Quảng Bình: Nông dân trẻ từ nghèo thành giàu nhờ nuôi thêm chim trĩ
Gần 3 năm qua, anh Đinh Quang Trung, thôn Minh Xuân, xã Xuân Hóa (Minh Hóa) đã tìm tòi, học hỏi để đưa giống chim trĩ về nuôi. Qua một thời gian, chàng trai trẻ mê nuôi nuôi chim trĩ này đã tạo được mô hình nuôi chim hàng trăm con, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Anh Đinh Quang Trung, bắt đầu khởi nghiệp làm kinh tế từ năm 2013. Để giúp anh vượt qua khó khăn ban đầu, các tổ chức đoàn thể, nhất là các cấp Hội Nông dân đã động viên, đứng ra tín chấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho anh vay vốn để phát triển kinh tế…
Anh Đinh Quang Trung bên đàn chim trĩ giống.
Lúc đầu, anh đầu tư mua 9 con lợn thịt vỗ béo, nuôi gà thả vườn. Qua một thời gian, đàn lợn, gà đã cho khoản thu nhập khá. Thấy được hiệu quả của việc chăn nuôi, anh tiếp đầu tư chuồng trại, đào ao thả cá, trồng thêm cây ăn quả trong vườn nhà và trồng rừng kinh tế theo hướng gia trại tổng hợp. Hơn một năm sau, gia trại của anh đã có thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Từ số tiền đó, anh tiếp tục vay mượn để mua xe ô tô tải chở hàng và tiếp tục đầu tư để phát triển chăn nuôi. Năm 2015, anh đã tìm tòi trên các phương tiện thông tin đại chúng để học cách nuôi chim trĩ… Sau đó, anh đặt mua 10 con chim trĩ giống về nuôi. Qua quá trình chăm sóc, đàn chim của anh phát triển nhanh, ít bị dịch bệnh, lại có giá trị kinh tế cao.
Video đang HOT
Anh Trung cho biết: “Kỹ thuật nuôi chim trĩ cũng không quá khó, nhưng cần phải chăm sóc và theo dõi thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị một số bệnh thông thường. Ngoài ra, phải cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ cho chim.
Đến khi chim đẻ trứng, hay chim non vừa mới nở, cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt”. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn chim trĩ của anh Trung đã phát triển mạnh, cao điểm lên đến 500 con. Hàng ngày, anh lấy trứng chim bán và mua máy ấp trứng chim trĩ để nhân rộng tổng đàn và cung cấp giống ra thị trường.
Đến nay, gia trại tổng hợp của anh Trung đã có trên 3 ha rừng nguyên liệu, 1ha ổi và cây ăn quả các loại. Đàn lợn, đàn gà, đàn chim trĩ đã cho gia đình anh thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Anh Đinh Thanh Hà, một người dân trong xã nói: “Thấy mô hình chăn nuôi, trồng trọt của anh Trung có hiệu quả, nên tôi thường đến tham quan học hỏi và mua giống chim trĩ về nuôi. Mỗi lần đến học tập, tôi và nhiều nông dân khác đều được anh chỉ dạy tận tình, anh còn đến nhà tôi để hướng dẫn cách làm chuồng nuôi chim, phòng trừ dịch bệnh, cũng như cách chăm sóc”…
Bà Đinh Thị Kim Quý, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Minh Hóa cho biết: “Anh Đinh Quang Trung là một trong những hội viên nông dân mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn. Tuy xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn, nhưng anh tích cực học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong sản xuất và áp dụng thành công vào điều kiện thực tế. Đến nay, mô hình của anh đang ngày càng cho thấy hiệu quả thiết thực, được địa phương quan tâm và nhân rộng”.
Theo X.V (Báo Quảng Bình)
Trong cơn bĩ cực: Hội Nông dân và nông dân mổ lợn đi bán
Trước cơn bĩ cực của giá lợn thấp hiện nay, Hội Nông dân Hà Nội đã cùng 1 số nông dân-chủ trang trại đã mổ lợn mang thịt ra bán tại số 33 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình. Giá bán thịt ở đây thấp hơn ngoài chợ 10-20.000đồng/kg, thấp hơn siêu thị từ 30-40.000 đồng/kg..
Sáng hôm nay, 6.4 tại Trung tâm Trợ giúp nông dân, số 33 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình (Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức điểm tuyên truyền, kết nối giữa hộ chăn nuôi với người tiêu dùng.
Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân Hà Nội, nông dân nuôi lợn mang thịt ra bán ở số 33 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình (Hà Nội). Đây là trụ sở của Trung tâm trợ giúp nông dân thuộc Hội Nông dân Hà Nội. Ảnh: Thu Hà.
Tại điểm tuyên truyền, với sự hỗ trợ của Hội Nông dân thành phố, 1 số hộ nuôi lợn đã mang lợn đã mổ để nguyên con đến và pha thịt, giới thiệu và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đây được xem như là 1 hoạt động nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về ứng cứu nông dân chăn nuôi lợn vượt qua cơn bĩ cực của giá lợn thấp kỷ lục như hiện nay...
Lợn nuôi của nông dân được Hội Nông dân và ngành thú y đảm bảo các yêu cầu về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm. Dự kiến, các doanh nghiệp thực phẩm của Hà Nội cũng sẽ có mặt tại điểm tuyên truyền để tìm hiểu, thu mua lợn nuôi cho nông dân. Dự kiến, nếu doanh nghiệp và hộ chăn nuôi gặp nhau thì doanh nghiệp sẽ thu mua lợn của nông dân cao hơn giá thị trường từ 3-5.000 đồng/kg (lợn hơi). Nhưng theo ghi nhận của phóng viên thì đến thời điểm này, chưa thấy "mặt mũi" doanh nghiệp nào cả.
Là buổi đầu tiên bán thịt lợn do chính nông dân giết mổ nên chưa nhiều người biết đến mua. Nhưng trong 3 tiếng đồng hồ buổi sáng, điểm tuyên truyền, kết nối của Hội Nông dân Hà Nội đã tiêu thụ được 3 con lợn xẻ thịt với giá bán đổ đồng là 60.000 đồng/kg. Ảnh: Thu Hà.
Ông Tô Hải Long, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội thuộc Hội Nông dân Hà Nội cho biết, giá bán thịt lợn đã pha giá đổ đồng là 60.000 đồng/kg, thấp hơn giá chợ 10-20.000 đồng/kg và thấp hơn giá siêu thị từ 30-40.000 đồng/kg... "Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố Hà Nội không kỳ vọng bán được nhiều lợn nuôi cho nông dân, nhưng mong muốn qua điểm tuyên truyền sẽ góp phần kết nối trực tiếp giữa nông dân với doanh nghiệp, giữa người chăn nuôi với người tiêu dùng, góp phần tham gia việc "ứng cứu" bà con nuôi lợn vượt qua khó khăn này...", Long bày tỏ.
Ông Tô Hải Long cũng cho biết thêm, điểm tuyên truyền, kết nối tiêu thụ lợn nuôi cho nông dân sẽ được Hội Nông dân thành phố duy trì cho tới khi tình hình tiêu thụ lợn nuôi giảm "căng thẳng"...
Địa điểm tuyên truyền, kết nối tiêu thụ lợn nuôi cho nông dân: Trung tâm trợ giúp nông dân, số 33 phố Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Liên lạc: Ông Tô Hải Long, Giám đốc Trung tâm trợ giúp nông dân Hà Nội, số điện thoại: 0934 498 668
Theo Danviet
Nuôi thỏ bán cho Nhật Bản, dân nhanh giàu Nhiều hộ nông dân muốn nuôi nhiều thỏ bán cho Nhật Bản để nhanh giàu. Nhưng không phải ai cũng đủ vốn liếng để đầu tư, mở rộng. Với mức cho vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) "khủng" lên đến 100 triệu đồng/hộ, nông dân nuôi thỏ ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã đầu tư, mở rộng quy...