Quảng Bình: Cùng chim trời ‘xây tổ’ trên phá Hạc Hải
Suốt nhiều năm qua, đàn chim trời kéo về phá Hạc Hải ngày càng đông, sinh sôi, nảy nở cùng vợ chồng nông dân ở xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy).
Người và chim đã cùng nhau xây tổ ấm trên vùng đất mới này.
Trả nợ thiên nhiên
Tìm về xã Hoa Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), người dân nơi đây ai cũng biết về vợ chồng ông Nguyễn Công Xuân (SN 1972) và bà Đỗ Thị Hoa (SN 1974), đang “cưu mang” đàn chim trời trên phá Hạc Hải. Đã nhiều năm gắn bó với vùng đầm phá này để mưu sinh, cơ duyên giúp vợ chồng ông trở thành người chăm sóc, bảo vệ, khiến nơi đây dần trở thành “tổ ấm” cho đủ loại chim trời khắp nơi đổ về.
Chim làm tổ ở phá Hạc Hải
Thoạt nhìn, tuy mới chỉ bước qua tuổi 50 nhưng trông ông Xuân có vẻ già hơn tuổi, với nước da ngăm đen, gương mặt đen sạm, hằn những nếp nhăn do dãi dầm mưa nắng. Bên ấm trà xanh, ông Nguyễn Công Xuân cho biết, sinh ra trong một gia đình thuần nông, ông học hết lớp 12 rồi ở nhà làm đủ mọi nghề để kiếm sống.
Đến tuổi trưởng thành, ông kết hôn cùng bà Đỗ Thị Hoa. Sau khi lập gia đình, năm 1997, hai vợ chồng ông ra ở riêng. Do không có vốn liếng, cuộc sống khó khăn ông đã bàn bạc với vợ ra khu vực Cửa Rào trên phá Hạc Hải rào lại chừng 10 ha để làm lúa, nuôi trồng thủy hải sản mưu sinh.
Thời điểm ấy, chim trời thường xuyên bay về làm tổ, trú ngụ ở vùng phá Hạc Hải này rất nhiều. Ngoài công việc làm nông, vợ chồng ông còn săn bắt chim trời để kiếm sống. Công việc săn bắt chim trời mang lại thu nhập rất cao, chim bắt được bao nhiêu thương lái cũng đến mua hết.
Ngày ngày, vợ chồng ông Xuân thường chèo xuồng trên phá Hạc Hải để bảo vệ và chăm sóc đàn chim
Video đang HOT
“Săn bắt chim trời được một thời gian, thấy đàn chim ngày một ít đi, trong thâm tâm tôi thấy có lỗi với đầm phá. Hằng đêm không thể nào chợp mắt, tiếng cò, tiếng vạc luôn văng vẳng bên tai như lời oán trách. Cách đây nhiều năm, tôi đã nói với vợ rằng, từ đây không săn bắt nữa mà phải bảo vệ đàn chim để bù đắp những việc làm đã gây ra cho chúng, và được vợ đồng ý” – ông Xuân kể lại.
Từ đó, suốt nhiều năm qua, người ta vẫn thường thấy vợ chồng ông ngày ngày đi trên phá Hạc Hải để bảo vệ và chăm sóc chim trời. Dù công việc không mang lại thu nhập, lợi ích, và chịu nhiều đàm tiếu của người đời nhưng trong thâm tâm vợ chồng ông lúc nào cũng cảm thấy thanh thản, thoải mái khi được “trả nợ” cho thiên nhiên.
Nỗ lực chăm sóc đàn chim
Qua nhiều năm làm công tác bảo tồn, chăm sóc, ông Nguyễn Công Xuân nhận thấy môi trường sống, lưu trú của đàn chim trời ở phá Hạc Hải vẫn còn khá hạn hẹp.
Vợ chồng ông đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng rồi vào tận các tỉnh miền Nam để mua cây dừa nước đem về phá Hạc Hải trồng. Thời gian đầu, cây hợp đất phát triển xanh tốt, chim trời đã rủ nhau bay về làm tổ trên vùng đất này ngày một nhiều. Thế nhưng, sau đợt mưa lũ năm 2020, hàng dựa nước đã bị nước cuốn đi gần hết, đàn chim lại phải phải tìm nơi trú ngụ mới.
Nhiều chú chim non đã trưởng thành nhờ những nỗ lực của vợ chồng ông Xuân
Để tiếp tục tâm nguyện của mình, hiện vợ chồng ông Xuân đang ấp ủ, chuẩn bị đầu tư tiếp khoảng 200 triệu đồng để đưa cây sung giống và lộc vừng ra trồng, nhằm tạo được vành đai cây xanh cho nhiều thế hệ chim. Ngoài việc bỏ chi phí trồng thêm cây xanh để làm nơi trú ngụ cho chim, vợ chồng ông còn bảo vệ hệ sinh thái thực vật để chim có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, vào mỗi vụ mùa thu hoạch lúa, vợ chồng ông thường để lại khoảng chừng 1 – 2m dọc bờ ruộng để làm thức ăn cho chim…
Nhờ nỗ lực bảo vệ và chăm sóc của vợ chồng ông, chim trời bay về làm tổ ngày càng nhiều. Khắp cánh đồng phá Hạc Hải là tiếng hót líu lo, ríu rít của những loài chim trời.
“Hai năm gần đây, chim kéo về làm tổ rất nhiều, ban ngày chúng bay đi kiếm mồi rồi tối lại về trú ngụ, sinh sản trên những cánh đồng này. Nhìn đàn chim ngày một nhiều lên, vợ chồng tôi phấn khởi lắm, cảm thấy an lòng cho những việc mình làm trước đây và tự nhủ sẽ bảo vệ chim trời đến khi nào hết sức làm việc” – ông Xuân nói.
Khi được hỏi về tâm nguyện của mình với đàn chim, ông Nguyễn Công Xuân cho biết: “Tôi mong rằng mọi người hãy cùng chung tay, chung sức bảo tồn chim trời để cho phá Hạc Hải ngày càng có nhiều loài chim tìm đến, và trở thành nơi trú ngụ của chúng trong tương lai”.
Phá Hạc Hải không chỉ là nơi sinh sống của vợ chồng ông Xuân mà còn là nơi trú ngụ của chim trời
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy Võ Xuân Hòa cho biết, những năm qua, chính quyền địa phương luôn tập trung tuyên truyền, nhắc nhở người không săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã nhằm bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
“Vợ chồng ông Xuân, bà Hoa là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Cùng với đó, hai ông bà đã có công rất lớn trong công tác bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Đó là những nông dân có nghĩa tình, nhân hậu, là tấm gương sáng để mọi người học tập làm theo” – Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy nói.
Kỳ quan độc đáo bậc nhất của Việt Nam
Hành trình đi tới khu vực hang động nguyên sơ ở Quảng Bình đã mang lại cho du khách nước ngoài trải nghiệm không thể nào quên.
David W. Lloyd là một cây viết và nhiếp ảnh gia đã dành nhiều thời gian sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong bài viết được đăng tải bởi New York Times, ông đã chia sẻ những trải nghiệm "có một không hai" về chuyến đi tới hang Én của Việt Nam. Dưới đây là trích đoạn của bài viết:
Kì quan thiên nhiên độc đáo
Thả mình trong làn nước sông mát lạnh vào một buổi chiều tháng 6 oi ả, chúng tôi lội bộ về phía cửa hang Én mênh mông ở tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Chúng tôi đội chiếc mũ cứng có gắn đèn, lặng lẽ bước vào một vùng bóng tối bao trùm, chỉ có ánh sáng của những chiếc đèn trên mũ chiếu sáng con đường chúng tôi đi. Đi được vài trăm bước, chúng tôi đến một mỏm đá cao sừng sững. Chúng tôi càng leo, càng thấy nhiều ánh sáng chiếu xuống.
Khi lên đến đỉnh mỏm đá, chúng tôi đều lặng người trước cảnh tượng hùng vĩ trước mắt - đã đến hang chính của hang động khổng lồ. Với chiều cao 90m và chiều ngang 180m, hang động đủ lớn để chứa một chiếc Boeing 747 mà vẫn dư chỗ trống. Không gian tràn ngập những tia sáng tự nhiên chiếu vào từ một mái vòm cao phía trên. Những chùm ánh sáng chiếu xuống bãi cát vàng dài hàng trăm mét bên dưới, bao quanh một hồ bơi màu ngọc lam tĩnh lặng. Chúng tôi gọi đây là "bãi biển" của khu hang động.
Một nhóm khuân vác đi trước chúng tôi đã xuống bãi biển, một số dọn lều cho chúng tôi nghỉ ngơi qua đêm, những người khác đốt lửa để sẵn sàng nấu bữa tối. Những ngọn lửa lập lòe, bập bùng theo từng làn gió nhẹ thổi qua hang động, khói bốc lên nghi ngút trong bầu không khí ẩm lạnh.
Hai đêm trước, tôi đã ăn tối với Howard Limbert, một chuyên gia hang động 57 tuổi. Limbert đã bỏ cả việc ở Anh với tư cách là một nhà khoa học y sinh vào năm 2012 để dành cả cuộc đời khám phá các hang động của Việt Nam. Ông Limbert đã nói với sự hào hứng bất tận về những chuyến thám hiểm nghiên cứu của mình trong suốt những năm 1990 để lập bản đồ và đo đạc Hang Én và các hang động khác trong khu vực, sử dụng công nghệ laser.
Ông hăng say kể với tôi, đôi lúc lại "làm một hơi" điếu thuốc lá nhãn hiệu Việt Nam, rằng khi đi bộ đến Hang Én, tôi chắc chắn sẽ có một trong những cuộc phiêu lưu thú vị nhất cuộc đời. Vào khoảnh khắc phóng tầm mắt nhìn khắp không gian rộng lớn, chứng kiến một thế giới mới trước mặt sau một hành trình đi bộ dài đằng đẵng, lời nói của Limbert lại vang lên trong tôi.
Cảnh đẹp "siêu thực" của Việt Nam
Ở khu vực rừng rậm thuộc miền Trung Việt Nam, hang Én là một trong chuỗi các hang động đáng kinh ngạc được phát hiện bởi ông Limbert, vợ ông - bà Deb, 54 tuổi, cũng là một nhà thám hiểm - và các đồng nghiệp của họ từ Hiệp hội Nghiên cứu Hang động Anh. Hang động khổng lồ nhất ở khu vực này là Hang Sơn Đoòng, được xếp hạng - cùng với hang Miao Room ở Trung Quốc và hang Sarawak và Hang Deer ở Borneo - là một trong những hang động lớn nhất thế giới.
Trong các hang động rộng lớn của Sơn Đoòng, những khu rừng cây cao 30m phát triển mạnh trong không gian đủ lớn để chứa các tòa nhà chọc trời 40 tầng. Những nhũ đá khổng lồ cao 80m, chưa kể khỉ, chim mỏ sừng và cáo bay, cũng được tìm thấy trong môi trường sống "siêu thực" của Sơn Đoòng - mới chỉ được khám phá hoàn toàn lần đầu tiên vào năm 2009.
Mức giá đăng tải hiện tại trên website của công ty khai thác tour đi Sơn Đoòng là 69.800.000 đ/người. Thời gian mở bán tour từ tháng 1 đến tháng 8. Trong 1 tháng chỉ có 13-15 tour/tháng, với tối đa 10 khách (trên 18 tuổi) cho 1 tour. Được biết, mỗi tour sẽ có 1 chuyên gia an toàn hang động, 1 hướng dẫn viên, 5 trợ lý an toàn, 2 đầu bếp, 17 porter mang vác hành lý, thức ăn, trang thiết bị cắm trại và 1 kiểm lâm viên đi cùng đoàn.
Mức giá 70 triệu đồng để đi thăm kì quan của Việt Nam là không hề rẻ, và luôn "cháy vé". Tuy nhiên, tour đi thăm các hang động đáng chú ý khác nằm gần đó có giá cả phải chăng hơn nhiều. Nơi đây có hang Kén với những thác nước đổ xuống đầm lớn, những mỏ khoáng chất "vàng óng ánh" lấp lánh và những cột cao vút được tạo nên qua hàng nghìn năm khi thạch nhũ treo trên nóc hang nối với thạch nhũ hình thành từ đáy hang.
Tôi quyết định chọn hang Hang Én theo lời khuyên của ông Limbert vì tôi sẽ có cơ hội cắm trại bên trong hang chính khổng lồ và đây sẽ là một hành trình vô cùng mạo hiểm.
(Còn tiếp...)
Thúc đẩy hợp tác phát triển du lịch hang động Việt - Lào Ngày 15/9, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các đơn vị tại Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn tổ chức họp tham vấn 'Khung quản lý xuyên biên giới giữa hai Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nam No' và thúc...