin dịch vụ. Tuy nhiên, chủ tài khoản yêu cầu chuyển khoản tiền trước, và “mất hút” khi bị “truy” các thông tin khác. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Video đang HOT
Những người chưa được tiêm vắc xin hiện nôn nóng, đánh vào tâm lý này nên đối tượng xấu mới vẽ chuyện, lừa tiền cọc. “Dịch giã ai cũng khó khăn hết. Biết hiện tiêm vắc xin ngừa Covid-19 có Nhà nước lo cho dân, tiêm miễn phí… nhưng tâm lý lo sợ, nôn nóng khiến nhiều người bị lừa. Qua đây tôi cũng mong mọi người hãy cẩn trọng với những lời rao chích vắc xin trên mạng xã hội”, anh L.T khuyến cáo.
Chị B.T.H (ngụ Q.Cầu Giấy, Hà Nội), cũng bức xúc cho biết, thấy tài khoản P.D.L có đăng thông tin “công ty còn dư suất tiêm, ai cần tiêm vắc xin Covid-19 liên hệ”, nên chị H. nhắn tin hỏi.
Sau khi chuyển tiền thì chủ tài khoản sẽ chặn liên lạc, chiếm đoạt tiền “tiêm vắc xin dịch vụ”. Ảnh NẠN NHÂN CUNG CẤP
Theo chị H., người này hỏi họ tên, địa chỉ chị đang ở, rồi sau đó đề nghị chị chuyển 1 triệu đồng tiền cọc. “Tôi không tin tưởng, thì người này gửi danh sách tiêm vắc xin được cho của công ty người này, nên tôi mới chuyển khoản 1 triệu đồng. Tôi chuyển khoản tiền cọc xong thì người này chặn luôn”, chị H. ngao ngán. “Dịch bệnh ai cũng khó khăn mà đi lừa tiền, thật nhẫn tâm”, chị H. bức xúc.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên , hầu hết, các tài khoản Facebook nhắn tin với nội dung tiêm vắc xin Moderna, Pfizer, AstraZeneca, đều ra giá từ 800.000 đồng – 3 triệu đồng/liều. Đồng thời, sau khi hỏi vài thông tin cá nhân, người đứng sau các tài khoản này liền yêu cầu chuyển khoản, đặt cọc để đưa vào danh sách tiêm, nếu “con mồi” chuyển tiền, những người này sẽ mất hút.
Ngày 3.9, trong vai người có nhu cầu cần tiêm vắc xin trên địa bàn TP.HCM, chúng tôi nhắn tin vào tài khoản K.H (tài khoản bị nhiều người tố cáo lừa tiền cọc) để hỏi. “Vắc xin Moderna giá 800.000 đồng/liều. Tiêm ở P.13, Q.Tân Bình nhé”, người này trả lời. Vẫn chiêu trò cũ, người này yêu cầu khách chuyển tiền cọc trước, sau đó mới đưa vào danh sách tiêm.
Không chỉ ở TP.HCM, các địa phương khác cũng được chủ tài khoản “OK” tiêm được. Tuy nhiên, sau đó lại yêu cầu chuyển tiền trước khi tiêm. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Công an TP.HCM phát hiện nghi can lừa tiền cọc
Như Thanh Niên thông tin, sáng 29.7, Phòng An ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) – Công an TP.HCM phối hợp Công an TP.Thủ Đức kiểm tra, tạm giữ nghi can Nguyễn Minh Phụng (25 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) để điều tra, xử lý hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đăng tải các thông tin cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm, dược phẩm, tổ chức dịch vụ tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo PA05, lợi dụng tình hình dịch bệnh, Phụng đăng tải trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Zalo các thông tin: Cung cấp giấy xét nghiệm Covid-19 để làm giấy thông hành, đi lại qua các trạm kiểm soát dịch (600.000 đồng/tờ); Đăng ký dịch vụ tiêm ngừa vắc xin các loại (Pfizer 1,25 triệu đồng/liều, AstraZeneca 1,08 triệu đồng/liều); Các loại dược phẩm để chữa trị khi nhiễm Covid-19; Bán hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu.
Công an TP.HCM tạm giữ Nguyễn Minh Phụng (25 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức). Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Thủ đoạn của Phụng là sau khi các nạn nhân chuyển tiền, Phụng chặn liên lạc, chiếm đoạt số tiền được chuyển.
PA05 đánh giá hành vi của Phụng đã tác động sai lệch về nhận thức của người dân trong việc tổ chức tiêm ngừa vắc xin, phòng chống dịch bệnh Covid-19 của lãnh đạo thành phố và các cơ quan chức năng.
“Đã có rất nhiều người bị Phụng thuyết phục, chuyển tiền để mua hàng hóa lương thực, thực phẩm làm từ thiện xã hội, cung ứng cho các điểm cách ly, phong tỏa phòng chống dịch hay đăng ký ưu tiên chính vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, mua phôi giấy kết quả xét nghiệm Covid-19 để làm giấy thông hành, đi lại qua các trạm kiểm soát dịch nhưng sau đó đã bị chiếm đoạt, cắt liên lạc”, Công an TP.HCM thông tin.
Ngày 22.8, Công an TP.HCM ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Thị Kim Dung (32 tuổi, ngụ Q.4) về tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”. Theo đó, qua công tác nắm tình hình trên mạng, lực lượng nghiệp vụ Công an TP phát hiện tài khoản Facebook “Kim Zunf” đăng tin cung cấp “dịch vụ tiêm vắc xin Covid-19″ tại TP.HCM.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP đã truy tìm ra chủ tài khoản Facebook “Kim Zunf” tên thật là Lê Thị Kim Dung và bắt quả tang khi Dung đang tổ chức cho 2 người đến tiêm vắc xin tại Trường mầm non 10, P.10, Q.11.
Làm việc với công an, Dung khai nhận nhờ vào mối quan hệ cá nhân, Dung có thể sắp xếp, cung cấp các suất tiêm vắc xin Covid-19 với giá từ 2 – 4 triệu đồng/liều.
Dung đăng thông tin lên mạng và ai có nhu cầu thì gửi thông tin cá nhân để Dung lập danh sách rồi chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Dung để thanh toán. Đến khi bị bắt, Dung đã tổ chức trót lọt cho 21 trường hợp không thuộc danh sách tiêm vắc xin trên địa bàn Q.11 và thu lợi bất chính hơn 60 triệu đồng.
Bộ Y tế cảnh báo 'thuốc trị Covid-19 giả'
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ngày 1/9 cảnh báo thị trường xuất hiện thuốc phòng, chống Covid-19 giả, quảng cáo sai sự thật.
Theo đó, một số tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc phòng chống Covid-19 không rõ nguồn gốc, thuốc giả. Thuốc được quảng cáo không đúng quy định, quảng cáo quá công dụng. Một số đơn vị "lợi dụng tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi".
Cục An toàn Thực phẩm đã nhiều lần cảnh báo tình trạng sản phẩm lợi dụng chiêu bài "điều trị Covid-19". Cục khẳng định "không có loại thực phẩm chức năng nào (gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học) có tác dụng chữa bệnh, điều trị bệnh, đặc biệt là điều trị Covid-19".
Cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ sản xuất kinh doanh, thuốc giả điều trị Covid-19. Hôm 31/8, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Hà Nội và Cục Cuản lý thị trường Hà Nội phát hiện hàng trăm hộp "thuốc điều trị Covid-19" không rõ nguồn gốc. Chủ cơ sở khai "không biết gì về y dược", mua các hộp thuốc "trôi nổi" với giá 100.000 đến hai triệu đồng, về rao bán giá gấp đôi để kiếm lời.
Giữa tháng 8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và Buôn lậu (PC03) Công an TP HCM cũng triệt phá đường dây sản xuất thuốc trị Covid-19 giả ở Sài Gòn.
Trước tình trạng này, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý. Các cơ quan giám sát chất lượng thuốc lấy mẫu kiểm tra chất lượng đối với thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc được yêu cầu tuân thủ quy định về thông tin, quảng cáo thuốc; thực hiện bình ổn giá thuốc dùng trong phòng chống dịch, "không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi".
Cảnh sát kiểm tra số thuốc không rõ nguồn gốc. Ảnh: Công an cung cấp
Khám phá đường dây tổ chức tiêm vắc xin 'dịch vụ' để thu lợi Bước đầu, công an xác định, đối tượng Dung đã hình thành một đường dây tổ chức cho nhiều người tiêm vắc xin 'dịch vụ' để thu lợi bất chính trên 60 triệu đồng. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với...