Quảng Bình: 30 năm làm trưởng bản Bru – Vân Kiều, bao lần xin nghỉ việc, dân làng dứt khoát không cho, vì sao vậy?
Ông Hồ Hơn làm trưởng bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) hơn 30 năm qua, ông đã hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường, xây trường học, đưa con chữ về làng đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều…30 năm làm trưởng bản dân tộc Bru – Vân Kiều
Cuối tháng 12, PV Dân Việt tìm về bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Người dân ở đây đa phần là dân tộc Bru-Vân Kiều, gặp trên con đường làng, họ niềm nở chào và dành lời tốt đẹp giới thiệu về trưởng bản.
Anh Hồ Minh, người dân bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) nói: “Ở bản Lâm Ninh có ông Hồ Hơn làm trưởng bản hơn 30 năm nay, ông dẫn dắt bà con trong bản phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ông có công lớn trong việc đưa con chữ về với con em của bản”.
Qua tìm hiểu trước cùng sự giới thiệu của bà con bản Lâm Ninh, PV Dân Việt tìm đến nhà ông Hồ Hơn – Trưởng bản Lâm Ninh.
Ông Hồ Hơn – Trưởng bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) ngồi trò chuyện với PV. Ảnh: Trần Anh
Trò chuyện với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Hồ Hơn cho biết: “Tôi làm trưởng bản Lâm Ninh từ năm 1991, đến nay cũng hơn 30 năm. Tuổi trẻ của tôi là những ngày tháng chiến đấu, cống hiến cho cách mạng. Sau khoảng thời gian dài làm nhiệm vụ giao liên ở binh trạm 17, tôi được giao nhiệm vụ làm A trưởng du kích rồi được điều động theo đơn vị, làm nhiệm vụ khu vực Bắc – Nam cầu Quán Hàu, trực tiếp cầm súng bảo vệ “tọa độ lửa”".
Theo ông Hồ Hơn, năm 1984, khi xã Trường Xuân được thành lập, ông cùng bố về tại bản sinh sống theo sự vận động của cán bộ huyện Quảng Ninh. Thời điểm bấy giờ, bản Lâm Ninh mới chỉ có 7 hộ dân sinh sống.
“Lúc tôi về đây chỉ có 7 hộ, ở đây đất đai tốt, vừa có đất ruộng vừa có đất màu nên làm ăn được. Sau đó, tôi chịu khó khai hoang, động viên bà con tăng gia sản xuất, chăn nuôi để ổn định cuộc sống. Dần dần, cuộc sống của người dân trở nên khấm khá, đến hiện tại bản Lâm Ninh đã có 54 hộ dân với 189 nhân khẩu”, ông Hơn nói.
Ông Hồ Hơn chỉ tay về những tấm bằng khen các ban ngành trao tặng ghi nhận đóng góp của ông. Ảnh: Trần Anh
Video đang HOT
Ông Hồ Hơn cũng cho hay: “Làm cán bộ phải thương dân, dân sẽ thương lại mình, nếu mà giả dối, lừa bà con thì họ ghét, họ không thương. Tôi làm trưởng bản hơn 30 năm qua, lấy điều đó để gần dân, vừa rồi tôi đau ốm lên viện, bà con cầm hoa quả trong vườn tới tận giường thăm hỏi, tôi cảm kích lắm. Tôi có lần đề nghị nghỉ làm trưởng bản vì tuổi già, sức yếu nhưng bà con không cho, họ bảo khi nào chống gậy, không còn sức để làm nữa mới nghỉ”.
Hiến hàng nghìn m2 đất xây trường học, đưa con chữ về làng
Trò chuyện với PV Dân Việt, ông Hồ Hơn cho biết: “Tôi đã có 4 lần hiến đất với tổng diện tích ước tính hơn 2.500 m2 để làm các công trình trên địa bàn như: Đường tránh lũ, đường nội đồng và mới đây là hiến 1.500 m2 đất để xây điểm trường cho bậc mầm non và tiểu học”.
Ông Hồ Hơn đứng trên mảnh đất mà ông vừa hiến để xây dựng trường học ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: TA
Theo ông Hồ Hơn, bản Lâm Ninh có 61 em ở bậc học mầm non, tiểu học. Từ trước đến nay, việc học của con em trong bản duy trì tại điểm trường cũ, khu vực ven sông Long Đại nên thường xuyên bị ngập lụt.
Trong đợt mưa lũ tháng 10/2020, điểm trường bản Lâm Ninh ngập sâu 1,5 m, hư hỏng nhiều đồ dùng dạy học. Việc học của con em trong bản trở nên khó khăn.
Để bảo đảm nhu cầu học tập của con em, phương án xây dựng điểm trường mới ở Lâm Ninh được chính quyền địa phương tính đến. Tuy nhiên, để tìm địa điểm xây trường vừa thuận lợi cho việc học của con em trong bản, vừa cao ráo, không bị ngập mỗi mùa mưa lũ đến lại là vấn đề rất khó khăn.
Nắm bắt được thông tin đó, ông Hồ Hơn đã hiến toàn bộ 1.500 m2 đất ở vị trí cao ráo và trung tâm bản để xây trường học cho con em dân bản. Sau đó, với nguồn vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng, công trình điểm trường Lâm Ninh đã được khởi công trong niềm vui, phấn khởi của bà con.
Trường học đang được xây dựng trên mảnh đất mà ông Hồ Hơn hiến tặng, dự kiến trong năm tới, ngôi trường sẽ xây xong và đưa vào hoạt động. Ảnh: Trần Anh
“Tôi nghĩ về tương lai của con em sau này, vì cái chữ Bác Hồ là quan trọng hàng đầu, học chữ Bác Hồ, làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Ở đây con em rất khó khăn, ai cũng như ai nhưng lại không biết chữ nên tôi hiến đất cho cán bộ xây trường, để thầy cô đến dạy cho các em” – ông Hồ Hơn cho hay.
Ngoài những đóng góp to lớn cho người dân bản, ông Hồ Hơn còn góp công lớn trong việc chuyển tải các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân tại đây, hướng người dân tuy sống ở nơi rừng núi xa xôi nhưng luôn luôn tuân thủ luật pháp.
Đến anh chăn bò Sô Y Tiết cũng đã mua được đất ở tuổi 34, chấm dứt cuộc đời ở trọ ở thuê nhờ cách tư duy đầu tư này
Anh chàng chăn bò cuối cùng cũng chấm dứt cuộc sống ở đợ, ở thuê.
Mới đây, YouTuber Sô Y Tiết đăng tải video chia sẻ về cuộc sống hiện tại. Theo đó, anh hạnh phúc cho biết đã mua mảnh đất ở quê và chuẩn bị xây ngôi nhà của riêng mình: "Cảm giác có mảnh đất đầu tiên trong cuộc đời thật ý nghĩa. Có thể với nhiều người là bình thường, là đương nhiên khi chúng ta có kinh tế, nhưng với mình nó không hề bình thường.
Anh chàng Sô Y Tiết.
Nó rất đặc biệt, mảnh đất đầu tiên này mình mua được, đã chấm dứt 34 năm cuộc đời ở trọ, ở đợ, ở thuê. Một cuộc đời không mái ấm... nó sẽ chấm dứt. Và mình hạnh phúc khó tả lắm. Mình xin cảm ơn tất cả và chúc mọi người một ngày ấm áp an lành".
Trong video, anh chàng cũng chia sẻ về hành trình mua miếng đất đầu tiên và những sự định tương lai khi sử dụng mảnh đất đó.
Mua bất động sản không hề đơn giản, mất nhiều thời gian
Trong vlog của mình, anh chàng "chăn bò" có chia sẻ rằng: "Trong suốt thời gian qua là hành trình đi tìm đất rất là dài, gian nan. Mua đất chỗ này chỗ kia, phức tạp lắm mọi người, mua đất đai đâu dễ đâu. Gần 3 tháng không ra video là mình dành thời gian đi tìm đất".
Có thể nói, anh chàng Sô Y Tiết đã dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu có thể sở hữu một mảnh đất cho riêng mình. Đặc biệt, với một Youtuber mà tận 3 tháng không ra video thì đúng là khá "nguy hiểm".
Cũng bởi lẽ, đất chính là sản phẩm tiềm năng với nhiều cơ hội tăng giá, phát triển. Dù có nhiều biến động, giá trị của đất vẫn luôn ở mức ổn định. Không có nguy cơ gây thiệt hại nhiều cho nhà đầu tư. Nên việc tính toán, chi ly của Sô Y Tiết là hoàn toàn hợp lý.
"Chàng trai chăn bò" cũng cho biết ngoài làm YouTuber, anh còn có công việc mới và cũng là nguồn thu nhập chính: "Thu nhập chính của mình là Cameo, hát chúc mừng sinh nhật cho người nước ngoài. Người ta trả tiền cho mình rồi mình hát cho. Gọi là hát thuê đó. Vừa rồi mình bận nhiều việc nên chưa làm YouTube được, tương lai chỗ ở ổn định rồi mình mới chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống cho các bạn."
Mua đất để xây nhà, ổn định cuộc sống
Chia sẻ về lô đất bản thân mua được, Sô Y Tiết cho biết: "Lô đất của mình chiều rộng 12m, chiều dài 54m, cũng rộng thoải mái đủ làm ngôi nhà để ở. Cậu mình vừa đổ xong cát, đá để làm rào. Bây giờ mình hơi bận nên chưa có nhiều thời gian xây nhà".
Lô đất khá rộng và to. Hiện lô đất đang được làm hàng rào để chuẩn bị xây.
Sau một năm bất ngờ nổi tiếng trên MXH, Sô Y Tiết không phải đi chăn bò thuê nữa mà nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo, MV ca nhạc và đặc biệt hát thuê. Có thể nói, sau hơn một năm anh chàng đã sở hữu được một mảnh đất hơn 600 m2.
Nói về dự định tương lai, anh có dự định xây một căn nhà nhỏ để ổn định cuộc sống. "Các bạn biết mà, chỗ ở ổn định thì tâm lý cũng ổn định chứ. Mình cất nhà cửa xong thì mình cũng sẽ ra video ổn định chứ không phải bỏ bê gì cả", anh chia sẻ.
Du lịch chăm sóc sức khỏe: Mảnh đất màu mỡ còn bỏ ngỏ ở Việt Nam Việt Nam giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cây dược liệu, nhiều chùa, tịnh xá với hệ thống thiền viện có cảnh quan hấp dẫn... nhưng lại chưa phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe, vì sao? Tắm khoáng nóng kiểu Nhật. Dịch bệnh hoành hành, ô nhiễm môi trường gia tăng là nguyên nhân khiến du lịch chăm...