Quảng Bình: Trải nghiệm khó quên với đặc sản cơm bồi ăn cùng món ốc đực
Du lịch Quảng Bình: Cơm bồi – món ăn đặc trưng của người Minh Hoá, người dân nơi đây quan niệm, đến Minh Hoá mà chưa ăn cơm bồi coi như chưa đến miền sơn cước này.
Trong Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa năm 2021, có nhiều sản vật của các xã trên địa bàn huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình). Đáng chú ý, có gian hàng bán cơm bồi có thể nói là món ăn đặc trưng nhất của người Minh Hoá.
Cơm bồi được đóng thành từng bịch cùng nguyên liệu.
Trò chuyện với PV Dân Việt, chị Đinh Thị Khuyên – Cán bộ phụ nữ xã Xuân Hoá (huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình), cho biết: “Cơm bồi Minh Hoá có độ dẻo, thơm đặc trưng mà không nơi nào có được. Để có được một nồi cơm bồi dẻo, thơm, phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự chịu khó, khéo léo, tỉ mỉ, kỳ công”.
Theo chị Đinh Thị Khuyên, nguyên liệu dùng để chế biến cơm bồi là hạt ngô và củ sắn tươi. Hạt ngô sau khi được phơi khô đem ngâm vào nước nóng. Sau 2 đến 3 tiếng đồng hồ vớt ra cho ráo để giã lấy bột.
Sau đó, bỏ ngô vào cối giã mịn rồi dùng giần (một loại dụng cụ- PV) sàng sẩy lấy bột mịn qua nhiều lần.
Video đang HOT
Chị Đinh Thị Khuyên giới thiệu các nguyên liệu để làm nên cơm bồi.
Cùng với đó, lấy củ sắn rồi bóc vỏ, nạo ra thành sợi nhỏ, đem ép bớt nước. Khi sắn đã ép xong nước, đem trộn cùng bột ngô và giã thật mịn, rồi dùng sàng, sàng qua nhiều lần để có được nguyên liệu bồi đều mịn nhất.
Quảng Bình: Đặc sản cơm bồi ăn với món ốc đực tạo hương vị đặc biệt khó cưỡng
Bột ngô và sắn đã được giã mịn, đem bỏ vào nghè hông (một dạng hấp) cho đến khi cơm chín. Phải canh chừng lấy rá đổ ra ngay mà không để lâu, hơi nước ngưng tụ sẽ bị nhão. Sau đó, dùng dao cắt nhỏ từng lát để ăn.
Đến Minh Hóa (Quảng Bình) những ngày này, du khách sẽ được người dân địa phương giới thiệu, mời ăn món cơm bồi.
“Món cơm bồi được người Minh Hóa dùng ăn với món ốc đực bắt ở suối và cà lào ở rừng… Món cơm bồi đã trở thành món ăn và tập quán ẩm thực đặc trưng của người dân Minh Hoá (Quảng Bình)”, chị Đinh Thị Khuyên cho hay.
Cơm bồi – Món ăn đặc trưng của người Minh Hóa (Quảng Bình) luôn có mặt trong bữa ăn đặc trưng của người dân nơi đây.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Xuân Đình – Chủ tịch Hội di sản văn hoá huyện Minh Hoá, cho biết: “Cơm bồi là món ăn đặc trưng của người Minh Hoá. Ai lên Minh Hóa mà chưa thưởng thức cơm bồi thì coi như chưa đến miền đất sơn cước này”.
Bởi câu hò thuốc của người Minh Hóa (Quảng Bình) thường hát với nhau trong lễ hội Rằm tháng Ba rằng:
“Trời mưa nước chảy quanh hồi
Anh không lấy vợ ai đâm bồi anh ăn”
“Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa năm nay diễn ra từ ngày 21 đến 26/4 (tức từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch). Năm nay, Hội rằm tháng Ba được tổ chức quy mô hơn và có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc.
Đặc biệt, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) còn long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di sản phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian hò thuốc cá” và bằng công nhận di tích lịch sử căn cứ kháng chiến vua Hàm Nghi tại Minh Hóa”, ông Đinh Văn Lĩnh – Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá, trưởng Ban tổ chức Hội rằm tháng Ba, nói.
Lẩu gà lá é, món ăn cực phẩm của Đà Lạt phố núi
Một món ăn đã gây thương nhớ với bao nhiêu du khách khi đến thăm Đà Lạt. Không nơi nào, món lẩu lại đặc trưng như ở đây.
Có thể nói lẩu gà lá é là một đặc sản rất riêng của phố núi. Nếu như lẩu gà ở các vùng miền khác thường được nấu với rau ngải cứu, rau muống hay lá giang thì ở Đà Lạt lẩu gà chỉ cần ăn với lá é là đủ. Theo đông y, lá é là vị thuốc nam chữa các bệnh như cảm mạo, ho do lạnh... Lá é là một loại lá cùng họ với húng quế. Khi ăn sống sẽ có vị hơi chát chát nhưng khi nhúng vào nổi lẩu thì hương vị lại rất thơm ngon.
Nguyên liệu chính của món lẩu gà lá é chính là gà. Gà nấu lẩu phải là gà nuôi thả, là gà ta xương nhỏ. Loại gà này khi nấu lẩu thịt sẽ vừa mềm, vừa chắc, vừa ngọt thịt, ăn rất đã. Lá é là nguyên liệu thứ hai không thể thiếu của món ăn.
Lá é có mùi và hương vị đặc trưng, khi kết hợp với thịt gà và ớt xiêm xanh sẽ tạo ra một món lẩu rất thơm ngon và hấp dẫn. Ảnh:Cooky
Nước lẩu gà lá é cũng rất đặc biệt, vừa có vị thơm cay nồng của ớt vừa có vị ngọt của xương, rất hợp với không khí lạnh đặc trưng của Đà Lạt. Xương heo sẽ được ninh kỹ dưới lửa nhỏ và phải được hớt bọt thường xuyên. Khi xương đã tiết ra hết độ ngọt thì tiếp tục lấy nước xương để luộc gà. Nồi nước lẩu sẽ vừa có vị ngọt của xương heo vừa có vị ngọt của gà.
Một nồi lẩu gà lá é giá khoảng 300.000 đồng, đủ cho 3- 4 người ăn, gồm con gà chặt miếng, một đĩa bún sợi to, một đĩa nấm, ít măng củ thái nhỏ và dĩ nhiên không thể thiếu đĩa rau é. Khi ăn lẩu, lá é cũng không nên nhúng quá lâu vì khi đó nước sẽ bị nồng và lá sẽ bị nát. Lá é khi được dùng tái sẽ có vị bùi, hơi the thé và có hương vị rất giống lá hương nhu.
Trời Đà Lạt về tối lạnh và nhiều sương, được ngồi nhâm nhi, xì xụp nồi lẩu gà thơm, ngọt thì không còn gì bằng. Nếu đến Đà Lạt, bạn hãy nếm lẩu gà lá é một lần, chắc chắn bạn sẽ không phải thất vọng đâu.
Pịa cá - Món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La Nếu như thắng cố được coi là món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của người Mông ở Tây Bắc, thì người Thái lại có món Nậm pịa. Pịa cá - món ăn biến tấu độc đáo của người Thái ở Sơn La. (Ảnh: Dân Việt) Nậm Pịa là đặc sản của dân tộc Thái Sơn La, món ăn này có...