Quảng Bình: Nhiều hồ đập không đảm bảo an toàn
Tỉnh Quảng Bình có khoảng 150 hồ thủy lợi nhưng có đến 56 hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế.
Nhiều hồ đập bị thấm, sạt lở và không có tràn xử lý sự cố trong mùa mưa lũ nên không đảm bảo an toàn. Do thiếu kinh phí nên trước mùa mưa lũ các công trình này vẫn chưa được sửa chữa.
Kiểm tra độ an toàn tại hồ thủy lợi Cửa Nghè
Công trình hồ thủy lợi Cửa Nghè, ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch được xây dựng từ những năm 1977, dung tích chứa 1,2 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho khoảng 600ha lúa. Năm 1985, hồ thủy lợi Cửa Nghè bị vỡ, sau đó được tu sửa nhưng do thiếu kinh phí nên chỉ được sửa tạm. Mặc dù có dung tích chứa nước lớn nhưng hiện công trình này vẫn không có tràn xả lũ sự cố, đe dọa an toàn khi mưa lũ về. Đập không an toàn nên lượng nước tích được ở hồ không nhiều dẫn đến vụ hè thu thì thiếu nước tưới. Bà Phạm Thị Dinh, người dân xã Hạ Trạch cho biết, bà con nông dân ở đây rất mong hồ Cửa Nghè đảm bảo tích nước vào mùa mưa để dành tưới tiêu trong mùa khô hạn.
Bà Phạm Thị Dinh cho biết: “Hồ đập bên kia tôi muốn đảm bảo an toàn để cho có nước tưới hằng ngày. Mùa mưa thì hồ này đầy nhưng đến mùa hạn thì cạn nước, cũng không có đầy đủ nước tưới mà dùng. Mong sao đập có nước dồi dào để bơm về đảm bảo cho mùa màng.”
Video đang HOT
Ông Nguyễn An Tư, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình cho biết, một số hồ chứa chưa được gia cố, chưa có tường chắn, cống lấy nước. Theo ông Nguyễn An Tư, hồ Cửa Nghè không có tràn sự cố rất nguy hiểm, yêu cầu phải mở rộng tràn xả lũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Một số hạng mục tại hồ Cửa Nghè xuống cấp nghiêm trọng
Ông Nguyễn An Tư cho biết: “Công ty có một số hạng mục công trình rất cần được nâng cấp, sửa chữa. Các hồ này được thi công trong những năm 1970, 1980 cho đến bây giờ xuống cấp nghiêm trọng. Mái thượng lưu có đá sạt lở xuống nhiều, đặc biệt nước thấm qua đập rất nhiều, mặc dù đã gia cố nhưng chưa triệt để, rất nguy hiểm.”
Tỉnh Quảng Bình có khoảng 150 hồ thủy lợi nhưng có đến 56 hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế. Trong đó, 39 tràn xả lũ xuống cấp, 35 hồ bị nứt, xói lở thân tràn, đuôi tràn, tiêu năng, còn 4 hồ thiếu khả năng xả lũ. Mặc dù hư hỏng nghiêm trọng nhưng các công trình này vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa. Ông Trần Xuân Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Quảng Bình cho biết, để đảm bảo an toàn hồ đập Chi cục đã yêu cầu các đơn vị vận hành thường xuyên kiểm tra an toàn các công trình, có phương án sửa chữa, bảo dưỡng các công trình trong khả năng cho phép.
Ông Trần Xuân Tiến nhấn mạnh: “Các công trình thủy lợi được xây dựng từ lâu, trong khi nguồn kinh phí từ thủy lợi phí không đáng kể nên thiếu nguồn duy tu, sửa chữa thường xuyên dẫn đến công trình nhanh hư hỏng, xuống cấp. Để đảm bảo an toàn cho các công trình trước mùa mưa bão, đề nghị các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ để nâng cấp các công trình.”
Tỉnh Quảng Bình yêu đơn vị vận hành thường xuyên kiểm tra an toàn các công trình, có phương án sửa chữa, bảo dưỡng
Phần lớn số lượng hồ đập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã xây dựng từ lâu, không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa, cán bộ quản lý hồ không có trình độ chuyên môn. Đa số công trình đều có quy mô nhỏ, do các xã, hợp tác xã quản lý. Để đảm bảo an toàn hồ đập, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị các đơn vị, địa phương bổ sung phương án phòng, chống lụt, bão cho từng công trình. Ông Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết:
Ông Trần Công Thuật cho biết: “Chúng tôi đã đề nghị kiểm tra lại đê điều, hồ đập, bây giờ có dấu hiệu lượng nước giảm rồi thì kiểm tra. Các hồ đập phải đảm bảo khi mưa lũ không vỡ đập hoặc tràn gây nguy hiểm cho vùng hạ lưu. Riêng đối với công trình thủy lợi Rào Nan hiện nay tiến độ thi công tốt, làm sao mùa lũ này không bị phá vỡ, phải có phương án chặn dòng để mùa lũ đảm bảo tốt, cho nên phải cố gắng để đẩy nhanh tiến độ.
Vụ phá rừng ở Đắk Lắk: Chỉ đạo Công an vào cuộc điều tra
Chủ tịch UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo Công an và các ngành chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ.
Liên quan đến vụ việc thâu tóm đất rừng diện tích lớn để làm "dự án" ở vùng rừng giáp ranh hai huyện Krông và Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk mà VOV đã phản ánh, hôm nay (8/6), Chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho biết, đã chỉ đạo Công an và các ngành chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ.
Ông Lê Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho biết, UBND xã Cư Pui và các ngành chức năng của huyện đã báo cáo sơ bộ tình hình có các cá nhân từ huyện Ea Kar và Thành phố Hồ Chí Minh vào khu vực hồ thủy lợi Ea Rớt thâu tóm đất rừng làm dự án.
Những hình ảnh có dấu hiệu đốt phá, san ủi đất rừng trái phép tại khu vực các "đại gia" làm dự án.
Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Cư Pui, tại Tiểu khu 1147, khu vực hồ thủy lợi Ea Rớt, hiện có 2 cá nhân mua, sang nhượng và thực hiện xây dựng, canh tác trái phép trên đất lâm nghiệp .
Trường hợp đầu tiên là ông Trần Quang Vinh (SN 1962, trú tại thôn 14, xã Ea Ô, huyện Ea Kar) khai nhận mua 27,8 ha đất rừng. Trường hợp thứ hai là ông Lê Hồng Sơn (trú tại phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) khai nhận mua 30,5 ha đất rừng.
Theo ông Vinh và ông Sơn khai nhận, toàn bộ diện tích này được mua lại từ 6 người dân địa phương. Chính quyền xã Cư Pui xác minh thông tin 6 người dân lấn chiếm đất rừng rồi bán cho ông Vinh và ông Sơn là người thuộc huyện Ea Kar, không phải người dân trên địa bàn xã.
Trước thực trạng các cá nhân thâu tóm đất rừng quy mô lớn và có những hành vi xây dựng, canh tác trái phép, đồng thời có dấu hiệu phá rừng, UBND huyện Krông Bông đã chỉ đạo Công an và các ngành chức năng huyện vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Vụ việc các "đại gia" thâu tóm đất rừng quy mô lớn ở khu vực rừng giáp ranh Krông Bông và Ea Kar cũng đã được báo cáo lên Công an tỉnh Đắk Lắk.
Phóng viên VOV đã tới thực địa "dự án" và chứng kiến tàn tích của rừng.
Trước đó, VOV đã phản ánh về thực trạng báo động phá rừng, lấn chiếm đất rừng ồ ạt tại vùng rừng giáp ranh hai huyện Ea Kar và Krông Bông. Bên cạnh người dân nghèo phá rừng lấy đất sản xuất, một số đối tượng trong mác "nhà đầu tư", cũng xâu xé đất rừng, đưa những máy móc công suất lớn vào đốt phá, san ủi đất rừng. Điều này như càng khích lệ nạn đốt phá rừng tại địa phương.
Các "đại gia" từ huyện Ea Kar và Thành phố Hồ Chí Minh được cho là đã đổ hàng tỷ đồng vào thâu tóm đất rừng để làm các "dự án" phim trường kết hợp nông nghiệp sinh thái ở khu vực hồ thủy lợi Ea Rớt. Những dự án này gây chú ý khi kèm theo những lời rỉ tai về mức độ quy mô, hoành tráng và còn có những hình ảnh có dấu hiệu đốt phá rừng, san ủi đất rừng trái phép.
VOV sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Đua nhau "vẽ" dự án để khai thác đất trái phép Thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế lợi dụng việc thực hiện các dự án xây dựng trang trại, cải tạo hồ thủy lợi... để khai thác tận thu đất dẫn đến nhiều hệ lụy. Lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, do nhu...