Quảng Bình phủ vaccine để tăng khả năng phòng COVID-19 cho người dân
Ngày 13/4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh có 241 trường hợp F0 đang được điều trị tại bệnh viện, cơ sở điều trị COVID-19, trong đó có 6 ca bệnh nặng.
Tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho người dân Quảng Bình. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, vừa góp phần khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, tỉnh Quảng Bình tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp, kiểm soát dịch, đặc biệt là tăng cường phủ vaccine phòng COVID-19.
Đến thời điểm này, người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 đạt 98,80%; người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 3 mũi đạt trên 75% và người từ 12-17 tuổi tiêm đủ 2 mũi đạt 98,44%. Quảng Bình phấn đấu đến hết quý II/2022 sẽ hoàn thành việc tiêm vaccine phòng COVID-19 tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5-12 tuổi ngay khi được phân bổ vaccine.
Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình ông Lê Thanh Tuân cho biết, ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Dự kiến, đợt này Quảng Bình sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 108.240 trẻ từ 5-12 tuổi. Để đảm bảo công tác tiêm chủng an toàn, hiệu quả, đúng quy định, ngành Y tế đã tổ chức tập huấn về chuyên môn khám sàng lọc, xử lý sau tiêm, chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất… Đơn vị cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương trong tỉnh và đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân, phụ huynh học sinh về lợi ích tiêm phòng vaccine cho trẻ, các khuyến cáo về tiêm chủng vaccine, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng; các quy định và biện pháp phòng, chống dịch an toàn…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh; thực hiện kịp thời chế độ, chính sách đãi ngộ đối với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở. Ngành Y tế cũng có kế hoạch huy động, phân công các cơ sở y tế trên địa bàn tham gia phòng, chống dịch COVID-19 và thu dung, điều trị F0; 100% người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của cơ quan có thẩm quyền…
UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch; chủ động hướng dẫn các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh có kế hoạch phòng, chống dịch để nếu dịch COVID-19 bùng phát mạnh vẫn đảm bảo vừa sản xuất, kinh doanh vừa phòng, chống dịch. Riêng Sở Y tế tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương rà soát lại đối tượng có nguy cơ cao cần tiêm vaccine để có hướng dẫn cụ thể thực hiện tiêm chủng kịp thời, hiệu quả; đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại đối với trường hợp đủ thời gian và tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên theo đúng tiến độ. Các cơ sở điều trị COVID-19 chú trọng công tác điều trị tích cực cho các bệnh nhân có chuyển biến nặng, giảm thiểu tối đa số ca tử vong; phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Tổ chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng phát huy vai trò chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn cho người dân điều trị tại nhà và chăm sóc hậu COVID-19…
Bình Dương: 'Khóa chặt' 11 phường có ca mắc F0 dày đặc
Tối 21/8, Bình Dương ghi nhận 4.505 ca mắc COVID-19 (cao nhất nước), với tổng số trên 66.000 ca từ đợt dịch thứ 4.
Trước tình hình trên, Bình Dương bắt đầu áp dụng việc "khóa chặt" 11 phường trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 22/8.
Lực lượng đoàn viên thanh niên thuộc Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tìm F0 trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN
Đáng quan ngại, số ca mắc trong ngày tập trung nhiều nhất khi sàng lọc cộng đồng với 3.083 ca (chiếm 68,4%), khu phong tỏa 921 ca (chiếm 20,4%). Có 333 ca là kết quả khẳng định PCR tại khu cách ly tạm thời (chiếm 7,4%) và 168 ca tại cơ sở y tế (chiếm 3,7%).
Trong ngày thu dung điều trị 932 bệnh nhân; 42 ca tử vong. Hiện các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang điều trị 13.598 bệnh nhân, trong đó tầng 1 có 5.722 bệnh nhân, tầng 2 có 7.286 bệnh nhân và tầng 3 có 590 bệnh nhân.
Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 66.447 ca mắc COVID-19; 550 bệnh nhân tử vong.
Theo Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, số ca F0 những ngày qua tăng cao là do tỉnh đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng. Điều đó chứng tỏ tỉnh đã đánh giá đúng nguy cơ dịch bệnh, rà soát đúng đối tượng, không để bị sót, lọt F0 trong cộng đồng. Nếu tỉnh tăng cường các biện pháp chống dịch mà không phát hiện được ca bệnh thì coi như các biện pháp chống dịch của tỉnh không hiệu quả.
Từ ngày 22/8, theo Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, 11 phường có số ca F0 dày đặc phải siết chặt 24/24 giờ trong vòng 15 ngày, gồm 7 phường của thị xã Tân Uyên (Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp) và bốn phường của thành phố Thuận An (Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa). Việc "khóa chặt" sẽ được bắt đầu từ ngày 22/8, người dân "ai ở đâu ở yên đó", "người cách ly với người, nhà cách ly với nhà". Trong thời gian "khóa chặt", người dân không được ra khỏi nhà, không được đi chợ, lực lượng quân đội sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm đến tận nơi cho người dân.
Lực lượng quân sự tỉnh Bình Dương đã xây dựng xong hệ thống khu cách ly và bệnh viện dã chiến nhằm đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo tháp 3 tầng. Sự chuẩn bị này giúp bảo đảm kịch bản 100.000 ca mắc COVID-19. Để ứng phó, Thường trực Tỉnh ủy giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế nguồn nhân lực khẩn trương điều phối, bổ sung thêm lực lượng cho hai điểm nóng của tỉnh là thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên.
Bình Dương cũng đã được Cục Dự trữ phía Nam xuất kho trước 8,3 nghìn tấn gạo để phát cho người dân và sẽ ưu tiên cho 2 địa phương nói trên bắt đầu từ ngày mai. Sau khi xuất kho 8,3 nghìn tấn gạo đợt đầu, Bình Dương sẽ được Cục Dự trữ phía Nam xuất kho thêm hơn 3 nghìn tấn gạo đợt 2. Tổng hai đợt sẽ hơn 11 nghìn tấn.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng, đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 1.070.381 trường hợp, với tổng số tiền là 614,393 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 1.204 khu vực phong tỏa với 121.963 người; 18.389 người đang cách ly tập trung; 6.872 trường hợp F1 cách ly tại nhà và 4.336 trường hợp F0 cách ly tại nhà.
Từ ngày 20-22/8/2021, Bình Dương triển khai tiêm vaccine đợt 21 và 22 gồm 265.210 liều cho các đối tượng. Với phương pháp vừa tiếp tục chiến dịch xét nghiệm diện rộng đợt 2 và tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 21, 22 với 250.000 liều.
Hỗ trợ đồng bào dân tộc vùng biên giới trong khu vực giãn cách xã hội Trưa 2/8, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết: Trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 2 trường hợp là Tr.T.N và Ng.T.L (trú tại huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) cùng trở về từ tỉnh Bình Dương đang thực hiện cách ly tập trung tại huyện Tuyên Hóa có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Lực lượng y tế...