Quảng bá du lịch Việt Nam đang “đội sổ” trong khu vực
So với các năm trước, các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát ban đầu về xúc tiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp. Nhưng đến giờ này họ đã bỏ ta quá xa…
Rất nhiều chuyên gia du lịch đã so sánh tiềm năng du lịch của Việt Nam với các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia và đều công nhận Việt Nam có nhiều lợi thế về mặt tiềm năng hơn. Tuy nhiên, chỉ xét riêng các chiến dịch quảng bá của du lịch Việt Nam, chưa tính đến cách đầu tư và khai thác dịch vụ, thì thấy khách du lịch mất cảm tình với cách ứng xử thông tin quảng bá của ngành du lịch Việt Nam.
Thiếu kinh phí khiến công tác quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam bao năm nay vẫn lạc hậu.
Ông Phạm Thế Phong – Giám đốc Trung tâm Vietnam Explore Holidays Vietrantour cho rằng, cho đến nay nhiều người nước ngoài nghĩ Việt Nam vẫn là đất nước lạc hậu như vừa bước qua chiến tranh, “rừng thiêng nước độc”. Trong khi, các hoạt động xúc tiến du lịch của ta chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ công chúng quốc tế. Đây là điều rất đáng tiếc của ngành du lịch Việt Nam.
Cùng lúc đó, du lịch Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, bởi trong thời gian qua có rất nhiều công ty du lịch nước ngoài đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để tiếp cận thị trường khách trong nước. Nhưng ngược lại, đến nay chưa ngay cả ngành du lịch và cả những công ty du lịch Việt Nam nào đặt văn phòng ở nước ngoài.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, ông đang có cảm giác công tác quảng bá của ngành du lịch Việt Nam càng ngày càng lùi xa. Ngay ở trong khu vực chúng ta thua cả Campuchia và coi như gần “đội sổ”, chắc có khi chỉ xếp ngang ngửa hoặc hơn Lào, Myanmar.
Ngay ở trong khu vực chúng ta thua cả Campuchia và coi như gần “đội sổ”, chắc có khi chỉ xếp ngang ngửa hoặc hơn Lào, Myanmar.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành du lịch phát triển đều là những nơi quan tâm đặc biệt đến khâu tiếp thị. Đơn cử như Hàn Quốc, cơ quan du lịch quốc gia đã mở đến hàng chục văn phòng đại diện ở nước ngoài. Để đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch, chính phủ Hàn Quốc cố gắng đăng cai tổ chức nhiều sự kiện lớn như hội nghị G20 hay các sự kiện thể thao, triển lãm quốc tế. Hay như Malaysia, cũng rất chuyên nghiệp và thành công trong các hoạt động xúc tiến du lịch, đặc biệt với thương hiệu.
“Đơn cử như Hàn Quốc vì sao thị trường hàn quốc lại thu hút du lịch đến như vậy cũng vì họ có những cách quảng bá du lịch vô cùng thông minh sáng tạo, có lộ trình cụ thể và đồng bộ. Thông qua làn sóng điện ảnh, âm nhạc, truyền hình làm cho du khách nức lòng và háo hức được đến với những điểm tham quan của đất nước này, giống như mùa lá vàng mùa lá đỏ của họ luôn được tận dụng tối đa để lên những bộ phim truyền hình. Rồi cũng nhờ cách này họ quảng bá được con người, được phong tục, được cả những món ăn của họ. Đặc biệt, Hàn Quốc còn đặt Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, Văn phòng đại diện Tổng cục du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam để quảng bá văn hóa mạnh mẽ hơn thông qua các hoạt động hợp tác tuyên truyền du lịch với các công ty du lịch địa phương.” – Ông Phong chia sẻ
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, một số nước gần với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, họ có chiến lược cạnh tranh rất mạnh và ngân sách tiếp thị du lịch cũng rất lớn. Với Việt Nam, khi ngân sách còn hạn chế, chúng ta phải sử dụng hiệu quả và hợp lý thì mới thu hút được du khách. Điều nữa là trong khó ngành du lịch luôn đề nghị và mong muốn các cơ quan khác ủng hộ như tài chính, hàng không, song lại cứ ngồi chờ nhau để phối hợp mà thiếu nhạy bén và chủ động.
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển du lịch cho rằng, ngành du lịch không nên sử dụng kinh phí quảng bá theo kiểu quân bình. Năm nay anh này làm, năm khác lại giao cho anh khác.
“Chúng ta ít tiền làm quảng bá, nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Chúng ta đã sử dụng đồng tiền đó đã hết trách nhiệm chưa. Chúng ta có rất nhiều việc phải làm trong số ít tiền đó” – ông Lương nói
Thực tế, rõ ràng so với các năm trước, các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều giống Việt Nam ở vạch xuất phát ban đầu về xúc tiến, quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp. Song giờ này so lại, các nước làm hết sức quy mô, bài bản trong khi Việt Nam vẫn chưa hoạch định nổi một kế hoạch cụ thể, một chuyên đề riêng cho xúc tiến.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho rằng để quảng bá du lịch một cách hiệu quả, thì từ khâu nhỏ nhất chúng ta phải thực hiện một các chuyên nghiệp. Ngay cả những ấn phẩm nhỏ nhất như tờ rơi, tờ gấp đều phải có thiết kế, thông tin, ngôn ngữ phù hợp với thị trường khách cần đang tiếp thị. Việc quảng bá nên duy trì tính liên tục, với kinh phí có hạn, chúng ta nên chăng xác định 1 đến 2 thị trường điểm/ năm để tập trung quảng bá.
Thu Hà – Hữu Thắng
Theo Dantri
Khách vẫn hủy tour đi Trung Quốc
Theo các công ty du lịch, kể từ sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển của Việt Nam, lượng khách đăng ký du lịch tại Trung Quốc đã sụt giảm đáng kể. Thậm chí, nhiều tour bị huỷ bỏ dù ngày đi đã được ấn định.
Khách du lịch đua nhau hủy tour Trung Quốc
Chia sẻ với PV VnMedia, bà Nguyễn Thị Thúy Ngần - điều hành du lịch Công ty Du lịch Vietnam Railtour cho biết, lâu nay, du lịch Trung Quốc được xem là điểm đến lý tưởng và được nhiều du khách trong nước lựa chọn. Tuy nhiên, kể từ sau những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông diễn ra, lượng khách đăng ký đến nước láng giềng này sụt giảm hẳn.
Cũng theo bà Ngần, trong tháng 5 này, Công ty có một đoàn khách du lịch gồm 25 người đi tham quan tại Bắc Kinh - Thượng Hải và đã được ấn định ngày. Tuy nhiên, kể từ sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển của Việt Nam diễn ra, các hành khách đã thông báo lùi lịch sang tháng 6. "Tour này chắc cũng sẽ huỷ luôn do các hành khách lo ngại bất ổn chính trị, không an toàn khi đến Trung Quốc. Đặc biệt, đây cũng là hành động để bày tỏ lòng yêu nước, trong bối cảnh hiện nay", chị Ngần chia sẻ.
Bà Ngần cũng cho biết thêm, hiện nay các tour đi Trung Quốc khởi hành tháng 6 chưa có một khách nào đăng ký. Tuy vậy, trong thời gian này, Công ty cũng không nhận đăng ký du lịch sang Trung Quốc, để tránh rủi ro.
Nhiều du khách Việt hủy tour đến Trung Quốc. Ảnh minh họa
Trong khi đó, theo đại diện của Công ty du lịch Vietravel, lâu nay Trung Quốc được biết đến với nhiều điểm đến đẹp như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu, Cửu Trại Câu... đã luôn là một trong những tuyến điểm du lịch hấp dẫn du khách Việt. Còn khá nhiều tuyến điểm du lịch mới chưa được khai thác và giới thiệu. Xét về du lịch 2 chiều, du khách Trung Quốc sang Việt Nam cũng chiếm số lượng không hề nhỏ nhiều năm qua.
"Đặc biệt trong tình hình tour Thái Lan chưa lấy lại được sức hút do biểu tình chính trị, thì Trung Quốc là điểm đến thay thế của đa số du khách dịp Tết và 30/4 vừa qua", đại diện Công ty du lịch Vietravel chia sẻ.
Tuy nhiên, theo đại diện Công ty du lịch Vietravel, kể từ sau khi Trung quốc đưa giàn khoan trái phép vào thềm lục địa của Việt Nam, tình hình du lịch tại Trung Quốc đã không còn sôi động như trước và hiện đang diễn ra khá ảm đạm. Đa số các tour đã book lâu trước đó vẫn khởi hành và tham quan bình thường. Tuy nhiên các tour mới đặt chỗ, các du khách đang cân nhắc lựa chọn tuyến điểm thì đều hủy tour, chuyển sang các thị trường khác.
Không chỉ những công ty du lịch trên, hiện nay, để phản đối hành động trái phép của Trung Quốc, cũng như thể hiện lòng yêu nước, nhiều khách du lịch đã đăng ký tour tại Trung Quốc và khởi hành trong tháng 5, 6 đều thông báo hủy hoặc lùi thời hạn di chuyển.
Du khách chuyển tour du lịch thay thế Trung Quốc
Trao đổi với phóng viên VnMedia, ông Trần Tuấn Anh - Phó Giám đốc Công ty Vietravel Hà Nội cho biết, tính đến hiện tại có 18 tour Trung Quốc truyền thống Bắc kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu đã hủy tour, chuyển sang các thị trường gần khác như Campuchia, Myanmar, Sing - Mã, Dubai ... Vì vậy, áp lực đặt dịch vụ cho các tuyến thay thế này là không nhỏ đối với các công ty du lịch, bởi số lượng dịch vụ đặt trước cho mỗi mùa là có hạn.
Cũng theo ông Tuấn Anh, hiện nay, một số tuyến cũng đang bị ảnh hưởng hủy tour như Hongkong, Tây Tạng, Đài Loan mà xét về cơ bản là không liên quan.
Liên quan đến tình trạng này, ông Trần Tuấn Anh cũng chia sẻ, về tình hình du lịch song phương, tổng cục du lịch 2 nước đều đã ra thông báo không kỳ thị du khách 2 bên, đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ tối đa cho du khách.
Cùng với đó, ông Tuấn Anh cho rằng, bản thân mùa du lịch hè năm nay, bên cạnh tình hình biến động tour Trung Quốc thì kinh tế cũng chưa có nhiều khả quan. Do đó, du khách Việt vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn cho chuyến du lịch hè của mình như các tuyến biển trong và ngoài nước như Nha Trang, Phú Quốc; Penang - Malaysia, Phuket - Thái Lan, Boracay - Philippines là 3 tuyến hoàn toàn mới của Công ty hè này.
"Tuyến du lịch mùa nước nổi Miền Tây, các tuyến mua sắm mùa sale off ở Singapore - Malaysia- Hongkong - Dubai... Các tuyến này đều là các tuyến du lịch theo mùa mà lại có chi phí hợp lý không kém so với tour Trung Quốc", ông Tuấn Anh chia sẻ.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Quảng bá du lịch Việt: Ít tiền và thiếu chuyên nghiệp "Đúng là chúng ta ít tiền làm quảng bá, nhưng vấn đề ở chỗ chúng ta sử dụng đồng tiền đó như thế nào? Chúng ta đã sử dụng tiền đó hết trách nhiệm chưa? Đúng mục đích chưa? Chúng ta có rất nhiều việc phải làm với số tiền ít ỏi đó". PGS.TS Phạm Trung Lương, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu...