Quảng Bình: Sẵn sàng ứng phó trước mùa mưa bão
Mùa mưa bão 2019 được dự báo có nhiều bất thường, nhiệm vụ của Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình với công tác phòng chống lụt bão càng trở nên khó khăn hơn.
Xác định được trọng trách của mình, chi cục đang triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó trước những tình huống khó lường của thiên tai.
Cán bộ Chi cục Thủy lợi Quảng Bình kiểm tra kè tại xã Quảng Phúc (Quảng Trạch).
Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước
Quảng Bình hiện có 150 hồ chứa, 211 đập dâng thủy lợi với tổng dung tích các đập, hồ chứa khoảng 560 triệu mét khối, phục vụ tưới cho trên 55.000ha sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sinh hoạt. Trong đó có 22 hồ chứa lớn và 1 đập dâng (7 hồ điều tiết bằng cửa van); số lượng đập, hồ chứa vừa là 32 hồ và 2 đập dâng, các hồ chứa đều có tràn tự do; số hồ chứa nhỏ là 96 hồ và 12 đập dâng, các hồ chứa đều có tràn tự do.
Video đang HOT
Trong năm 2018, Quảng Bình đã triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn hồ đập một cách đồng bộ, có hiệu quả. Để có được kết quả như vậy, Chi cục Thủy lợi đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, Công ty Khai thác công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra tình hình hư hỏng, xuống cấp của các hồ chứa nước. Công tác triển khai quản lý an toàn đập thực hiện theo Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND tỉnh về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn đập của các địa phương, đơn vị.
Trong tổng số 133 hồ đập do địa phương quản lý, chưa có tổ chức nào được các cấp chính quyền huyện, xã bàn giao quản lý đích thực; các hồ đập không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa. Còn đối với 17 hồ chứa do Công ty Khai thác công trình thủy lợi quản lý thực hiện tương đối đầy đủ công tác quản lý an toàn đập, phần lớn hồ đập đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn tích nước, phòng lũ.
Đẩy mạnh quản lý hệ thống đê điều
Ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chi cục trưởng Chi Cục Thủy lợi Quảng Bình, cho biết: Nhiệm vụ chính của các tuyến đê là chống lũ sớm, lũ tiểu mãn, ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ dân sinh – kinh tế của từng vùng, từng địa phương. Đến nay, hệ thống đê điều của tỉnh đã thực sự đóng vai trò quan trọng, thiết thực, gắn liền với đời sống nhân dân trong vùng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Thực tế thấy toàn tỉnh Quảng Bình có trên 280km đê, kè cùng với gần 130 công trình qua đê, bao gồm cống, tràn các loại. Hệ thống đê điều trong tỉnh được phân loại: đê biển có 1 tuyến cấp IV, dài 5km; đê cửa sông có 11 tuyến, dài 82,5km (trong đó đê cấp IV có 4 tuyến, dài 34,9km và đê cấp V có 7 tuyến, dài 47,6km).
Hàng năm tỉnh kịp thời chỉ đạo các huyện, thị, thành phố có đê tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình đê điều, vật tư dự trữ phòng chống lụt bão làm cơ sở cho công tác hộ đê. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tiến độ việc triển khai thực hiện các chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển, đồng thời chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện xử lý sự cố các tuyến đê vùng cửa sông, ven biển bị sạt lở để kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Các địa phương xây dựng phương án phòng chống lụt, bão, hộ đê, đặc biệt tập trung vào những vị trí đê có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, các vùng bờ sông sạt lở mạnh. Đây là công việc được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão, để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều. Việc chuẩn bị vật tư dự trữ, nhân lực, phương tiện cho việc hộ đê được các cấp chính quyền địa phương coi trọng và kịp thời chỉ đạo khi cần thiết để huy động lực lượng, vật tư, phương tiện ứng cứu, nhanh chóng xử lý khi sự cố xảy ra.
Đức Sơn
Theo KTDT
Tiền Giang sẽ cung cấp nước miễn phí cho hơn 5.000 hộ dân
Tỉnh Tiền Giang có kế hoạch mở 86 vòi nước công cộng cung cấp nước ngọt miễn phí cho hơn 5.000 hộ dân.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang), trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp, địa phương có kế hoạch mở 86 vòi nước công cộng với tổng kinh phí trên nửa tỷ đồng, cung cấp nước ngọt miễn phí phục vụ hơn 5.000 hộ dân các địa bàn ven biển, ven sông, ngoài đê bao ngăn mặn thuộc các huyện duyên hải Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công.
Trước mắt, tỉnh Tiền Giang mở trên 50 vòi nước công cộng nhằm khẩn cấp giải quyết nguồn nước phục vụ nhân dân các vùng đặc biệt khó khăn, không để người dân lâm vào tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt, phải mua đổi bên ngoài với giá cao. Các vòi nước được mở phục vụ suốt mùa khô hạn 2019, dự kiến đến hết tháng 6/2019.
Bên cạnh đó, địa phương cũng khẩn cấp nạo vét các ao chứa nước ngọt trong khu vực do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp nước Tiền Giang quản lý nhằm tăng khả năng trữ ngọt; bơm bổ cấp liên tục, duy trì áp lực nước ổn định phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong suốt mùa hạn mặn gay gắt; tuyên truyền, nâng cao ý thức nhân dân trong việc tăng cường trữ nước dùng kết hợp với sử dụng nước tiết kiệm, phòng chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.
Về lâu dài, để bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân vùng duyên hải Gò Công ổn định, căn cơ, tùy theo đặc thù từng vùng, từng địa bàn, tỉnh có nhiều giải pháp đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước sinh hoạt phù hợp và mang tính chiến lược.
Cụ thể, đối với huyện Gò Công Tây đầu tư thi công 9 công trình cấp nước có chiều dài hàng chục km đưa nước về phục vụ các cụm dân cư lâu nay chưa được hưởng lợi từ hệ thống cấp nước tập trung. Đối với thị xã Gò Công đầu tư phát triển 11 tuyến ống chuyển tải nước ngọt từ nhà máy Đồng Tâm (thành phố Mỹ Tho) cách đó gần 50 km đưa về phục vụ nhân dân.
Huyện Gò Công Đông tiếp tục triển khai giai đoạn II của Dự án "Xây dựng mạng lưới đường ống tiếp nhận nước sạch từ hệ thống cấp nước Đồng Tâm phân phối cho thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông" để chuyển tải, phân phối nước sạch cho nhân dân sinh sống vùng ven biển Gò Công.
Riêng huyện cù lao Tân Phú Đông, một mặt nâng cấp, cải tạo hệ thống tuyến ống cấp nước hiện hữu để tiếp nhận, phân phối nguồn nước từ Nhà máy nước Đồng Tâm đến các trạm cấp nước trên địa bàn, một mặt tiếp tục đầu tư phát triển 34 tuyến ống cấp nước có tổng chiều dài gần 43.600 m phục vụ khoảng 1.500 hộ dân sống ở những địa bàn đặc biệt khó khăn.
Theo kế hoạch, trong mùa khô 2019, Tiền Giang đầu tư thực hiện 7 công trình, phần việc nhằm giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân vùng duyên hải Gò Công với tổng kinh phí trên 18,2 tỷ đồng. Trong các năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục đầu tư thêm trên 145 tỷ đồng thực hiện các công trình cấp nước nông thôn phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Theo Minh Trí (TTXVN)
Cà Mau: Nhiều trạm bơm tiền tỷ... "trùm mền" Bên cạnh những trạm bơm được đầu tư trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng lúa tránh được tình trạng ngập úng kéo dài vào mùa mưa, thì vẫn có những trạm bơm "trùm mền"... Nhiều trạm bơm ở Cà Mau chưa phát huy hiệu quả Theo quy hoạch sản xuất trên địa bàn xã Tân...