Quảng Bình cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển
Ngày 3/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, sau nhiều nỗ lực thực hiện các biện pháp cứu hộ cứu nạn, duy trì công tác thông tin liên lạc, tàu cá QB 92197TS gặp nạn trên biển đã được lai dắt và kéo vào cảng an toàn.
Tàu cá gặp nạn được cứu hộ kéo vào cảng biển an toàn.
Tàu cá QB 92197TS do ông Nguyễn Văn Vũ trú ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm thuyền trưởng. Ngày 30/11, tại vị trí cách cửa biển Nhật Lệ (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) khoảng 30 hải lý về phía Đông, tàu cá QB 92197TS bất ngờ bị gãy bánh lái, không thể di chuyển vào bờ. Trong điều kiện gió to, sóng biển lớn, thuyền trưởng Nguyễn Văn Vũ cùng 5 thuyền viên trên tàu buộc phải thả trôi tàu bằng neo dù; đồng thời phát tín hiệu đề nghị lực lượng chức năng hỗ trợ lai kéo tàu vào bờ.
Ngay khi nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển duy trì liên lạc với tàu cá gặp nạn; thông báo, kêu gọi các tàu thuyền hoạt động gần khu vực tàu cá QB 92197TS tiếp cận, giúp đỡ hỗ trợ. Cùng với đó, lực lượng biên phòng Quảng Bình cũng thông báo cho các lực lượng hiệp đồng nắm và phối hợp xử lý.
Ngày 1/12, tàu cá gặp nạn QB 92197TS đã được các tàu cá của ngư dân ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình khai thác hải sản gần đó tiếp cận hỗ trợ. Đến trưa 2/12, tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Nghé đã trực tiếp lai kéo tàu gặp nạn về cửa Gianh, Quảng Bình. Tuy nhiên, do sóng biển đang to, gió mạnh nên tàu cá vào cửa biển gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo an toàn, tàu QB 92197TS đã tìm vị trí neo đậu tạm thời, chờ sóng gió giảm cấp mới cho kéo vào cảng.
Trong quá trình tàu cá neo đậu tạm thời ngoài cửa biển, lực lượng chức năng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã liên tục giữ thông tin liên lạc với thuyền trưởng để nắm tình hình; đồng thời sẵn sàng lực lượng và phương tiện hỗ trợ cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xấu.
Video đang HOT
Thông qua sự kết nối, phối hợp chặt chẽ của gia đình ngư dân và các lực lượng chức năng, đến sáng 3/12, tàu cá QB 98897TS do ông Nguyễn Xuân Hải (ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) làm thuyền trưởng đã trực tiếp kéo tàu gặp nạn vào cảng Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đảm bảo an toàn.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Lý Hòa, Hải đội 2 tiếp nhận và bố trí sắp xếp vị trí neo đậu phù hợp, đảm bảo an toàn cho tàu gặp nạn; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi sửa chữa phương tiện. Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cũng đã thăm hỏi, động viên các thuyền viên và tiến hành các thủ tục xác minh vụ việc theo quy định.
Được biết, sức khỏe của cả 6 ngư dân trên tàu gặp nạn đều bình thường và đã di chuyển về với gia đình.
Cần nâng cấp hệ thống cảng cá ở Bình Định để ứng phó thiên tai
Kiểm tra công tác ứng phó bão tại Bình Định, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận ra hệ thống cảng cá ở đây quá tải khi tàu về tránh trú bão.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, trong các địa phương ven biển miền Trung đã ứng phó tốt về phía biển nhằm bảo toàn khoảng 96.000 tàu cá trong khu vực. Trong đó, Bình Định là địa phương trọng điểm với khoảng 6.300 chiếc, trong đó có 3.300 chiếc công suất lớn chuyên đánh bắt xa bờ.
"Trong những năm vừa qua, Bộ NN-PTNT và chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nhưng đến giờ này tôi nhận thấy hạ tầng các cảng cá và nơi tránh trú bão ở Bình Định chưa đảm bảo. Đặc biệt, Bình Định có 3 cảng cá lớn nhưng vẫn không đáp ứng được cho lực lượng tàu cá neo đậu, nhất là vào mùa mưa bão, tàu cá dồn về tránh trú đã khiến các cảng cá quá tải", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định.
Cảng cá Tam Quan (TX Hoài Nhơn, Bình Định) quá tải so với lực lượng tàu cá của địa phương. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, bức xúc nhất hiện nay của Bình Định là về hạ tầng các cảng cá. Lực lượng tàu thuyền trong tỉnh thì lớn mà chỗ neo đậu không đáp ứng được, dẫn tới mất an toàn. Ví như cảng cá Tam Quan, diện tích mặt nước chỉ đủ đáp ứng được cho hơn 1.000 tàu cá neo đậu, trong khi riêng địa phương này đã có hơn 3.000 tàu.
Không chỉ có cảng cá Tam Quan, cảng cá Quy Nhơn hiện cũng đã quá tải trầm trọng. Diện tích mặt nước của cảng cá Quy Nhơn hiện chỉ có thể đáp ứng cao nhất khoảng 800 tàu cá neo đậu, cảng cá Tam Quan hơn 1.000 chiếc và cảng cá Đề Gi khoảng 1.200 chiếc nữa. Bão xảy ra, cả 3 cảng cá này đã không đủ chỗ cho 3.300 tàu cá xa bờ của tỉnh Bình Định neo đậu, chứ chưa nói đến 3.000 tàu đánh bắt gần bờ của tỉnh này và tàu vãng lai của ngư dân các tỉnh khác.
"Trong khi đó, 2 cảng cá Tam Quan và Đề Gi thường xuyên bị bồi lấp, nên vào mùa mưa bão, hầu như toàn bộ tàu cá với hơn 6.300 chiếc của ngư dân Bình Định đều tập trung về cảng cá Quy Nhơn để neo đậu tránh trú bão. Do diện tích mặt nước của cảng cá Quy Nhơn hiện nay chật hẹp, nên vào những mùa mưa bão, tàu cá neo đậu tránh trú bão tại đây thường xuyên bị va đập gây hư hỏng, khiến ngư dân bị tổn thất rất lớn", ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Bình Định, phụ trách cảng cá Quy Nhơn, thừa nhận.
Cảng cá Quy Nhơn (TP Quy Nhơn, Bình Định) cũng quá tải trong mùa mưa bão. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Từ thực tế trên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cần thiết phải nâng cấp 3 cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi và Tam Quan để không chỉ đáp ứng chỗ neo đậu cho 6.300 tàu cá của Bình Định còn cho các tàu cá vãng lai. "Việc này là rất quan trọng, bởi sẽ giảm thiểu được thiệt hại do thiên tai do bão gây ra cho ngành đánh bắt thủy sản. Do đó, tôi đề nghị Bình Định cùng với Trung ương tập trung nguồn lực để nâng cấp hệ thống cảng cá, để vừa ứng phó tốt với thiên tai, vừa phát triển bền vững ngành thủy sản của địa phương", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu.
Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho hay. "Bình Định đang kiến nghị Chính phủ quy hoạch lại cảng cá Tam Quan thành khu neo đậu bảo đảm an toàn, tạo điều kiện cho địa phương phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá. Nhất là vào mùa mưa bão tàu thuyền của ngư dân có nơi tránh trú an toàn, góp phần giúp Bình Định trong lộ trình trở thành trung tâm nghề cá của khu vực".
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra thiệt hại của tuyến kè biển Tam Quan (TX Hoài Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.
Một bức xúc khác của Bình Định là tuyến kè biển Tam Quan hiện chưa đảm bảo chức năng bảo vệ bờ biển, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng biển đổi khí hậu khiến bão lũ ngày càng khó lường. Ví như trong bão số 9 vừa qua, sóng biển dâng cao đến 10m làm sạt lở tuyến kè 1,6km, sóng lùa cát cả vào nhà dân. "Chúng tôi cũng đang nghiên cứu giải pháp công trình trong việc khắc phục tuyến kè biển Tam Quan trước áp lực lớn của biển đổi khí hậu hiện nay", ông Dũng cho hay.
Tranh thủ từng giờ tìm kiếm công nhân mất tích tại Rào Trăng 3 Ngày 26/10, tranh thủ trời tạnh mưa, các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong iền, TT-Huế) được nối lại sau một ngày bị gián đoạn vì thời tiết xấu. Chó nghiệp vụ của quân đội đã được đưa vào hiện trường. Lãnh đạo tỉnh TT-Huế cùng lực lượng chức năng...