Quảng Bình đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Hàng ngàn lao động đã tìm được việc làm phù hợp sau dịch COVID-19, trong đó nhiều đơn hàng xuất khẩu lao động, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân
Quảng Bình dự kiến đến cuối năm nay, toàn tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho trên 21.000 người lao động (NLĐ), trong đó khoảng 4.000 người được tuyển chọn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường việc làm cho NLĐ đã sôi động trở lại 2 năm sau dịch COVID-19.
Kỳ vọng vào tương lai tươi sáng
Tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm (DVVL) tỉnh Quảng Bình trong những ngày qua, nhiều hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ NLĐ chưa bao giờ nhộn nhịp như hiện nay. Khi dịch COVID-19 dần được khống chế, mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận hàng trăm NLĐ đến xin tư vấn, giới thiệu việc làm.
Anh Nguyễn Văn Dũng (25 tuổi, quê xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) cùng vợ mới cưới là chị Phạm Thị Chi cầm tập hồ sơ đến Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình để xin được tư vấn, chọn ngành nghề đi XKLĐ tại một nước châu Âu. Vợ chồng anh Dũng đều là sinh viên tốt nghiệp một trường CĐ ở miền Trung, ra trường đã 3 năm nhưng chưa có việc làm ổn định nên cuộc sống bấp bênh.
Có thời điểm, hai vợ chồng đều làm CN, thu nhập chẳng đáng là bao. Sau khi được Trung tâm DVVL tỉnh tư vấn, hai vợ chồng quyết định vay tiền người thân để sang Ba Lan làm việc. “Sắp tới, chúng em sẽ được học tiếng và đào tạo nghề cơ bản. Nếu mọi việc thuận lợi thì ra Tết âm lịch sẽ bay” – chị Chi cho hay.
Theo Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình, thông qua các sàn giao dịch việc làm, các hoạt động tư vấn, hàng ngàn NLĐ trong tỉnh đã tiếp cận được các cơ hội làm việc. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tổ chức 46 phiên giao dịch việc làm thu hút 121 doanh nghiệp (DN) với hàng ngàn lao động tham gia tuyển dụng trực tiếp.
Người lao động Quảng Bình được đào tạo trước khi đi xuất khẩu lao động
Thông qua những phiên giao dịch việc làm, đã có gần 2.400 lượt NLĐ được tư vấn; 2.035 lượt NLĐ được giới thiệu phỏng vấn trực tiếp và 1.068 hồ sơ đạt sơ tuyển. Trung tâm cũng đã tư vấn, giới thiệu, cung ứng việc làm và thông tin thị trường lao động cho gần 30.200 lượt người. Trong đó, số lượt người được tư vấn về du học, XKLĐ gần 2.900 người. Số người được giới thiệu, cung ứng đi XKLĐ là 574 người.
Bà Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình, cho biết đây thực sự là những con số khả quan sau khi thị trường lao động khá ảm đạm trong suốt thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã giới thiệu được gần 1.400 NLĐ cho các DN trong tỉnh và XKLĐ. Trong đó, gần 1.200 lao động cung ứng cho DN XKLĐ để tham gia tuyển dụng các đơn hàng đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại nước ngoài, chủ yếu tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Ba Lan, Hungary, Romania…
Kéo giảm tỉ lệ thất nghiệp
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Quảng Bình, ước tính đến ngày 31-12, toàn tỉnh sẽ giải quyết việc làm cho trên 21.000 lao động (đạt 116,67% kế hoạch), trong đó có khoảng 4.000 NLĐ được tuyển chọn đi XKLĐ có thời hạn theo hợp đồng (đạt 108% kế hoạch năm).
Bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh này, cho biết sau rất nhiều nỗ lực của các cấp ngành, địa phương và DN, tỉ lệ thất nghiệp chung toàn tỉnh giảm còn 2,9%. Nhiều địa phương đã tạo mọi điều kiện để NLĐ được tiếp cận các nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi, đã có khoảng 6.200 NLĐ được hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm, góp phần nâng thu nhập, ổn định đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều chính sách đặc thù của địa phương về giải quyết việc làm cho NLĐ khu vực nông thôn. Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ công tác giải quyết việc làm còn hạn chế. Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình đặt ra mục tiêu trong năm 2023 sẽ tạo việc làm cho 18.500 người. Trong đó, có khoảng 3.700 NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
TP.HCM cần khoảng 23.000 - 25.000 lao động trong tháng 12
Chiều 8.12, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, cho biết những tháng cuối năm 2022, một số doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ gặp khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu.
Đã có 328 DN với hơn 53.000 người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng trên địa bàn TP. Trung tâm giới thiệu việc làm TP đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, hướng dẫn NLĐ tìm hiểu các chính sách, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, các DN khu vực thương mại dịch vụ, chế biến công nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịp cuối năm 2022, đầu năm 2023. Trong tháng 12, nhu cầu nhân lực cần khoảng 23.000 - 25.000. Nhu cầu lao động tại các DN trong Khu công nghệ cao trong tháng 12 và quý 1/2023 khoảng 2.400 lao động; các DN trong khu chế xuất, khu công nghiệp 6 tháng năm 2023 là hơn 12.500 lao động...
TP.HCM đang hỗ trợ việc làm cho người lao động bị mất việc như thế nào?
Thông tin về tình hình chống ngập nước tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, cho biết đã kết thúc hợp đồng thuê dịch vụ chống ngập với Công ty Quang Trung. Theo đó, dự án đầu tư sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh đã được thi công hoàn thành từ tháng 3.2022. Hiện nay lượng nước thoát cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh được chảy về cửa xả và thoát ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, không truyền tải nước về hầm trạm bơm chống ngập do Công ty Quang Trung vận hành.
Kết nối phiên giao dịch việc làm dịp cuối năm Ngày 26/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội và quận Tây Hồ đã tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động kết nối việc làm dịp cuối năm. Ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết: Năm 2022, với mục tiêu giải quyết việc làm cho 160.000 lao động, giảm tỷ lệ...