Quảng Bình nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu

Theo dõi VGT trên

Ngành Y tế Quảng Bình thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu tránh lúng túng khi có ca bệnh.

Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh này có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và có thể bùng phát thành dịch. Bạch hầu được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỷ lệ t.ử v.ong cao.

Quảng Bình nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu - Hình 1

Cán bộ CDC Quảng Bình hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế cơ sở.

Người nhiễm bệnh sau 2-5 ngày thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sưng hạch, ho, xuất hiện giả mạc màu xám dày ở họng và amidan, khó thở, khó nuốt. Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như viêm cơ tim, liệt thần kinh, viêm phổi… Người mắc bệnh này có thể t.ử v.ong trong vòng từ 6-10 ngày nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thời gian qua, ghi nhận rải rác một số ca bệnh trên cả nước, trong đó có 1 ca t.ử v.ong tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) và trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) có tiếp xúc gần với trường hợp t.ử v.ong này.

Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, CDC Quảng Bình tiến hành chỉ đạo, đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các dịch bệnh tại địa phương. Qua đó, các đơn vị sẽ chủ động, kịp thời phát hiện các ổ dịch mới, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh (nếu có).

Đặc biệt, đơn vị còn yêu cầu các địa phương rà soát và tiêm vét, tiêm bổ sung ngay vaccine bạch hầu cho những trẻ trong độ t.uổi nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Đồng thời, chủ động xây dựng, củng cố các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đ.ánh giá, xử lý các ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc phòng chống, khống chế ổ dịch khi cần thiết. Cùng với đó, tham mưu chính quyền địa phương chủ động chuẩn bị đầy đủ kinh phí, thuốc, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch…

Quảng Bình nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu - Hình 2

CDC Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế của trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh xá của lực lượng vũ trang.

Video đang HOT

Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp cho biết thêm, đơn vị còn thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu tránh lúng túng khi có ca bệnh. Đơn vị tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực chẩn đoán, giám sát và xét nghiệm bệnh bạch hầu cho cán bộ y tế của trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các bệnh xá của lực lượng vũ trang.

Thông tin về đặc điểm của bệnh bạch hầu, tác nhân gây bệnh, đặc điểm dịch tễ học, nguồn truyền nhiễm, phương thức lây truyền, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán điều trị, hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm, cách ly, xử lý môi trường, xử lý khi có ca bệnh/ổ dịch… được phổ biến tới đông đảo cán bộ y tế.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực giám sát phòng, chống dịch bệnh bạch hầu, công tác tập huấn còn cung cấp những kiến thức liên quan đến tiêm vaccine phòng bệnh và tiêm vaccine chống dịch.

Theo bác sĩ Tiệp, hiện tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh bạch hầu.

Quảng Bình nâng cao năng lực phòng, chống bệnh bạch hầu - Hình 3

Hiện tiêm chủng vẫn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống bệnh bạch hầu.

“Các địa phương cần tăng cường hoạt động truyền thông, vận động người dân đưa trẻ trong độ t.uổi đi tiêm chủng đầy đủ, thực hiện vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, súc miệng mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn… để phòng, chống bệnh bạch hầu”, Giám đốc CDC Quảng Bình cho biết.

Ho gà tăng cao, khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ t.uổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.

Cùng thời điểm này năm ngoái, Hà Nội chưa ghi nhận bất kỳ ca mắc ho gà nào, nhưng năm nay, số trẻ mắc đã vượt qua con số 100. Tình hình trẻ mắc ho gà cũng tăng tại nhiều địa phương khác.

Ho gà tăng cao, khuyến cáo biện pháp phòng bệnh - Hình 1

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ t.uổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 116 ca ho gà. Đây là con số gia tăng bất thường bởi cùng kỳ 2023 không ghi nhận ca bệnh.

Các ca bệnh hiện được ghi nhận rải rác, tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ nhỏ chưa đến t.uổi tiêm vắc-xin hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin có thành phần ho gà.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, ho gà có biểu hiện và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đáng lo ngại, đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan cao, thời gian ủ bệnh dài.

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong trường hợp trẻ mắc bệnh ho gà như viêm phổi nặng, là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng; biến chứng viêm não với tỷ lệ t.ử v.ong cao...

Trẻ mắc ho gà còn có thể có các biến chứng như: Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng; trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi; xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác... Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.

Các triệu chứng ho gà thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Đa phần trường hợp bệnh nặng tập trung ở bé dưới 2 t.uổi, đặc biệt dưới 12 tháng t.uổi. Cần lưu ý, người lớn bị ho gà thường nhẹ nên dễ chủ quan và trở thành nguồn lây nhiễm chính cho trẻ nhỏ trong nhà.

T.rẻ e.m dễ bị bệnh ho gà tấn công, đặc biệt nhóm dưới 1 t.uổi bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.

Ở nhóm chưa đủ t.uổi tiêm chủng (dưới 2 tháng), bé phụ thuộc vào kháng thể từ mẹ. Trẻ sinh ra từ người mẹ được tiêm phòng giúp giảm 91% nguy cơ mắc ho gà trong những tháng đầu đời so với trẻ có mẹ không chủng ngừa.

Để dự phòng ho gà, theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, tiêm vắc-xin là quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Để chủ động phòng chống, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng t.uổi. Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng. Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng t.uổi.

Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ.

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ t.uổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.

Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.

Các bậc phụ huynh cần phân biệt ho gà và ho thông thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Khi nghi ngờ mắc bệnh ho gà hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh như có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài; ăn kém, nôn chớ nhiều; ngủ ít; thở nhanh/khó thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, xác định căn nguyên và hỗ trợ điều trị sớm.

Với trẻ đã mắc ho gà, theo bác sĩ CK1 Bùi Thu Phương, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, khi mắc ho gà, trẻ cần được nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, ít ánh sáng, thoải mái, tránh lo lắng, tránh môi trường có các yếu tố nguy cơ như khói t.huốc l.á, bụi tiếng ồn, nhiều chất kích thích.

Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, tránh ăn quá nhiều bữa trong ngày. Cần theo dõi sát cơn ho của trẻ, cung cấp đủ oxy và máy hút khi cần thiết

Kháng sinh: Cần cho sớm. Chỉ định khi nghi ngờ hoặc chẩn đoán xác định mắc ho gà cho trẻ dưới 1 tháng t.uổi trong vòng 6 tuần từ khi khởi phát cơn ho, trẻ trên 1 t.uổi thì trong vòng 3 tuần từ khi khởi phát cơn ho.

Có thể sử dụng kháng sinh Erythromycin, clarithromycin hoặc Azithromycin với trẻ> 1 tháng t.uổi. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng chỉ nên dùng Azithromycin.

Một số điều trị khác: Corticoid thường không được khuyến cáo; IVIG chung không chứa kháng thể đặc hiệu không được chỉ định trong bệnh ho gà...

Điều trị suy hô hấp: Bệnh nhân cần được thở oxy khi có các biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, gắng sức, tím tái, SpO2 dưới 92 % khi thở khí trời. Đặt ống nội khí quản và hỗ trợ hô hấp sớm khi có các dấu hiệu suy hô hấp nặng và/ hoặc có dấu hiệu suy tuần hoàn.

Điều trị tăng áp lực động mạch phổi, thay m.áu hoặc màng trao đổi oxy ngoài cơ thể( ECMO): Chỉ định và thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có điều kiện chăm sóc và theo dõi sát cho trẻ.

Cách ly: Trẻ nhập viện cần được thực hiện các biện pháp dự phòng chuẩn, các biện pháp dự phòng lây qua đường hô hấp được khuyến cáo ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu điều trị kháng sinh. Nên cách ly trẻ 3-4 tuần để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, giảm các kích thích cho trẻ và tránh các mối lo lắng bị lây bệnh cho các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra cần dự phòng sau phơi nhiễm bằng kháng sinh cho những người trong gia đình tiếp xúc gần với trẻ và những người chăm sóc trẻ ở bất kỳ t.uổi nào, t.iền sử tiêm phòng và có triệu chứng hay không. Tiêm phòng cho những người tiếp xúc gần cũng nên được xem xét.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra khi ăn khoai lang vào buổi sáng trong thời gian dài?
07:13:27 20/08/2024
Chân tay lạnh quanh năm - triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm
18:19:25 20/08/2024
6 lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận của tía tô
08:33:30 21/08/2024
Làm sao để biết mình bị cường giáp?
21:28:34 21/08/2024
Người đàn ông ngưng tim 2 lần sau khi sử dụng thuốc trị tiểu đường gia truyền
20:55:03 21/08/2024
Bổ sung canxi, vitamin D đúng cách để tốt cho xương
08:48:22 20/08/2024
Ngứa mắt dùng thuốc gì?
11:50:35 21/08/2024
Suýt t.ử v.ong vì dùng thuốc gia truyền chữa tiểu đường
18:32:43 21/08/2024

Tin đang nóng

NSƯT Ngọc Quỳnh: 'Đây không phải lần đầu tôi bỏ vợ'
22:04:47 21/08/2024
Nhà sản xuất 'Sao nhập ngũ' lên tiếng về dư luận tiêu cực của em gái Trấn Thành
22:39:46 21/08/2024
Showbiz lại có thêm một cặp đôi phim giả tình thật: Nhà trai 10 năm chưa từng thất bại, nhà gái đẹp kinh diễm
23:28:58 21/08/2024
'Hoa khôi bolero' bị bạn lừa t.iền, tình duyên lận đận, 33 t.uổi vẫn sợ yêu
22:48:42 21/08/2024
Hoa hậu Jennifer Phạm góc nghiêng xinh đẹp, Cù Thị Trà tình tứ bên Việt Anh
22:56:47 21/08/2024
Hoàng Thùy bị dân mạng quay lưng chỉ trích sau drama với Thanh Hằng, chuyện gì đây?
22:28:19 21/08/2024
Hoa hậu sinh năm 2004 lấy chủ tịch hơn 16 t.uổi: "Tôi chọn chồng vì đạo đức"
22:23:09 21/08/2024
Quyền Linh 'sốc' khi kiến trúc sư quỳ gối cầu hôn cô giáo ngay lần đầu gặp
21:38:02 21/08/2024

Tin mới nhất

Bảo tồn đôi chân cho người bệnh mắc ung thư xương

06:31:49 22/08/2024
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Chuyên ngành Ngoại, Hệ thống Y tế Vinmec cho biết với công nghệ mổ 3D, Vinmec đạt được độ chính xác giải phẫu lên đến 98%, mang lại những kết quả và tác động kỳ diệu vượt xa mong đợi.

Chữa bệnh theo lời đồn, một phụ nữ bị ngộ độc lá lộc mại

06:22:10 22/08/2024
Được biết, người bệnh có t.iền sử táo bón kéo dài, nghe nói lá lộc mại (còn gọi là lá du mại) có thể chữa được táo bón nên đã lấy lá sắc trong ấm và lấy nước uống.

Nghiên cứu mới phát hiện thêm lợi ích ấn tượng của việc đi bộ

06:12:28 22/08/2024
Nghiên cứu cho thấy, tốc độ đi bộ trung bình 3-4,8km/giờ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 15% so với người đi bộ nhàn nhã 3km/giờ hoặc khoảng 60 bước mỗi phút bất kể khoảng cách đi được.

Viêm túi mật có nguy hiểm không?

20:47:40 21/08/2024
Để chẩn đoán viêm túi mật thì khi xét nghiệm m.áu số lượng bạch cầu thường tăng. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường biến đổi và không đặc hiệu, bởi vậy cần đến các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán xác định.

Cứu sống mẹ con sản phụ bị nhau bong non thể nặng hiếm gặp

19:43:13 21/08/2024
Sản phụ được chỉ định sử dụng thuốc tăng co bóp kết hợp mổ xử trí. Ca mổ kéo dài gần 60 phút và bảo tồn được tử cung. Sáu ngày sau can thiệp, sức khỏe mẹ và bé ổn định.

Thái Lan ghi nhận một ca nhiễm đậu mùa nghỉ nghi là chủng mới

19:38:00 21/08/2024
Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng tấy và đau lưng. Bệnh nhân cũng thường phát ban từ một đến 3 ngày sau khi xuất hiện sốt.

Bệnh suy tim và những điều cần biết

19:34:51 21/08/2024
Suy tim có thể xảy ra mọi lứa t.uổi. Ở t.rẻ e.m là do bệnh tim bẩm sinh thường không được can thiệp, phẫu thuật kịp thời. Ở người lớn, t.uổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh suy tim, đặc biệt ở người trên 80 t.uổi.

Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở khám, điều trị

19:27:52 21/08/2024
Nhận định nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan và bùng phát trong các cơ sở khám, điều trị bệnh, Sở Y tế Cà Mau tổ chức các đoàn đến kiểm tra, đôn đốc việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo...

Quảng Ngãi ghi nhận ca sởi đầu tiên trong năm 2024

19:25:27 21/08/2024
Sởi là bệnh do virus sởi gây ra và lây qua đường hô hấp. Triệu chứng của bệnh sởi ở t.rẻ e.m và người lớn đều có đặc trưng chung là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban.

Ba không khi ăn nước mắm

10:02:36 21/08/2024
Khi phân tích hàm lượng muối của 157 sản phẩm nước sốt phổ biến, các tác giả phát hiện nước mắm mặn nhất. Bởi vậy, những đối tượng cần ăn nhạt như người có huyết áp cao, mắc ung thư, bệnh xương khớp, tiểu đường nên hạn chế ăn nước mắm.

Người dân Buôn Ma Thuột còn lơ là, chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết

08:31:20 21/08/2024
Qua tuyên truyền của cán bộ y tế thì tôi thấy việc chứa nước trong mấy bể lu thế này cũng gây ra sốt xuất huyết. Từ nay trở đi tôi không chứa nước trong mấy cái lu".

Đắk Nông tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vùng dân tộc thiểu số

08:26:08 21/08/2024
Tại một số vùng, giao thông đi lại khó khăn, thôn, bon cách xa cơ sở y tế. Việc cung cấp dịch vụ y tế chăm sóc SKSS-KHHGĐ tại các trạm y tế xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện 5 cặp đôi Vbiz hẹn hò, 1 điểm chung khó ngờ

Sao việt

06:52:39 22/08/2024
Chưa khi nào Vbiz lại rần rần tin hot như hiện nay khi nhiều cặp đôi bị khui chuyện tình cảm. Nhưng không biết vô tình hay cố ý mà những tin tình ái này đều lựa đúng một nơi để bùng nổ , đó chính là sân tập pickleball.

Cháy lớn thiêu rụi nhà kho tại Di Linh (Lâm Đồng), cột khói cao hàng trăm mét

Tin nổi bật

06:42:28 22/08/2024
Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khu vực 3 (đóng tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) cũng khẩn trương điều động xe chữa cháy và hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường tiếp ứng.

Vợ Đăng Khôi có làn da căng mọng, khỏe đẹp nhờ nguyên tắc chăm sóc ai cũng làm được

Làm đẹp

06:40:44 22/08/2024
Ngoài ra, vợ Đăng Khôi không ngại dùng công nghệ vào việc chăm sóc nhan sắc. Thủy Anh đưa ra quan điểm: Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của phụ nữ, người ta nói Không có phụ nữ xấu, chỉ có phụ nữ không biết làm đẹp .

5 mẫu chân váy dài chuẩn thanh lịch dành cho những ai thích diện đồ tối giản

Thời trang

06:40:37 22/08/2024
Bổ sung chân váy cho tủ đồ là cách hay để thời trang mùa thu của chị em thêm phần nữ tính, đa dạng. Chân váy còn là món đồ thích hợp để mặc trong nhiều hoàn cảnh, như đi chơi hay tới công sở.

Phương Mỹ Chi sẽ hát rock trong School Tour xuyên Việt 'Vũ trụ cò bay'

Nhạc việt

06:35:21 22/08/2024
Phương Mỹ Chi công bố thực hiện School Tour xuyên Việt mang tên Vũ trụ cò bay, biểu diễn hoàn toàn miễn phí. Trong tour diễn, nữ ca sĩ cũng sẽ giới thiệu 4 ca khúc mới và đặc biệt lần đầu hát... rock.

Diễn viên nhí phim 'Trạm cứu hộ trái tim' gây ấn tượng khi trình diễn thời trang

Phong cách sao

06:35:18 22/08/2024
Kitty Bảo Anh - diễn viên nhỏ t.uổi nhất phim Trạm cứu hộ trái tim vừa tham gia trình diễn giới thiệu bộ sưu tập mang tên The Charm của NTK Yến Ngô.

Cận cảnh con cá chép Koi nặng 7,5 kg sống được 226 năm

Lạ vui

06:33:53 22/08/2024
Theo tờ Times now news, con cá Koi màu đỏ này sinh năm 1751 tại Nhật Bản. T.uổi thọ trung bình của một con cá chép Koi đỏ là khoảng 40 năm. Tuy nhiên, Hanako đã sống cho tới những năm 1970 và qua đời ở t.uổi 226.

Con gái 16 t.uổi của "Hoa hậu đóng c.ảnh n.óng" chuẩn bị bước vào showbiz, nhan sắc không phải dạng vừa

Sao châu á

06:26:51 22/08/2024
Nhiều người hi vọng sớm nhìn thấy Lưu Thi trong showbiz bởi vô cùng yêu thích vẻ đẹp nhẹ nhàng và khí chất của cô bé.

Cách nấu cháo gà nấm rơm thơm ngon, bổ dưỡng cho bữa sáng

Ẩm thực

06:12:47 22/08/2024
Để có nồi cháo gà nấm rơm thơm ngon, hấp dẫn, các bạn có thể tham khảo cách nấu của trong bài viết dưới đây nhé.

'Pacific Rim' có phim truyền hình t.iền truyện

Hậu trường phim

06:10:29 22/08/2024
Thương hiệu Pacific Rim (Đại chiến Thái Bình Dương) sau nhiều phần phim điện ảnh đã được hãng Legendary phát triển loạt phim truyền hình t.iền truyện đầu tiên, theo Variety.

Hàn Quốc tập trận tại khu vực đang tranh chấp, Nhật Bản phản ứng

Thế giới

06:09:16 22/08/2024
Quần đảo Takeshima Dokdo là một nhóm đảo nhỏ ở biển Nhật Bản, cách đảo Honshu của Nhật Bản và phía Đông Nam của Bán đảo Triều Tiên khoảng 220km. Đảo có tên quốc tế là Liancourt, được người Pháp phát hiện vào năm 1849.