Quảng bá văn hóa và du lịch Việt Nam tại Malaysia
Sự kiện không chỉ giới thiệu về văn hóa, du lịch Việt Nam mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành hai nước hợp tác giúp phục hồi ngành du lịch hai nước.
Trong khuôn khổ những hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Malaysia, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch và lữ hành Malaysia (MATTA) và Diễn đàn Trao đổi du lịch Việt Nam (VNTE) tổ chức hội thảo giới thiệu về văn hóa và du lịch Việt Nam tại Kuala Lumpur.
Các đại biểu, khách mời tham dự hội thảo chăm chú xem những thước phim quảng bá du lịch Việt Nam Ảnh: TTXVN
Sau 2 năm du lịch đóng băng vì đại dịch, đây là sự kiện xúc tiến du lịch đầu tiên do Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tổ chức, Đại sứ Trần Việt Thái mong muốn hội thảo không chỉ giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và đất nước Việt Nam, mà còn chia sẻ thông tin về quy định nhập cảnh vào Việt Nam nhằm thu hút khách du lịch quốc tế nói chung và du khách Malaysia nói riêng.
Tham dự hội thảo có bà Cynthia Tan, Phó Chủ tịch MATTA, ông Nguyễn Sơn Thủy Chủ tịch VNTE, Giám đốc Công ty Du lịch Nhất Đông Dương cùng hàng trăm công ty lữ hành Việt Nam và Malaysia.
Chủ tịch VNTE Nguyễn Sơn Thủy nhận định, với những cập nhật mới về các sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường Malaysia, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác, khám phá thị trường với nhiều đặc trưng như Malaysia.
Video đang HOT
Tại hội thảo, khách mời được xem những thước phim về cảnh đẹp và ẩm thực Việt Nam, các khu du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam và thưởng thức những điệu múa đậm chất Việt Nam như “Xin chào Việt Nam” do người Việt sống tại Malaysia biểu diễn.
Người Việt Nam biểu diễn tiết mục “Xin chào Việt Nam” tại hội thảo Ảnh: TTXVN
Phát biểu tại sự kiện, bà Cynthia Tan bày tỏ sự ngưỡng mộ với vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, hi vọng với quyết định mở đường bay thẳng Kuala Lumpur – Đà Nẵng, lượng du khách từ Malaysia đến Việt Nam sẽ ngày càng đông hơn. Bà khẳng định trong thời gian tới MATTA sẽ thúc đẩy khai thác thị trường du lịch Việt Nam.
Liên kết trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa đã đạt khoảng 87 triệu lượt khách, vượt xa so với kế hoạch cả năm là 60 triệu lượt; khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,7 triệu lượt.
Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 400 nghìn tỷ đồng. Để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch tăng cường liên kết trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế.
Lịch 'săn' mùa lúa vàng Đông - Tây Bắc cho du khách thích 'check-in'
Cung đường Tây Bắc - Mù Cang Chải hút khách mùa lúa chín
Khách tăng kéo theo dịch vụ tại các điểm du lịch nhộn nhịp trở lại
Du khách quốc tịch Mỹ tham quan tại Thảo cầm viên Sài Gòn ngay khi Chính phủ đồng ý mở cửa đón du khách từ ngày 15/3/2022.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, từ khi Chính phủ có chủ trương mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch vào ngày 15/3/2022, các địa phương đã rất chủ động chuẩn bị và triển khai các hoạt động kết nối phát triển sản phẩm, kích cầu du lịch, tổ chức phục vụ đón khách du lịch cả nội địa và quốc tế. Hoạt động du lịch cả nước đã có bước khởi sắc tích cực.
Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với trước đại dịch, cũng như so với kế hoạch đề ra cho cả năm 2022. Thực tế này cũng xuất phát từ nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan. Sau mùa du lịch nội địa địa thì vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tăng cường liên kết trong việc tạo sản phẩm mới, làm mới sản phẩm, truyền thông, xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường để đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
Thông tin về tình hình thị trường, lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch cho biết, có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến dòng khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, khoảng 60-70% khách quốc tế đến từ các thị trường khu vực Đông Bắc Á chưa mở cửa hoàn toàn du lịch; việc kết nối thị trường của các doanh nghiệp sau dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn; thời gian vừa qua chưa phải mùa cao điểm du lịch quốc tế; xung đột quân sự Nga - Ucraina; thiếu vắng văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài... đã làm lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng.
Lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch cho rằng, cần tiếp tục khai thác các thị trường trọng điểm du lịch như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, đặc biệt chú trọng yếu tố chất lượng khách. Tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên, sinh thái và du lịch thành phố; bên cạnh đó phát huy các sản phẩm du lịch mới theo xu hướng thị trường như du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch golf... Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế theo thông điệp "Live fully in Vietnam".
Về các hoạt động xúc tiến quảng bá cụ thể trong thời gian tới, lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch, Vụ Lữ hành, Vụ Hợp tác quốc tế và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho biết sẽ có: Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trong Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; Diễn đàn Du lịch Mê Kông được tổ chức tại Quảng Nam từ ngày 9-14/10/2022; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Singapore diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 7-11/11; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 16-19/11; Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Đài Loan ở Cao Hùng vào cuối tháng 10/2022.
Tổng cục Du lịch đã báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trình Chính phủ về Kế hoạch tổ chức Hội nghị thu hút du lịch nước ngoài vào Việt Nam dự kiến trong tháng 10/2022 với sự chủ trì của Lãnh đạo Chính phủ, sự tham gia của các bộ, ban, ngành liên quan để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, hội nghị dự kiến sẽ tập trung vào một số nội dung chính như chính sách tạo thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam (xuất nhập cảnh, hàng không, mở rộng thị trường...), hoạt động xúc tiến quảng bá, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch và chuyển đổi số trong du lịch.
Bên cạnh đó là kế hoạch quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm quốc tế và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế quan trọng như Hội chợ WTM tại London (Anh); Hội chợ Travex bên lề Diễn đàn Du lịch ASEAN tại Indonesia; Hội chợ ITB tại Berlin, Đức... Các chương trình đón các đoàn famtrip, presstrip nước ngoài vào Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên các nền tảng số.
Trong khi đó, các địa phương trọng điểm về du lịch đều thống nhất đề xuất Tổng cục Du lịch tiếp tục phát huy vai trò nhạc trưởng trong xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài, để các địa phương cùng tham gia trong các hội chợ du lịch quốc tế, chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế vào Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế...
Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì phát huy hiệu quả mô hình liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, trong đó chú trọng yếu tố liên kết theo vùng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm mới; xây dựng các tài liệu, ấn phẩm quảng bá du lịch. Các sở quản lý du lịch cũng đề xuất Tổng cục Du lịch hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng và phát huy hiệu quả các kênh truyền thông số như website, mạng xã hội, ứng dụng du lịch thông minh...
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho rằng trong bối cảnh sau đại dịch, các điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực, đồng thời phát triển mạnh các sản phẩm mới theo hướng gia tăng trải nghiệm của du khách. Do đó, các điểm đến, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm cụ thể với những chính sách ưu đãi để thu hút khách quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cũng đề nghị các địa phương chủ động tham gia cùng Tổng cục Du lịch trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Trong đó cần thống nhất thông điệp chung là Vietnam - Timeless Charm và Live fully in Vietnam; tăng cường kết nối với các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch như website vietnam.travel và các mạng xã hội; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch theo vùng, chuỗi các điểm đến đến phát huy hiệu quả tốt nhất; Phát huy vai trò doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
Giải thưởng quốc tế - khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam Năm 2022, du lịch Việt Nam đã gặt hái được nhiều giải thưởng du lịch danh giá. Điều này không chỉ cho thấy sự tôn vinh của quốc tế mà còn khẳng định sức hấp dẫn của du lịch nước ta. Khu du lịch Rừng thông bản Áng tại xã Đông Sang (Môc Châu, Sơn La). Ảnh: Quang Quyết/TTXVN Mộc Châu lần đầu...