Quảng Bình: Đường 8 tỷ vừa hoàn thành đã “hở hàm ếch”, nguy cơ tai nạn
Công trình đường từ thôn Quy Hậu đi Quốc lộ 1A, xã Liên Thủy đã hoàn thành nhưng bị ngăn một phần do đường bị “hở hàm ếch”.
Đất lề sụt sâu xuống, mặt đường nằm chênh vênh rất nguy hiểm cho các phương tiện đi qua đây.
Theo phản ánh của nhiều người dân, tuyến đường từ thôn Quy Hậu đi Quốc lộ 1A, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy ( Quảng Bình) vừa thi công xong, chưa nghiệm thu, nhưng bị ngăn một phần do đường đã bị “hở hàm ếch”, nguy cơ gây mất ATGT.
Công trình giao thông đường bộ cấp IV, có tổng chiều dài gần 3km, tổng mức đầu tư 8 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện và xã; thời gian thực hiện dự án năm 2019-2021.
Đất lề sụt sâu xuống gần 1m.
Thiết kế nền đường rộng 5m, mặt đường rộng 3,5m, lề đường mỗi bên rộng 0,75m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M300, dày 16cm. Hệ thống thoát nước ngang mới gồm có 4 cống tròn và 01 cống hộp bằng bê tông cốt thép, chiều dài cống phù hợp với bề rộng nền đường.
Video đang HOT
Tuyến đường được xây dựng nhằm đáp ứng đi lại và vận chuyển hàng hóa, đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện vệ sinh môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực.
Đơn vị thi công cảnh báo về ATGT sơ sài bằng đống đất nhằm ngăn ngừa phương tiện đi qua.
Được biết, công trình do UBND xã Liên Thủy làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Tâm Anh (Lệ Thủy, Quảng Bình) làm đơn vị thi công và Công ty TNHH tư vấn và xây dựng FACO (Lệ Thủy, Quảng Bình) làm đơn vị giám sát.
Ghi nhận thực tế, ngay đầu đường (từ thôn Quy Hậu) đơn vị thi công đổ một đống đất lớn ngăn hạn chế xe đi qua, phía lề đường giáp với kênh mương nội đồng từ đầu tuyến đến cuối tuyến hầu như bị xói hết lề đường và xói sâu vào nền làm cho mặt đường “hở hàm ếch”.
Vị trí sâu khoảng 20cm, chỗ sâu nhất đến 1,3m. Đặc biệt, tại vị trí qua cầu mương nước có khoảng 50m đất lề sụt sâu xuống gần 1m và ăn sâu vào nền đường khoảng 1,3m, nằm chênh vênh rất nguy hiểm cho các phương tiện đi qua. Đơn vị thi công đổ thêm một đống đất lấn ra nửa phần đường để cảnh báo người đi đường.
Nhiều vị trí lún sâu vào nền đường khoảng 1,3m.
Ông Đặng Tiến Q, trú tại xã Liên Thủy cho hay: “Con đường vừa thi công xong thì gặp đợt lũ tháng 10/2020 nên bị ngâm nước thời gian dài và sóng đánh mạnh vào lề đường làm sụt lún hết phần lề bên trái, ăn sâu vào trong nền đường. Mỗi lần chúng tôi đi qua đây đều nơm nớp lo sợ TNGT xảy ra bất cứ khi nào. Đặc biệt, rất đông học sinh và phụ huynh qua lại vào giờ tan trường”.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Nhã – Giám đốc Công ty TNHH tư vấn và xây dựng FACO cho hay: “Công trình mới hoàn thành thì gặp thiên tai nên đã bị hư hỏng khá nhiều. Tuy nhiên, công trình có mua bảo hiểm và đơn vị bảo hiểm đã thuê đơn vị kiểm định độc lập, giám định thiệt hại để xác định chi trả tiền bảo hiểm, sau đó đơn vị thi công mới tiến hành sửa chữa lại”.
Ông Phạm Văn Linh – Chủ tịch UBND xã Liên Thủy cho biết và xác nhận: “Phần hư hỏng đến nay đã hơn 6 tháng nhưng phía bảo hiểm vẫn chưa có kết quả giám định để chi trả tiền bảo hiểm, nên đơn vị thi công chưa có cơ sở để sửa chữa lại công trình. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc phía bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm để sớm sửa chữa lại công trình, đảm bảo chất lượng và đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo ATGT”.
Vùng bão lũ gia tăng bệnh nhân mắc "vi khuẩn ăn thịt người" Withmore
Bệnh viện T.Ư Huế đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ.
Ảnh minh họa
Thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế, từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2020, tại đây đã tiếp nhận 28 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đến từ các tỉnh, thành nằm trong vùng bão lũ, ngập lụt như: Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Hơn nữa, nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng...
Trước đó, căn bệnh này vốn xuất hiện thưa thớt với 83 ca được ghi nhận tại Bệnh viện T.Ư Huế trong 5 năm từ 2014-2019.
Theo PGS. TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Whitmore được coi là "kẻ mạo danh" vì bệnh không có những biểu hiện lâm sàng rõ ràng và thường bị chẩn đoán lâm sàng nhầm sang các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Để chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.
Đặc trưng của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể nên khi bệnh nhân mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng rất đa dạng.
Ở trẻ em thường có triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc và biểu hiện sưng tuyến mang tai thường gặp hơn các triệu chứng khác.
Ở người lớn, bệnh cảnh phổ biến nhất là viêm phổi, sau đó tới viêm da, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết... Đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi kèm nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp còn có biểu hiện viêm cơ, viêm khớp hoặc viêm màng não.
Đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, đang mắc các bệnh mạn tính như: Tiểu đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi... sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và diễn biến bệnh phức tạp, nặng nề hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Vi khuẩn gây bệnh sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Ngoài ra còn có khả năng lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa; hoặc ăn các thức ăn có vi khuẩn.
Bệnh Whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước.
"Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm; sử dụng giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, nước lụt. Đặc biệt, khi có vết thương hở, vết loét... cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước lũ bị ô nhiễm nặng. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước lũ gây ra. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời", BS. Cường khuyến cáo.
ồng hành, hỗ trợ người dân vùng lũ Chưa năm nào, dải đất miền trung phải chịu thiệt hại do thiên tai nặng nề như năm nay. Trong hoạn nạn, khó khăn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ. Ủy ban MTTQ Việt Nam đã trở thành cầu nối những tấm lòng thiện nguyện. Những người làm công tác...