Quảng cáo bao cao su lúc 18 – 20h sẽ bị phạt 50 triệu
Vào giờ chập tối (18 – 20h), đài phát thanh, truyền hình quảng cáo thuốc tẩy, băng vệ sinh, bao cao su sẽ bị phạt nặng.
Nghị định xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo mà Chính phủ vừa ban hành quy định, đài phát thanh, truyền hình sẽ bị phạt 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu phát quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trong khoảng thời gian từ 18 – 20h giờ hàng ngày.
Nghị định cũng quy định, quảng cáo trong chương trình thời sự sẽ bị phạt 50 triệu đến 100 triệu đồng. Quảng cáo quá 2 lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí, quá 5 phút trong các chương trình này cũng bị phạt mức tiền tương tự.
Kinh doanh mà không có biển hiệu sẽ bị phạt 10 triệu đến 15 triệu đồng. Phạt 40 triệu đến 50 triệu đồng nếu quảng cáo thuốc lá; quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Hành vi quảng cáo sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục sẽ bị phạt 70 triệu đến 100 triệu đồng. Phạt 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu treo dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự, sẽ bị phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng. Một hành vi cũng bị phạt 10 đến 20 triệu là ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. Quảng cáo bằng gửi tin nhắn, thư điện tử quảng cáo không được sự đồng ý trước đó của người nhận, phạt 10 triệu đến 15 triệu.
Video đang HOT
Các quy định trên có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Theo Khám phá
Manh mối lật mặt kẻ hoang báo bị cướp giữa Sài Gòn
Các nhân chứng có mặt đầu tiên miêu tả nạn nhân "một tay chảy máu, tay còn lại cầm con dao mổ, hét toáng lên rằng 'tôi bị cướp chém bằng con dao này này'".
Thép tại cơ quan điều tra. Ảnh: Quốc Thắng.
Ngày 9/11, trung tá Nguyễn Nhật Thành (Đội trưởng Hình sự Công an quận 1, TP HCM) cho biết, hơn hai tháng trước, ngay sau khi nhận đuợc trình báo về vụ đâm người cướp 50 triệu đồng được cho là diễn ra tại trung tâm Sài Gòn, lãnh đạo Công an TP HCM chỉ đạo đơn vị quận 1 phải điều tra, làm rõ vụ việc. "Tài sản mất mát so với các vụ khác là không lớn, song 'vụ cướp' lại diễn ra giữa ban ngày, tại trung tâm thành phố với thủ đoạn hết sức manh động đã gây hoang mang cho người dân", ông Thành cho hay.
Khi đến khám nghiệm hiện trường, điều bất thường đầu tiên khiến các trinh sát hình sự nghi ngờ là vết máu của nạn nhân lại nằm cách xa nơi thực hiện vụ cướp vài mét. Ngoài ra, lời khai những người xe ôm hay bán hàng rong gần đấy khẳng định không nghe tiếng tri hô cũng như tiếng tăng ga của kẻ cướp tẩu thoát.
Lời khai của Thép cho rằng, khi bị cướp chém vào tay rồi rạch túi quần để móc cọc tiền 50 triệu đồng thì anh ta quá sợ hãi, không tri hô được. Tuy nhiên, ngay sau khi bị cướp, những nhân chứng có mặt đầu tiên miêu tả nạn nhân "một tay chảy máu, tay còn lại cầm con dao hết toáng rằng 'tôi bị cướp chém bằng con dao này này'".
"Một người vừa bảo sợ hãi không tri hô được, mà việc đầu tiên làm là nhặt con dao do nhóm kia chém mình rơi cách đó vài mét thì thật bất thường", trung tá Thành nhận định.
Cũng theo vị Đội trưởng Hình sự, nhiều tình tiết bất thường khác cũng bộc lộ qua quá trình điều tra, cho thấy đây không thể là một vụ cướp thông thường. Bởi theo ông, các nhóm "ăn hàng" sẽ đi với số đông, 3 - 5 người, và chọn những giao lộ có nhiều tuỵến đường thông nhau để dễ "cản địa" hay tẩu thoát. Những nghi vấn về Thép được đặc biệt chú ý, các trinh sát được lệnh vào ngay bệnh viện thu giữ chiếc điện thoại của "nạn nhân".
"Dù ngay lúc này chúng tôi hoàn toàn có thể đấu tranh, song Thép đang bị thương và lại là người bị hại của vụ án nên chúng thôi không thể làm", trung tá Thành nói và cho hay vết thương của Thép cũng được các điều tra viên chú ý bởi vết rạch có hướng bị cắt từ ngoài vào trong (người nạn nhân), ngược lại với lời khai của Thép là bị "cướp đứng phía đối diện" rạch (sẽ có hướng từ trong ra ngoài).
Những ngày tiếp theo, các trinh sát được tung đi xác minh những số điện thoại liên lạc trước và sau khi Thép "gặp nạn". Đã có 11 cuộc gọi, nhiều tin nhắn có nội dung đáng ngờ đến một số máy mà khi cảnh sát kiểm tra thì chiếc sim đã bị bẻ gãy.
Thu thập thêm thông tin, cảnh sát xác định, thời điểm Thép cùng ông chủ rút 50 triệu đồng ở ngân hàng trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1) là 14h20. Nhưng sau khi để ông chủ đi bộ về, tên này đi đâu mãi đến hơn 15h mới bị cướp. Thực nghiệm hiện trường, các trinh sát dùng chính chiếc xe của Thép, đi vào đúng thời điểm buổi chiều nhưng chỉ mất hơn 2 phút là đến vòng xoay Quách Thị Trang, nơi xảy ra vụ việc.
Hàng loạt tình tiết nghi vấn cơ quan điều tra tìm thấy nhưng vẫn chưa đủ để buộc tội Thép. Trong khi đó, sau khi xuất viện, Thép được cảnh sát yêu cầu giám định vết thương để lấy kết luận nhưng tên này hẹn nhiều lần vẫn không đến khiến sự việc càng trở nên rõ ràng.
Cọc tiền giả có kích cỡ tương đương để thực nghiệm vụ án. Ảnh: Quốc Thắng.
Để làm phép thử cuối cùng, mới đây, Công an quận 1 đã triệu tập Thép trình diện.Cho "nạn nhân" mặc đúng kích cỡ và chất liệu chiếc quần hôm xảy ra vụ cướp, song nam thanh niên 23 tuổi tỏ ra khó khăn khi đút cọc tiền 50 triệu đồng (gồm 200 tờ 200.000 và 100 tờ 100.000) vào túi quần.
Trinh sát hình sự vào vai 2 tên cướp, thực hiện đúng các miêu tả của Thép để kiểm tra. Sau khi rạch và xé túi quần để lấy được cọc tiền ra ngoài thì mất hơn 2 phút. "Mất quá nhiều thời gian như vậy, tại sao nạn nhân không tri hô để mọi người ứng cứu. Khi chúng tôi hỏi, anh ta chỉ cúi đầu ú ớ", Đội trưởng Thành nêu cho hay.
Trước những thực tế khác xa với lời khai, bằng những bằng chứng cứ xác thực, Thép phải thừa nhận là đạo diễn của vở kịch nhằm chiếm đoạt tiền của chủ. Từ lời khai của tên này, các trinh sát đã dẫn dụ được Bút và Trực lên TP HCM để bắt gọn.
Theo trung tá Nguyễn Nhật Thành, chính sự tin tưởng tuyệt đối của ông chủ với người làm công trong vụ án này cũng khiến quá trình điều tra gặp khó khăn. Ông chủ của Thép luôn cho rằng "mất tiền không sao, bỏ đi cũng được" và nhiều lần khẳng định "Thép rất tốt, từng được giao cầm nhiều tiền hơn nhiều nhưng không sao thì không thể nghi ngờ được".
"Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những người chủ quá tin tưởng vào người làm công dẫn đến mất mát tài sản", vị đội trường hình sự khuyến cáo.
Hiện Võ Trọng Thép (23 tuổi), Trần Hồng Bút (25 tuổi) và Nguyễn Trung Trực (23 tuổi, cùng ngụ Tiền Giang) đã bị bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo VNE
Ép trẻ em đi ăn xin bị phạt 15 triệu đồng Nghị định Chính phủ quy định nếu tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; cho thuê, mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn sẽ bị phạt tiền từ 5- 15 triệu đồng. Ngày 31/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã...