Quảng Bình: Làng đồi gò trước nghèo rớt mồng tơi nay đổi đời nhờ trồng thứ sâm bổ dưỡng này đây
Trên vùng gò đồi của xã Sơn Lộc, hoa sâm Bố Chính đang vào mùa nở rộ…Là một trong những vùng đất “kinh tế mới” của huyện Bố Trạch ( tỉnh Quảng Bình), sau hơn ba thập niên xây dựng, tìm hướng đi đúng và phát huy tiềm năng thế mạnh, Sơn Lộc hôm nay bừng lên sức sống mới, diện mạo làng quê khang trang.
Từ một xã miền núi với dân cư thưa thớt, đến nay, Sơn Lộc có 760 hộ với trên 2.600 nhân
khẩu. Đảng bộ xã có 150 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ; trong đó có 5 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ các đơn vị.
Cách đây khoảng 5 năm trước, xã Sơn Lộc được đánh giá là một xã với nhiều khó khăn của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cấp ủy, chính quyền nơi đây luôn bộn bề nỗi lo từ đời sống, việc làm, thu nhập của mỗi người dân đến cơ sở hạ tầng nông thôn vừa thiếu vừa yếu. Bài toán về xây dựng nông thôn mới (NTM) thực sự nan giải đối với Sơn Lộc khi toàn xã chỉ đạt 6 tiêu chí NTM.
Với những trăn trở không ngừng của lãnh đạo địa phương, sự hỗ trợ của cấp trên và đồng lòng, đoàn kết của người dân, đến nay, xã Sơn Lộc đã tìm ra hướng đi đúng và đang vững vàng tiến dần trên chặng đường phía trước, đặt ra mục tiêu đặt đạt chuẩn NTM vào năm 2021.
Sâm Bố Chính đơm hoa trên vùng đất “kinh tế mới” xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Cùng chúng tôi dạo quanh trên các vùng đồi trồng sâm Bố Chính đang vào mùa hoa nở rộ, thăm các mô hình phát triển kinh tế của địa phương, đồng chí Hoàng Đăng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lộc cho biết, trên địa bàn hiện xã hiện có 1 HTX sản xuất, kinh doanh nấm sạch và 1 công ty nông nghiệp xanh chuyên các mặt hàng nông sản, sản xuất và chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Nhiều trang trại chăn nuôi và gia trại tổng hợp ở xã Sơn Lộc có quy mô khá bài bản. Đây là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng NTM mà xã đã đạt được. Toàn xã hiện có 15 tiêu chí NTM đạt và một vài tiêu chí xấp xỉ hoàn thành. Nhưng cơ bản vẫn là đời sống của người dân khá ổn định với mức thu nhập 38 triệu đồng/người/năm.
“Nếu như xuất phát điểm còn lắm khó khăn thì nay Sơn Lộc đã có kết cấu hạ tầng hoàn thiện: từ điện, trạm đến trường học đều được xây dựng khang trang; 5/5 thôn có nhà văn hóa, sân vận động; từ giao thông nông thôn đến thủy lợi nội đồng đều được bê tông và cứng hóa. Xã đã mở rộng nhiều vùng sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện đất đai…, từ đó, nâng cao giá trị văn hóa tinh thần, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị diện tích hay trên một sản phẩm…, Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đăng Sơn chia sẻ thêm.
Theo đồng chí Hoàng Đăng Sơn, năng suất sản lượng lúa ở xã Sơn Lộc năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2015, năng suất lúa chỉ đạt 45 tạ/ha, sản lượng 1.200 tấn thì nay, năng suất đạt 51 tạ/ha, sản lượng 1.400 tấn.
Hiện, bà con nông dân trong xã đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ đông-xuân. Đây là một trong những vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay, với năng suất lúa ước đạt gần 53 tạ/ha.
Video đang HOT
Để mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, ngoài phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, cơ giới hóa, những năm qua, xã Sơn Lộc chú trọng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Các hoạt động buôn bán, kinh doanh cũng được nhân rộng và phát triển mạnh. Toàn xã hiện có gần 100 xe ô tô, máy nông nghiệp các loại để phục vụ nông nghiệp và dịch vụ vận tải hàng hóa; 87 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ và vừa.
Dưa hấu ở vùng đồi Sơn Lộc, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) đậm đà, được thương lái đến thu mua tận nơi.
Ngoài ra, để giải quyết thêm việc làm cho người dân, Sơn Lộc chủ động liên kết với các trung tâm, trường dạy nghề của tỉnh để giới thiệu cho con em trên địa bàn tham gia đào tạo nghề, tư vấn tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động. Bình quân hàng năm, toàn xã có trên 100 lao động có việc làm mới; trong đó có 50 người xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Quảng Trị: Loài thú rừng quý hiếm xuống đường cắn trọng thương người, chưa tìm ra cách xua đuổi
Trên cơ sở quy hoạch NTM, xã đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại lớn, bỏ dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ. Trên địa bàn xã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn. Điển hình có mô hình chăn nuôi lợn từ 100 đến 200 lợn nái ngoại và từ 150 đến 200 lợn thịt/lứa; mô hình kết hợp nuôi cá-lúa khép kín ở thôn Đồng Sơn, Thanh Lộc đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Để các loại nông sản của bà con nông dân trên địa bàn sản xuất có đầu ra thuận lợi, xã đã tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả với việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Một trong những chuỗi sản xuất có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở Sơn Lộc là mô hình trồng cây dược liệu của Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Quảng Bình (ở thôn Đồng Sơn). Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo của công ty được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP, đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Ông Phan Văn Tiến, đại diện Công ty Nông nghiệp xanh Quảng Bình cho hay: “Công ty hiện có 9ha sâm Bố Chính, 1ha cà gai leo đang giai đoạn phát triển, sắp cho thu hoạch. Hy vọng thời tiết “mưa thuận, gió hòa” như dịp này, trong thời gian tới, công ty chúng tôi sẽ lãi hàng trăm triệu đồng nhờ thu hoạch sâm củ. Từ các mô hình, công ty có doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/năm; tạo được việc làm thường xuyên cho 15 lao động và 30 lao động thời vụ với mức lương bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng.”
Kinh tế phát triển, đời sống người dân tăng lên nên khi phát động phong trào chung sức xây dựng NTM, Sơn Lộc nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân.
Ông nông dân nuôi nhiều trâu nhất ở Hà Nội nói gì về lệnh cấm chăn nuôi trong nội thành?
Đàn trâu gần 200 con có giá tiền tỉ được chăn thả trên khu đất bồi sông Hồng, dưới chân cầu Vĩnh Tuy đang có tương lai bất định trước lệnh cấm chăn nuôi trong nội thành Hà Nội.
Là người góp công tôn tạo, khai hoang, phục hóa khu đất bồi sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, gia đình bà Ngô Thị Hải (trú tại phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội) cũng chăn nuôi, trồng trọt gần 30 năm trên khu đất này.
Đàn trâu nhà bà Hải gần 200 con được chăn thả ở bãi nổi sông Hồng, nằm ngay dưới chân cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Tùng Giang.
Sau khi chật vật với nghề trồng trọt, đến năm 1993, gia đình bà Hải bắt đầu nuôi con trâu đầu tiên bằng số vốn vay mượn là 1,8 triệu đồng. Từ đó đến nay, đàn trâu sinh trưởng khỏe mạnh, mỗi năm cho ra đời những lứa trâu mới, thu về hàng trăm triệu đồng.
Nổi tiếng là gia đình sở hữu đàn trâu "đẹp mã" nhất vùng bãi nổi sông Hồng và được mệnh danh là một "chuyên gia" trong chăn nuôi đàn trâu khoẻ mạnh, to béo với gần 200 con, nhưng dịch COVID-19 đã khiến nhiều người làm kinh doanh như gia đình bà Hải phải điêu đứng.
Mỗi năm đàn trâu lại cho ra đời những lứa trâu mới, thu về hàng trăm triệu đồng cho gia đình bà Hải.
Bà Hải chia sẻ, dịch COVID-19 kéo dài làm tăng những khoản nợ ngân hàng của gia đình khi đầu tư chăn nuôi, còn đàn trâu gần 200 con thì không có đầu ra.
Trăn trở với lệnh cấm không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm bà Hải cho biết: "Việc cấm chăn nuôi trong nội thành khiến chúng tôi như ngồi trên đống lửa vì cả 2 vợ chồng đã gần 60 tuổi. Hiện giờ, đàn trâu có 70 con đang chửa, nếu phải giải quyết thì cũng không ai mua".
Ngoài ra, để chăn dắt được đàn trâu có số lượng khủng, gia đình bà Hải đang tạo công ăn việc làm cho 5 lao động người dân tộc thiểu số với mức lương khoảng 5 - 7 triệu đồng/người.
Người chăn trâu trên bãi đất bồi dưới chân cầu Vĩnh Tuy.
Anh Giàng Văn Phúc (sinh năm 1994, quê ở Hà Giang) cho biết, trước đây anh làm shipper, nhưng vì dịch COVID-19 mà công việc không suôn sẻ. Chăn trâu trên bãi bồi sông Hồng đã giúp anh có thu nhập ổn định trong mùa dịch trong thời gian này.
"Mỗi ngày, công việc của tôi chỉ xoay quanh trông nom đàn trâu, ít tiếp xúc với người ngoài khi dịch COVID-19 bùng phát. Nếu mất công việc này những người lao động như tôi không biết phải xoay sở thế nào".
Ảnh 2: Anh Giàng Văn Phúc dành 10 tiếng mỗi ngày chăm nom đàn trâu.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch UBND Phường Long Biên cho rằng, việc chăn nuôi theo mô hình thủ công, tự phát đang làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe và cảnh quan đô thị. Nên HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm trong nội thành và các thị trấn thuộc Hà Nội là điều cần thiết.
Cũng theo ông Kiên, trước khi Nghị quyết được ban hành, UBND phường Long Biên đã vào cuộc, thực hiện kế hoạch dưới sự chỉ đạo của quận về việc giảm đàn, dừng chăn nuôi trong khu dân cư.
"Cái khó là nhiều hộ chăn nuôi gia súc làm kinh doanh đều là những người cao tuổi, khó tiếp cận với việc làm mới. Về việc này, phường cũng đang nỗ lực định hướng, tìm việc làm phù hợp cho người nông dân", ông Kiên nói.
Trước đó, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và chính sách hỗ trợ di dời những cơ sở này.
Theo đó, 12 quận, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây và 5 thị trấn của Hà Nội không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm, trừ việc nuôi động vật cảnh, phục vụ thí nghiệm. Quy định cấm được áp dụng từ ngày 1.8.2020.
Nghị quyết của HĐND TP. Hà Nội áp dụng nhằm khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp trong thành phố. Việc cấm chăn nuôi ở đô thị cũng giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống, bảo vệ sức khỏe người dân.
Mang thứ gà lạ "đen như cục than" từ nước ngoài về nuôi, trai Cần Thơ quyết làm giàu Sau khi tốt nghiệp trung cấp thủy sản, năm 2008, anh Phan Minh Cường, ở phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP.Cần Thơ) đăng ký xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Trong 7 năm làm việc ở xứ người, anh Cường hoàn thành mục tiêu tích lũy vốn liếng và còn nắm bắt được ý tưởng khởi nghiệp với giống gà đen...