“Quan” xã “đỡ lưng”, lò gạch vô tư hoạt động
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của UBND TP Hà Nội, thời gian qua nhiều địa phương đã tuân thủ, tiến hành “xóa sổ” lò gạch thủ công. Tuy nhiên, tại xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nhiều lò gạch vẫn vô tư nhả khói với lý do đang thử nghiệm công nghệ mới.
Nhiều lò gạch của “người nhà quan” vẫn hoạt động rầm rộ
Lò gạch của người nhà “quan” xã
Tính đến thời điểm này, tại một số xã trên địa bàn huyện Phú Xuyên, nhiều lò gạch thủ công vẫn hoạt động hết công suất. Đáng nói, tại xã Hồng Thái, gần 20 lò gạch thủ công vẫn ngang nhiên nhả khói, dù cạnh đó, nhiều lò gạch thuộc địa bàn xã Khai Thái hay Quang Lãng đã dừng hoạt động và đang được phá dỡ. Người dân ở đây cho biết, các lò gạch vẫn đang hoạt động trên là của người nhà ông Bí thư và Chủ tịch UBND xã Hồng Thái.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Làn – Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái thừa nhận, “Đúng là còn mấy lò gạch trong đó có lò của anh Đặng Quốc Quân là cháu bên vợ tôi và chủ lò Nguyễn Văn Hạnh là thông gia với gia đình đồng chí Chủ tịch xã. Quan điểm của tôi là với người nhà càng phải xử nghiêm, thế nhưng không động được đến vì các anh ấy đang áp dụng thử nghiệm công nghệ Đức Trung”. Đồng thời ông Làn cũng cho biết, lò gạch được đốt theo công nghệ này chẳng có gì khác so với lò gạch thủ công.
Được biết, ngày 23-5-2012, UBND huyện Phú Xuyên đã ra thông báo xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn do ông Chu Phú Mỹ – Chủ tịch UBND huyện ký. Văn bản này nêu rõ, đối với thị trấn Phú Minh và xã Văn Nhân chỉ đạo các chủ lò ngừng ngay việc sản xuất và đun đốt gạch Các chủ lò thực hiện nghiêm túc về việc chuyển sang đầu tư xây dựng bãi chứa vật liệu xây dựng theo quyết định đã được phê duyệt, xong trước ngày 1-6. Đối với xã Hồng Thái, Khai Thái các chủ lò phải thanh lý hợp đồng xong trước ngày 30-6 và bàn giao mặt bằng cho UBND xã xong trước ngày 10-7. Theo đó, nhiều lò gạch chưa hết hạn hợp đồng đã bị chính quyền thi hành lệnh “trảm”, bắt phá dỡ. Đây là những lò được đầu tư cả tỷ đồng bằng tiền vay nợ để xây dựng, nay thu hồi vốn được vài chục triệu đồng từ việc bán phế liệu. Cho dù đau xót, tiếc tiền nhưng họ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành. Nhưng chính họ lại phải chứng kiến nghịch cảnh là lò gạch của người nhà Bí thư, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái vẫn vô tư hoạt động.
Còn lò gạch của người dân được họ chấp hành, phá dỡ nghiêm theo Chỉ thị của Chính phủ
Công nghệ chưa được kiểm chứng
Để tìm hiểu lò gạch “công nghệ Đức Trung”, phóng viên đã được ông Làn đưa ra tận lò gạch của ông Đặng Quốc Quân. Tại đây, ông Quân cho biết: “Qua tìm hiểu công nghệ xây lò của Công ty TNHH Đức Trung (ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), năm 2010, tôi đã làm đề án đề nghị UBND xã cho chuyển đổi công nghệ và sau đó cũng được các cơ quan chuyên môn kiểm tra xem xét”. Đồng thời, ông Quân còn “quảng cáo”, gạch làm theo “công nghệ Đức Trung” tốt hơn cả gạch sản xuất theo công nghệ tuynel (?!), giá thành vừa rẻ, chất lượng lại tốt, tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu quả 100%. Nhưng theo quan sát của phóng viên, ngay tại lò gạch của ông Quân, đống gạch bị gẫy, bị quá lửa sần sùi không đạt tiêu chuẩn lại chất chình ình ngay cạnh cửa lò. Vậy việc năng suất chất lượng đạt 100% như ông Quân nói có đáng tin? Điều quan trọng hơn, khi phóng viên đưa ra câu hỏi, công nghệ Đức Trung nếu đã được công nhận là chuẩn, là tốt thì cơ quan nào chứng nhận và sao còn phải thử nghiệm thì ông Quân không thể đưa ra câu trả lời. Nếu như theo báo cáo ngày 20-9 của UBND huyện Phú Xuyên thì chỉ có 2 lò gạch của ông Đặng Quốc Quân và Nguyễn Văn Hạnh được cho đốt theo công nghệ Đức Trung để mời cơ quan liên quan đo các chỉ số kỹ thuật môi trường, nhưng hiện tại vẫn còn hơn chục lò gạch thủ công đang hoạt động được chính quyền làm ngơ.
Trả lời phóng viên Báo ANTĐ về những vấn đề trên xảy ra ở xã Hồng Thái, ông Chu Phú Mỹ – Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên khẳng định, sẽ giao cho Phòng Quản lý Đô thị cùng Thanh tra xây dựng kiểm tra và lập biên bản để thực hiện nghiêm, kể cả lò gạch của người nhà của Bí thư và Chủ tịch xã. “Tại cuộc họp giao ban huyện ủy mới đây, đồng chí Bí thư huyện ủy cũng đề nghị xem xét kiểm tra vấn đề trên, không thể để làm như thế được” – ông Mỹ cho biết.
Theo ANTD
Xem xét kỷ luật phó bí thư xã bị "bồ nhí" xẻo tai
Ngày 16-11, Đảng ủy xã Tân Lược (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) đã chuyển hồ sơ lên Ủy ban kiểm tra Huyện ủy để xem xét kỷ luật phó bí thư xã Nguyễn Ngọc Thanh Phong trong vụ bị "bồ nhí" xẻo tai.
Trong cuộc họp bỏ phiếu kín chiều 15-11 của Đảng ủy xã Tân Lược, không có hình thức kỷ luật nào vượt quá 50%.
Đầu năm 2012, do quan hệ tình cảm "ngoài luồng" với một phụ nữ ngụ cùng địa phương, ông Phong bị Huyện ủy Bình Tân kỷ luật nhưng ông tiếp tục qua lại với người tình cũ. Sau khi bị người tình xẻo tai, ông Phong không còn đến cơ quan và yêu cầu xử lý hình sự người tình.
Cùng ngày, Đảng ủy xã Tân Hội, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết UBND xã đã đề nghị UBND huyện ra quyết định buộc thôi việc phó công an xã Nguyễn Văn Dũng do "tòm tem" với vợ người khác, bị chồng con của cô này bắt quả tang ở nhà trọ, đuổi đánh phải bỏ trốn.
Do đây là vụ việc nghiêm trọng nên Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Cai Lậy đã thụ lý giải quyết. Hiện công tác xác minh cơ bản xong, chờ kết luận để xử lý.
Theo Dantri
Phát hiện xe khách vận chuyển rùa và kỳ đà nước Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện chiếc xe ô tô BKS 35B-000.68 vận chuyển 28 cá thể rùa và 14 cá thể kỳ đà nước. CAQ Hoàng Mai lập hồ sơ, chuyển Hạt kiểm lâm số 2 Thành phố Hà Nội xử lý. Vận chuyển động vật hoang dã: Khoảng 8h25 ngày 14-11, tại khu vực đầu...