Quảng Bình: Đang ăn cỗ, khách đồng loạt bỏ chạy khi rạp cưới bị sập
Clip ghi lại cảnh hiện trường một rạp đám cưới bị đổ sập trong lúc quan khách đang ngồi ăn cỗ sau khi đăng lên mạng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Vì sự việc xảy ra quá bất ngờ, không ít người đã bị những thanh sắt dựng rạp cưới đập vào đầu.
Bên cạnh đó, nhân vật người yêu cũ cũng được dân mạng nhắc đến khi trùng hợp là rạp cưới này do gia đình bạn ấy phụ trách dựng.
Bài viết nhận được sự quan tâm của nhiều người. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hôn trường ngổn ngang sau khi rạp cưới bị sập
Mới đây, tài khoản H.L vừa đăng tải đoạn video quay lại cảnh một hôn trường được dựng gần cánh đồng lúa. Theo clip ấy, rất đông mọi người đang cùng nhau dọn dẹp bàn ghế, đồ ăn thức uống gọn gàng. Trong khi đó, phần rạp đã bị sập hoàn toàn, chỉ còn trơ trọi những cột chống bằng sắt vươn thẳng lên bầu trời.
Không hiểu vì lý do gì, rạp cưới này đã bị sập. (Ảnh: Cắt từ clip)
Không chỉ vậy, video cũng ghi lại lời chia sẻ của một số người có mặt tại hiện trường. “Nó (rạp đám cưới) bay lên dễ sợ nhỉ”, một ông chú cho biết. Không chỉ vậy, cô trung niên mặc áo dài đỏ đứng gần đó còn lấy tay xoa đầu và chia sẻ: “Nó đập tôi làm cái cộp”.
Ngoài ra, tài khoản H.L còn đăng tải dòng trạng thái: “Đang ngồi ăn cưới thì sập rạp, xoay lơ” . Dựa trên hình ảnh từ video và bài viết, nhiều dân mạng dự đoán, vì rạp cưới này dựng ngoài cánh đồng lộng gió nên có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên.
Một số người bị những thanh sắt đập vào người. (Ảnh: Cắt từ clip)
Cộng đồng mạng “réo rắt” gọi tên nhân vật người yêu cũ
Video đang HOT
Đoạn clip nói trên ngay sau khi chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm của vô số bạn trẻ. Trong đó, nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì việc sập rạp cưới kể trên không làm ảnh hưởng đến tính mạng bất kỳ ai. Thế nhưng, cư dân mạng cũng gửi lời nhắn nhủ ai đó nếu có làm rạp thì nên lưu ý thật kỹ vấn đề an toàn, bởi nếu không sẽ có nguy cơ xảy ra sự cố tương tự kể trên.
Phần rạp cưới này được dựng gần cánh đồng lộng gió. (Ảnh: Cắt từ clip)
- “Đám cưới này chắc nhớ mãi không quên mất. Tội nghiệp cô dâu chú rể và quan khách. Thanh sắt đập vào đầu thế chắc là đau lắm.”
- “Phía đối diện đám cưới là một cánh đồng lộng gió, trời thì âm u. Nguy cơ sập rạp là rất cao dù được dựng chắc chắn. May không có ai làm sao.”
- “Khi làm rạp thì nên chú ý thật kỹ mọi người ạ. Thôi thì của đi thay người, không ai mong muốn sự việc như thế xảy ra trong ngày trọng đại. Tân lang tân nương cứ vui lên, bà con cũng thông cảm thôi.”
Một số ý kiến của cư dân mạng sau khi xem đoạn clip. (Ảnh: Chụp màn hình)
Thông thường, khi tổ chức đám cưới, các gia đình đều xem xét và chọn này rất kỹ. Vậy nên, khi xảy ra sự việc kể trên, nhiều dân mạng không khỏi chép miệng: “Đen thôi nhé chứ thầy mà xem chuẩn thì còn lâu rạp mới bị bế đi nhá”.
Không chỉ vậy, dưới phần bình luận H.L cho biết, sự việc vừa xảy ra tại Quảng Bình. Trong đó, dân mạng có tên H.P “comment”: “Nhà này gả con gái, thuê trúng rạp người yêu cũ ở cùng làng” . Khi đó, bạn trẻ đăng clip cũng xác nhận: ” Đúng rồi, đây là rạp của người yêu cũ”.
Hiện tại, tuy vẫn chưa rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc nhưng đoạn clip kể trên vẫn đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Bạn thấy như thế nào về chuyện này, hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Trưởng thôn chính thức phân trần về việc thu tiền cứu trợ từ Thủy Tiên của người dân: 'Tại thôn từ trước đến nay, từ cái nhỏ đến cái to đều như thế'
Phía lãnh đạo thôn đã có những lý giải về "truyền thống" từ trước đến nay của thôn.
Liên quan đến việc chính quyền thông Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) thu lại tiền cứu trợ mà người dân nhận được từ đoàn của Thủy Tiên, Phóng viên Báo Phụ nữ đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Hữu Cần - Trưởng thôn Ngọa Cương về việc vì sao xảy ra vấn đề này.
Nhận được tiền hỗ trợ, 69 hộ khó khăn mừng rơi nước mắt nhưng sau đó, theo như lời trưởng thôn, họ "tự nguyện" nộp lại cho Ban tiếp nhận của thôn để tiến hành chia lại sau đó. Trưởng thôn giải thích, tại thôn từ trước đến nay, từ cái nhỏ cho đến cái to, nhận về nhập vào thôn để cấp phát cho cả những hộ không nằm trong danh sách hỗ trợ. Theo đó, việc này thôn Ngọa Cương đã thực hiện mười mấy năm qua:
"Tiền lệ là vậy, bà con nhận ở mô kể cả thùng mì tôm, bì gạo hay 500 ngàn thì cũng đem về nộp lại thôn. Chủ trương này không phải mới ra, thôn của tôi mỗi khi có cấp phát gì đều có ban cấp phát để tiếp nhận, về thôn cấp phát lại. Vừa rồi bà con nhận tiền về thì cũng tự nguyện nộp lại cho thôn.
Ví dụ họ nộp như vậy, khi phát lại thì họ vẫn có suất được ưu tiên hơn những hộ không có suất. Cho nên họ tin tưởng việc làm của thôn từ trước đến nay. Nói chung là mọi người đều tự nguyện đưa về nộp."
Ông nói thêm: "Tất cả những ai có danh sách đi nhận hàng tại xã, họ nhận xong thì về nộp lại cho Ban cấp phát. Thực tế thì Ban cấp phát chỉ ngồi tại nhà, từ xưa tới nay là vậy chứ không phải hôm nay có tiền mà ngồi trực ở đây để thu tiền dân.
Đầu mùa, ai biết được Thủy Tiên về cho tiền nhiều rứa? Đầu mùa này thì thôn cũng tổ chức Ban cấp phát như thường lệ, đi nhận cứu trợ về là người dân nộp hết.
Từ trước tới nay, chỉ có cơn lũ ni Thủy Tiên về mới cho số tiền lớn đến mức một hộ 6 triệu đồng, chứ trước nay chỉ 50 ngàn một phong bì, một túi quà thì họ cũng về nhập vô kho thôn bởi vì tiền lệ của thôn là thế.
Trước khi có cấp phát bão lụt, thôn đã có Ban tiếp nhận hàng để làm sao phân phát công bằng cho dân chứ không phải giờ có Thủy Tiên về, có tiền nhiều chúng tôi lại bắt nộp."
Ngoài ra không chỉ là tiền từ đoàn của Thủy Tiên, mà tiền của các đoàn trước cũng vậy, tiền của con em sống trong thôn ủng hộ người bị ngập lụt cũng giao cho thôn tiếp nhận.
Về việc cấp phát được được chia như sau: "Ví dụ, những hộ đặc biệt khó khăn, những hộ ngập lụt sâu là những hộ có tiêu chuẩn (nhận được 3 phần) thì mình sẽ phát 2 phần, phần còn lại sẽ chia đều cho toàn dân (trong thôn). Cũng giống như gạo cứu trợ cho hộ nghèo, họ đi nhận xong đưa về nộp cho thôn, hộ nghèo đó được nhận 8 cân, còn lại thôn chia đều cho mọi người.
Ban cấp phát đã bàn bạc, các hộ nhận được 6 triệu, họ sẽ nhận lại được 4 triệu, còn 2 triệu cắt lại chia đều cho dân. Cũng giống như vụ gạo hộ nghèo vậy. Đường lối làm từ xưa tới giờ được bà con đồng thuận."
"Tôi vẫn tự hào với người dân thôn tôi, mọi người làm vậy nhưng họ cũng không nghĩ gì. Người ngoài không hiểu được rồi đánh giá Ban cán sự thôn đến ăn của dân thì tôi mới sợ.
Tất nhiên mình vận dụng ở đây là theo ý dân thôi nhưng có cái không đúng nguyên tắc. Xã đã về làm việc về vấn đề này và chỉ đạo thôn trả lại cho dân chứ không thể chia đều. Thôn đã tổ chức và trả lại tận tay mọi người số tiền đó rồi."
Ông Cần cho biết, từ trưa hôm qua (30/10), thôn đã trả lại hết số tiền mà thôn thu lại của người dân trong đợt vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên ủng hộ. Mỗi hộ 6 triệu đồng, tổng cộng 413 triệu đồng - đáng lý là 414 triệu đồng nhưng trong lúc nhận, một hộ không biết vì sao bị thiếu 1 triệu đồng.
Những người con xa quê nóng lòng khi không gọi được cho người thân vùng lũ Nghệ An Vừa trải qua trận lũ lịch sử, nhiều người dân các tỉnh thành miền Trung lại phải đối mặt với cơn bão số 9. Những ngày vừa qua, tại các tỉnh miền Trung, mưa lớn đang xảy ra trên diện rộng, mực nước tiếp tục dâng lên lại. Nhiều khu vực ở Quảng Bình hay một số tỉnh lân cận vẫn bị nước...