Quảng Bình: “Đánh liều” nuôi loài cá vừa dài vừa trơn, con nào cũng to bự, 9X thu tiền tỷ
Trên vùng đồi cát trắng chỉ có nắng và gió Lào thổi rát mặt ở Thanh Thủy ( huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), nổi lên một trang trại nuôi cá chình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Trang trại nuôi cá chình công nghệ cao này mỗi năm mang về doanh thu hàng tỷ đồng cho ông chủ 9X năng động, dám nghĩ dám làm…
Anh Lê Hà Giang, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ Kim Long Việt Nam đón chúng tôi với cái bắt tay thật chặt: “Đến bây giờ thì doanh thu của chúng tôi đạt khoảng 4 tỷ và đang phấn đấu lên con số 6 tỷ”.
Cơ duyên với… cá chình
Mười lăm năm trước, anh Giang là nhân viên bán xăng của Công ty Xăng dầu Quảng Bình. Nghề không hề liên quan chút nào đến việc nuôi trồng thủy sản.
Cá chình được kỳ vọng sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho vùng cát huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thời điểm đó, anh thường gặp những người chạy xe máy chở theo mấy thùng nước. Có bữa, anh Giang hỏi chở gì thấy lạ, họ nói đi câu cá chình về. Mấy người khách xởi lởi kể chuyện câu cá chình trên suối trong rừng cho anh Giang nghe.
Bắt chuyện, anh Giang đến xem thấy có mấy con cá chình nhỏ bằng ngón chân, có con lớn bằng cổ chân người lớn.
Nghe họ nói cá này bán rất đắt, không nuôi được, chỉ có trong tự nhiên. Đêm về, anh Giang suy tính, cá ăn mồi câu thì chắc là mình nuôi được. Một ý tưởng lóe sáng trong đầu anh chàng bán xăng: “ Sao không nuôi cá chình mà bán?”.
Một ngày đầu năm 2007, anh Giang bàn với vợ (chị Trương Thị Thủy Thanh) ý tưởng nuôi cá chình và hai vợ chồng tìm kiếm tài liệu nuôi loại cá này để học.
Khởi đầu, anh chị cải tạo hai ao nhà rộng khoảng 1.600m2 tại Bắc Lý, TP. Đồng Hới để nuôi. Những bước khởi đầu cam go nhưng thỏa được ao ước nuôi cá chình của anh. Nguồn cá giống thì đặt mua của những người đi câu, đặt lưới bắt cá chình tự nhiên.
Video đang HOT
“Thời điểm đó thì cũng có lãi, nhưng chưa được nhiều vì nguồn giống cũng hạn chế. Mình chỉ nuôi ở công đoạn vỗ béo là bán thôi”, anh Giang cười nói.
Đam mê cá chình kéo dài được gần 10 năm ròng. Từ nuôi ao đá, tiến lên nuôi trong bể xi măng, đến nuôi ao lót bạt…, anh Giang đều áp dụng. Có năm doanh thu được trên 1 tỷ đồng, hai vợ chồng mừng trào nước mắt.
Đỉnh điểm nhất có lẽ là vụ cá năm 2016. Trang trại của anh Giang có gần chục hồ liên hoàn. Khi cho cá ăn, anh Giang nhìn độ lớn và dự đoán tuần xuất bán và doanh số thu về không dưới 3 tỷ đồng.
Cơn mưa tầm tã suốt hôm qua đến tối như nặng hạt thêm. Trong đêm, hồ chứa xả lũ, đang ngủ, anh Giang chợt giật bắn người thức giấc vì nghe tiếng động lạ. Vùng chạy ra đến sân thì thấy nước lũ xăm xắp.
Bấm đèn pin rọi ra hồ thì đã thấy nước lũ đục một màu bàng bạc, không còn thấy be bờ đâu cả. Anh bất thần người, đánh rơi cả cái đèn pin cầm trên tay. Sáng hôm sau lũ rút, gần chục hồ nuôi cá chình yên lặng.
Bơm cạn nước kiểm tra không còn một con nào trong hồ. Trận lũ quét qua cuốn sạch hơn chục tấn cá đến kỳ thu hoạch. Hơn 3 tỷ đồng trôi theo lũ chỉ trong một đêm. Hai vợ chồng trắng tay, quay về lại điểm xuất phát ban đầu…
Hướng tới thương hiệu cá chình vùng cát
“Khi đã đam mê thì vận may sẽ đến với mình”, anh Giang kể tiếp câu chuyện bằng một câu nói đầy tính động viên. Đó là vào đầu năm 2017, khi hai vợ chồng lại vượt dặm xa vào đến Nha Trang học hỏi kinh nghiệp nuôi cá chình để tiếp tục “giữ” nghề sau thất bại.
Cơ may đến khi hai vợ chồng được người anh, người thầy đang thực hiện dự án nuôi cá chình CNC Hoàng Văn Duật tiếp thêm ý chí vượt lên khó khăn và hỗ trợ về công nghệ nuôi mới.
Hỏi vì sao lại chọn vùng cát trắng Thanh Thủy làm nơi xây dựng trang trại, anh Giang cười giải thích : “Thứ nhất, tôi đã lấy mẫu nước mang đi kiểm nghiệm và cho kết quả sạch, phù hợp yêu cầu khắt khe của quy trình. Thứ hai là giải quyết được lo lắng về rủi ro do thiên tai, mưa lũ”.
Thay vì đào hồ, công nghệ nuôi mới được áp dụng với loại hình bể xi măng nổi trên mặt đất. Khu nuôi được che kính bằng nhà lợp mái chống nóng và hạn chế ánh sáng tối đa. Nhiệt độ nước vào trong khu nuôi bảo đảm không nóng hoặc lạnh quá.
Theo anh Giang, điều khác biệt ở đây là các hồ nuôi được che chắn để yên trong khoảng tối, hạn chế tiếng động và ánh sáng đến mức tối đa. “Có như vậy cá sẽ không bị đánh động nhiều và không bỏ ăn”, anh Giang bảo.
Qua hai năm triển khai nuôi cá chình theo mô hình CNC, thức ăn chủ yếu được sử dụng từ nguồn chế biến công nghiệp sạch. Nếu sử dụng nguồn thức ăn tạp sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và khó kiểm soát được những vi khuẩn có hại cho cá.
Không chỉ cung cấp cá thịt thương phẩm ra thị trường, Công ty cũng chú trọng một mảng dịch vụ khác là cung ứng cá chình giống cho thị trường. 6 hồ trong trang trại (mỗi hồ có dung tích 30m3 nước) được dùng để ươm, nuôi cá giống.
Cần Thơ: Kỹ sư CNTT bỏ lương triệu đô về nuôi con trơn nhớt, mỗi năm cung cấp 1 triệu con giống
Trại sản xuất lươn giống Tam Lộc với diện tích 1ha nuôi lươn bên Quốc lộ 91B, mỗi năm xuất bán 1 triệu con giống mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.
Do đam mê nông nghiệp, anh La Hữu Lộc, bỏ công việc làm công nghệ thông tin ở Singapore về Việt Nam thực hiện ước mơ nuôi lươn sinh sản và mở trại sản xuất lươn giống Tam Lộc ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Để thực hiện ước mơ, ban đầu anh Lộc dùng hết số tiền dành dụm làm việc ở nước ngoài cộng thêm tiền mượn gia đình, bỏ ra hơn 1,5 tỷ đồng mở trại sản xuất lươn giống Tam Lộc với diện tích trên 1ha, được chia ra 130 bồn nuôi lươn giống theo quy trình hiện đại.
Anh Lộc cho biết, khi mới bắt tay vào nghề sản xuất lươn giống và cả nuôi lươn thương phẩm nhưng gặp nhiều khó khăn và thất bại lỗ gần hết vốn. Với ý chí quyết tâm, học hỏi, khi mỗi lần lươn có bệnh lạ, hay có biểu hiện bất thường anh đều ghi chép cẩn thận để rút kinh nghiệm cho lần sau.
Những năm sau đó, do nguồn con giống có giới hạn và càng ngày ít đi, anh Lộc nuôi song song lươn thịt và ương thêm con giống. Thời gian nuôi thử nghiệm lươn bố mẹ, cũng như lần đầu tiên nuôi lươn thịt anh cũng vướng phải một số khó khăn. Dần dà, anh nắm bắt được kỹ thuật sản xuất ương nuôi lươn bột.
Những năm gần đây anh Lộc nhận thấy phong trào nuôi lươn ở ĐBSCL phát triển mạnh, nhu cầu con giống rất lớn. Để nuôi lươn thành công, yếu tố đầu tiên là con giống đầu vào phải đạt chất lượng ổn định. Từ đó anh chuyển hẳn sang nuôi lươn giống cho sinh sản và không còn nuôi lươn thương phẩm.
Để có nguồn con giống tốt trước hết chọn lươn bố mẹ phải khỏe mạnh. Do đó phải chọn lựa cẩn thận những con khỏe, đẹp để làm lươn giống bố mẹ cho sinh sản. Điều quan trọng thứ hai là cần phải kỹ lưỡng chọn đất thích hợp cho lươn bố mẹ đẻ trứng.
Bên cạnh đó thời tiết là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng con giống sinh sản nhiều hay ít.
Hiện tại trại sản xuất lươn giống của anh được chưa thành 2 khu, trong đó khu dành cho lươn bố mẹ sinh sản và khu nuôi dưỡng lươn giống. Bên cạnh đó anh còn xây dựng ao riêng biệt để xử lý nước thải. Tận dụng nước thải đó anh nuôi cá để tăng thêm thu nhập.
Về giá lươn giống, tùy theo ngày tuổi và kích cỡ sẽ có giá bán khác nhau. Lươn giống kích cỡ từ 1.400 - 1.600 con/kg giá 3.000 đồng/con, từ 500 - 550 con/kg giá 4.000 đồng/con, từ 250 - 350 con/kg giá 5.000 đồng/con... Bà con nông dân đến mua lươn giống sẽ được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, cũng như cách thức xây dựng trang trại sao cho phù hợp.
Thấy hiệu quả nuôi lươn giống cao hơn lươn thịt, 3 năm qua anh Lộc đã chuyển hẳn sang nuôi lươn giống. Hiện tại với số lượng 130 bồn nuôi lươn giống, trang trại mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 1 triệu con giống cho bà con chăn nuôi ở khu vực ĐBSCL.
1001 thắc mắc: Vì sao trong cây có điện, sao chúng không vươn mãi lên trời? Các nhà khoa học Hà Lan đang triển khai hệ thống 'nhà máy điện' từ các loài cây trồng trên diện tích lớn có thể sạc điện thoại và thắp sáng. Câu hỏi đặt ra là tại sao cây lại có điện? Một số hoạt động sống trong cơ thể sinh vật tạo ra điện trường và dòng điện, gọi là điện sinh...