Quảng bá, kết nối thị trường cho sản phẩm OCOP
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, tỉnh vừa yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường phối hợp, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia, sản phẩm OCOP tiêu biểu và nông sản chủ lực của tỉnh.
Một số sản phẩm chả lụa, nem được công nhận sản phẩm OCOP bày bán tại chợ Mỏ Cày. Ảnh: baodongkhoi.vn
Theo đó, Sở Công Thương Bến Tre chủ động xây dựng các sự kiện giới thiệu, kết nối và phân phối sản phẩm OCOP góp phần nâng cao hình ảnh, giá trị văn hóa, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sản phẩm OCOP.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của địa phương. Đặc biệt là đẩy mạnh kết nối cung – cầu, mở rộng thị trường, các kênh phân phối nội địa.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Huỳnh Quang Đức cho hay, để sản phẩm OCOP gắn kết với thị trường, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại.
Cụ thể, năm 2021, các ngành liên quan của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức, tham gia các hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bến Tre tại Ngày hội sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng các tỉnh, thành năm 2021 tại An Giang và kết nối cung cầu tại siêu thị Tứ Sơn An Giang.
Tỉnh đã hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm OCOP tham gia trưng bày tại Trung tâm giới thiệu Ẩm thực, Đặc sản, Du lịch Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tại Grand World Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và tổ chức tham gia, giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các tỉnh, thành phố như Lào Cai, Đà Nẵng.
Video đang HOT
Trong năm 2022, Bến Tre sẽ trực tiếp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia từ 5 đến 7 hội chợ để trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP ở các kỳ hội chợ triển lãm có tính chất khu vực, quốc tế được tổ chức tại các vùng kinh tế trọng điểm, biên giới trong cả nước.
Ngành chức năng tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm OCOP tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước như: Lazada, Tiki, Sendo, Alibaba,..; tổ chức hỗ trợ tiếp cận và thực hiện các phương thức quảng bá và bán hàng online…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, tỉnh có 131 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh, với 54 chủ thể tham gia; trong đó, có 67 sản phẩm 3 sao và 64 sản phẩm 4 sao. Chương trình đã mở ra cơ hội phát triển sản xuất, gia tăng giá trị của nhiều loại sản phẩm của địa phương. Nhiều địa phương đã phát huy các lợi thế theo nhóm sản phẩm để phát triển thành sản phẩm OCOP.
Qua đó, tạo ra phong trào khởi nghiệp sâu rộng ở các địa phương, thu hút nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia. Cụ thể là 24 chủ thể là công ty, doanh nghiệp với 78 sản phẩm, 13 chủ thể là hợp tác xã, tổ hợp tác với 20 sản phẩm và 17 chủ thể là hộ kinh doanh cá thể với 33 sản phẩm.
Đáng chú ý, các sản phẩm đạt chuẩn OCOP đều được hỗ trợ chuẩn hóa, như: xây dựng hồ sơ chất lượng sản phẩm; tài liệu quản lý chất lượng nội bộ; viết câu chuyện để quảng bá sản phẩm; thiết kế hệ thống website, hộp đựng sản phẩm; hoàn thiện và in tem truy xuất nguồn gốc; phân tích các chỉ tiêu theo quy định; chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến ISO, HACCP…
Thông "đầu ra" cho sản phẩm OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nhâm Dần ở Thủ đô
Để tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong tháng cuối cùng của năm 2021, Sở NNPTNT, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.
"Đầu ra" sản phẩm OCOP gặp khó
Anh Phùng Đắc Dũng - đại diện Hợp tác xã Sản xuất nghệ và tinh dầu Bà Bé ở xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) - đơn vị có 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP "4 sao", cho biết: Cuối năm là thời điểm hợp tác xã liên kết với hàng trăm hộ dân trồng mùi già, sả, nghệ... để chế biến tinh dầu, tinh bột. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, hợp tác xã đã thông báo đến người dân, đề nghị giảm diện tích trồng cây nguyên liệu; mức sản xuất chỉ bằng 1/2 so với mọi năm.
Cùng cảnh ngộ, dù đã được chứng nhận sản phẩm OCOP "4 sao" nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều bếp ăn tập thể ngừng hoạt động, nên việc tiêu thụ sản phẩm "Gạo thơm Bối Khê" không thuận lợi như trước. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên chia sẻ: Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các cơ quan, đơn vị, các sàn giao dịch điện tử để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm gạo Bắc thơm tại HTX Nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai). Ảnh: Quang Thái
"TP.Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra các chủ thể có sản phẩm OCOP. Nhiều đơn vị đã phải thu hẹp hoặc sản xuất "cầm chừng" bởi khó tiêu thụ sản phẩm".
Ông Nguyễn Văn Chí -Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội.
Đây cũng là khó khăn chung đối với nhiều chủ thể OCOP trong năm 2021. Trong khi đó, theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội- Nguyễn Văn Chí, TP.Hà Nội là địa phương có số sản phẩm được công nhận nhiều nhất cả nước. Tính đến hết năm 2020 đã có 1.054 sản phẩm được UBND thành phố chứng nhận OCOP. Đến hết năm 2021, thành phố sẽ có thêm ít nhất 400 sản phẩm được đánh giá, công nhận.
Những năm trước, thành phố tổ chức nhiều hội nghị quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương cho các sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm tới tháng 10/2021, nhiều hoạt động quảng bá, kết nối trực tiếp tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ...
Sản phẩm OCOP: Đẩy mạnh kích cầu, kết nối tiêu thụ
Để khơi thông "đầu ra" cho sản phẩm OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nhâm Dần, thành phố đã đẩy mạnh các sự kiện trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP đến các nhà phân phối bán lẻ và người tiêu dùng Thủ đô trong các tháng cuối năm.
Vào cuối tháng 11, đầu tháng 12/2021, Hà Nội đã tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thuộc nhiều nhóm ngành hàng nông sản, thực phẩm tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Xô. Hoạt động này nhằm hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những điểm nghẽn trong tiêu thụ để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội - Nguyễn Ngọc Sơn thông tin: Trong tháng 12 này, Sở tổ chức 4 tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, kết hợp tư vấn bán hàng trực tuyến, trực tiếp các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, với thời gian 5 ngày/ tuần hàng, tại các trung tâm thương mại trên địa bàn các quận: Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy.
Chuỗi sự kiện này hứa hẹn sẽ mang đến những tiện ích mua sắm, trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng Thủ đô, cũng như mở ra thêm cơ hội dành cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh...
Thực tế cho thấy, muốn mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP, bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại thì tổ chức các điểm bán, trưng bày sản phẩm OCOP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - Trần Thị Phương Lan cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, lựa chọn, đưa vào vận hành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Đến nay đã phát triển được 35 điểm, phấn đấu đến cuối năm, mỗi quận, huyện, thị xã vận hành thêm được tối thiểu 1 điểm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương và TP.Hà Nội.
Theo Chủ tịch UBND huyện Thường Tín - Kiều Xuân Huy, huyện có 103 sản phẩm được thành phố đánh giá, công nhận, phân hạng sản phẩm OCOP. Việc lựa chọn, mở các điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm mang lại động lực sản xuất cũng như quyết tâm giữ vững chất lượng sản phẩm của các chủ thể OCOP.
Triển vọng từ cây chè Shan Tuyết cổ thụ Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện có hàng nghìn cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Vừa qua, các cơ quan chức năng đã có những khảo sát, đánh giá và đưa vào danh mục "Cây Di sản Việt Nam". Đây là cơ hội để chính quyền và nhân dân xây dựng kế...