Quảng Bình khởi công dự án thành phần 1 đường ven biển
Ngày 24/1, tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Giao thông Vận tải tổ chức khởi công dự án thành phần 1 đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3.
Lễ khởi công Dự án thành phần 1-Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3.
Với chiều dài trên 86 km, dự án có tổng kinh phí đầu tư gần 2.200 tỷ đồng, chia làm 3 đoạn và đi qua 6 huyện, thị xã, thành phố. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Dự án đường ven biển hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho các làng quê bên chân sóng.
Mặc dù những năm qua, với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, sự phát huy mạnh mẽ nội lực địa phương và tinh thần tự lực tự cường của nhân dân, nhưng kinh tế của một số địa phương ven biển còn nhiều khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn hạn chế.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thắng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, dự án đường ven biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của Quảng Bình. Dự án hoàn thành sẽ tạo sự kết nối thông suốt không chỉ về hạ tầng, mà đóng vai trò trọng yếu trong bảo đảm quốc phòng – an ninh, tạo “cú hích” mạnh mẽ cho du lịch, dịch vụ biển, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, cứu hộ cứu nạn, phòng chống thiên tai…
Thời gian tới, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục sát cánh cùng Sở Giao thông Vận tải, tạo mọi điều kiện tốt nhất để dự án được triển khai thuận lợi, đưa vào khai thác sử dụng theo đúng mục tiêu, hiệu quả và tiến độ đề ra; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan đề cao trách nhiệm với tinh thần “việc của chủ đầu tư là việc của mình”, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư triển khai dự án; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng về thủ tục đầu tư xây dựng thi công xây dựng công trình đảm bảo chất lượng cao nhất; đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường theo quy định, quan hệ thật tốt với cộng đồng dân cư trong vùng dự án…
Trong phát triển kinh tế, tuyến đường này sẽ tạo sự liên hoàn, đồng bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để Quảng Bình nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa các dự án lớn, góp phần hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và giai đoạn tiếp theo.
Video đang HOT
Tuyến đường này cũng sẽ kết nối trục Nam Hà Tĩnh và đường ven biển tỉnh Quảng Trị thành hệ thống thông suốt, thống nhất, tạo hành lang thông thoáng cho cả khu vực, hứa hẹn nhiều đổi thay tích cực cho các địa phương Bắc miền Trung.
Lễ khởi công Dự án thành phần 1 – Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3.
Dự án đường ven biển được đầu tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và nhân dân ven biển, mở ra những hướng đi mới, kết nối gần hơn với các trung tâm kinh tế – xã hội, nhanh chóng bắt kịp nhịp độ phát triển của tỉnh nhà. Trong tương lai không xa, giấc mơ về những đô thị sầm uất, những làng quê trù phú ven biển với các ngành nghề chủ lực như du lịch, dịch vụ biển… sẽ thành hiện thực, đời sống nhân dân không chỉ ấm no mà thực sự mạnh giàu…
Chi chít bẫy chim, cò giăng khắp cánh đồng, Quảng Bình ra chỉ đạo "nóng"
Để ngăn tận diệt chim trời, săn bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã, Quảng Bình triển khai nhiều giải pháp.
Ngăn chặn nạn "tận diệt" chim trời
Thời gian qua, nạn tận diệt chim trời trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã diễn biến phức tạp.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, trên cánh đồng của huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), những bẫy chim, cò được đặt nhiều trên đồng ruộng, người săn chỉ chờ con mồi sà xuống là dính bẫy.
Cùng với đó, tình trạng bán chim, cò diễn ra công khai ở chợ và trên nhiều tuyến đường với những chú chim hoang dã bị khâu mỏ khâu mắt trông rất xót xa.
Trước thực trạng tận diệt chim trời và săn bắt động vật hoang dã, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp nhằm đẩy lùi.
Nói về giải pháp đẩy lùi nạn tận diệt chim trời, săn bắt, vận chuyển kinh doanh động vật hoang dã bất hợp pháp, ông Nguyễn Văn Long - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết: "Để hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng săn bắt động vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã".
Lực lượng chức năng ở Quảng Bình ra quân xử lý nạn "tận diệt" chim trời". (Ảnh: DP)
Theo ông Nguyễn Văn Long, đơn vị đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về giá trị đa dạng sinh học, tầm quan trọng của việc bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã.
Đặc biệt, tuyên truyền không săn, bắt, bẫy, bắn, mua, bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di trú trên địa bàn.
Các hạt kiểm lâm chủ động tham mưu cho chính quyền cấp xã tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi sử dụng lưới, bẫy và các dụng cụ khác để bắt các loài chim di trú. Đồng thời thu gom, tiêu hủy các loại dụng cụ này, góp phần tạo nơi trú ngụ an toàn cho các loài chim trời.
Quảng Bình ra chỉ đạo nóng về tận diệt chim trời
Để đẩy lui nạn tận diệt chim trời, sau hơn 1 tháng ra quân, liên quan gồm lực lượng kiểm lâm, công an, bộ đội biên phòng... đã thu về 41.000 cái bẫy loại que dính, 3.200 con cò giả, trên 5.400m lưới bẫy chim.
Các địa phương có dụng cụ bẫy chim bị tháo gỡ nhiều như: thị xã Ba Đồn, Quảng Trạch, Bố Trạch, TP. Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy...
UBND tỉnh Quảng Bình có Công văn số 2538/UBND-KT về việc tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
Tỉnh này yêu cầu các sở ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản, nhất là các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Giải phóng cho những chú chim trời về thiên nhiên. (Ảnh: DP)
Mọi công dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức và người thân không tham gia săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo động vật hoang dã trái pháp luật.
Tỉnh Quảng Bình cũng giao người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị mình vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã.
Ngoài ra, các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh này phải chỉ đạo cơ quan, đơn vị mở đợt cao điểm tăng cường kiểm soát hành vi săn, bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng động vật hoang dã, khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản. Kiên quyết loại bỏ khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái quy định...
"Hiện, các văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể về việc xử phạt cũng như mức phạt đối với các hành vi bẫy, bắt chim trời. Lực lượng kiểm lâm chỉ dừng lại ở việc nỗ lực phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân. Đó cũng là cái khó" - ông Nguyễn Văn Long cho biết.
Sau khi đối thoại, người dân đã tháo dỡ rào chắn cổng 3 nhà máy xi măng tại Quảng Bình Chiều 7/11, sau khi lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình cùng đại diện các sở, ngành trong tỉnh tổ chức đối thoại với người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy xi măng trên địa bàn xã Vạn Ninh, người dân tại thôn Áng Sơn (xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã tự tháo dỡ...