Quảng Bình lo ngại bùng phát sốt xuất huyết giữa dịch COVID-19
Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, người dân không nên chủ quan, lơ là các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Nếu có đủ các điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì rất dễ bùng phát bệnh trên diện rộng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 243 ca sốt xuất huyết, giảm so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số ca mắc cao nhất ở huyện Bố Trạch 80 ca, Lệ Thủy 65 ca, Quảng Trạch 16 ca, Quảng Ninh 19 ca…. có 62 trường hợp là trẻ em, không ghi nhận trường hợp tử vong.
Số ca mắc sốt xuất huyết nghi nhận tại Quảng Bình đến nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, cùng với công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế Quảng Bình đang tăng cường công tác giám sát, lồng ghép tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương.
BS Huỳnh Công Hùng, Trưởng khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC Quảng Bình cho hay, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra, có thể gây thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc. Muỗi vằn là vật chủ trung gian truyền bệnh, loài muỗi này hay đốt ban ngày, thường vào buổi sáng sớm và chiều tà.
“Hiện nay, một số người dân vẫn chưa có thói quen diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy một cách triệt để, tâm lý chủ quan, cộng với tình hình thời tiết hiện nay đang bước vào mùa mưa, cũng tạo điều kiện cho muỗi sinh sản phát triển mạnh, nhanh chóng và gây bệnh”, BS Huỳnh Công Hùng cho biết.
Ngành y tế Quảng Bình đang tăng cường công tác giám sát nhằm ngăn chặn dịch sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Thời gian qua, với mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, không để dịch sốt xuất huyết xảy ra trên diện rộng. Cùng với đó đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống sốt xuất huyết, CDC Quảng Bình đã phối hợp các Trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, thị xã chủ động giám sát ca bệnh, điều tra muỗi, lăng quăng để biết sự biến động bất thường của các chỉ số vector truyền bệnh tại các vùng trọng điểm. Từ đó, các biện pháp can thiệp được triển khai để ngăn chặn sự bùng phát dịch sốt xuất huyết một cách kịp thời, hiệu quả.
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, BS Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, để thực hiện công tác phòng chống dịch trong đó có dịch sốt xuất huyết, ngành y tế đã chỉ đạo tất cả các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các trường hợp có nguy cơ cao có thể bùng phát dịch.
Theo BS Hải, hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao. Hiện thời tiết tại tỉnh Quảng Bình vẫn đang trong mùa mưa, nếu người dân không dọn sạch các vật dụng đọng nước, đậy kín lu chứa nước, vệ sinh môi trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh trưởng, phát triển, sẽ kéo theo nhiều ca bệnh sốt xuất huyết xuất hiện.
Cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.
“Với khẩu hiệu “không có muỗi, không có lăng quăng, không có bệnh sốt xuất huyết”, người dân hãy ngủ màn, thường xuyên phát quang bụi rậm quanh nhà, che đậy các dụng cụ chứa nước không sử dụng để tránh muỗi phát triển”, BS Phan Thanh Hải khuyến cáo.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành công văn về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021-2022. UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu thực hiện nghiêm các nội dung quy định tại Nghị quyết số 128 của Chính phủ; Quyết định số 4800 của Bộ Y tế và các chỉ đạo của tỉnh về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19.
Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2021 – 2022. Chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm nhanh, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội…
Mùa mưa, chủ động phòng sốt xuất huyết từ thói quen sinh hoạt
Mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.
Đây là bệnh có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang còn nhiều biến động, càng không thể để tình hình "dịch chồng dịch" gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Phòng ngừa bệnh dễ dàng từ thói quen sinh hoạt
Vấn đề được xem là cốt lõi làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh chóng hiện nay có lẽ là việc người dân vẫn chưa có thói quen diệt muỗi, diệt lăng quăng một cách triệt để trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày ngay tại nhà, chính những thói quen này, cộng với tình hình thời tiết hiện nay và tâm lý chủ quan cũng là cơ hội khiến muỗi sinh sản nhanh chóng và gây bệnh.
Ngành Y tế kiểm tra công tác phòng bệnh sốt xuất huyết tại hộ dân.
Bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tự phòng, chống tại nhà, cần lưu ý, mỗi ngày chỉ cần vài phút phút là có thể ngăn ngừa bệnh.
Hiện nay, theo khuyến cáo của Bộ Y tế biện pháp chủ yếu và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy:
- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước.
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng/bọ gậy.
- Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ thường xuyên để đảm bảo đồ chứa nước luôn sạch sẽ, không tạo môi trường sinh sôi cho loăng quăng/bọ gậy.
- Thu gom và hủy các vật phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ,... dọn dẹp vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
- Thả muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước các bình cắm hoa thường xuyên.
Phòng chống muỗi đốt:
- Mặc quần áo dài, kể cả ở nhà.
- Ngủ trong màn bất kể là ngày hay đêm.
- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem bôi đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi... để tránh bị đốt.
- Nếu nhà có trường hợp mắc bệnh thì nên cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Tuy nhiên, ngoài những thói quen phòng, chống bệnh từ bên ngoài kể trên, một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước cho cơ thể và ăn các loại quả chứa nhiều Vitamin C, cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.
Trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em, nhưng hiện nay rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này khá cao. Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở các khớp. Các triệu chứng của bệnh từ thể nhẹ đến thể nặng sẽ lần lượt xuất hiện, thậm chí một số trường hợp có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Bệnh sốt xuất huyết có lây không?
Sốt xuất huyết là bệnh không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Virus gây bệnh sốt xuất huyết chỉ lây bệnh bằng con đường muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người khỏe mạnh qua vết đốt.
Không có sự lây truyền trực tiếp bệnh sốt xuất huyết từ người sang người.
Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích (đốt) người bệnh. Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh.
Ai có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết?
Những người sống hoặc đi du lịch đến những quốc gia ở vùng nhiệt đới hoặc các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao đều có khả năng bị nhiễm virus sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao hơn bao gồm:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai (virus có thể truyền từ mẹ sang thai nhi)
Người cao tuổi
Người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương
Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè Bên cạnh nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19, các địa phương cần chủ động hơn nữa đối với công tác phòng, chống các dịch bệnh mùa hè, nhất là các bệnh tay chân miệng (TCM), sốt xuất huyết (SXH)... Hiện thời tiết ở nước ta đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm tại khu vực miền bắc và mùa mưa bắt...