Quan trọng là động cơ của người học, chứng chỉ gì cũng cần thiết
Những nội dung của lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hỗ trợ rất thiết thực cho công tác quản lý, giảng dạy của cán bộ quản lý cũng như giáo viên nếu người học thực sự có động lực học tập.
Giáo viên ở Đà Nẵng tham gia khóa học bồi dưỡng giáo viên dạy STEM – khởi nghiệp
Tham gia khóa học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp từ trước khi có thông tư 01, 02, 03 và 04 của Bộ GD&ĐT về việc bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương, cô Đỗ Thị Bích Liên (giáo viên Trường Tiểu học Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chia sẻ: “Lúc đó đăng ký đi học mà vẫn băn khoăn sao mình đang là GV hạng 2 rồi mà phải đi học để giữ hạng.
Nhưng khi tham gia thì thấy nội dung khóa học bổ trợ rất tốt cho việc phát triển chuyên môn.
Nội dung học thiết thực cho công tác giảng dạy như các phương pháp dạy học tiếp ứng cho chương trình mới, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học để giúp phát triển năng lực của người học”.
Hoàn thành khóa học, có chứng chỉ rồi, cô Liên mới tiếp cận được Thông tư 02. “Lúc đó mình mới thấy rằng việc đi học là cần thiết vì đã có chứng chỉ rồi.
Nếu có văn bản hướng dẫn trước khi đi học thì chắc tâm lý tiếp nhận của mình sẽ khác hơn” – cô Liên cho biết.
Ở thời điểm đang áp dụng thông tư 20 – 21 – 22, Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã có GV đi học các khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp. Đã có 9 người thi thăng hạng lên hạng 1.
Video đang HOT
“Với những GV đang ở hạng 2, hạng 3 thì họ đi học với tinh thần tự nguyện vì đây vừa là yêu cầu vừa bổ trợ cho công tác chuyên môn.
Dù thăng hạng hay giữ hạng thì đây cũng là nhu cầu thực tế. Với thi để thăng hạng thì GV sẽ được tăng lương.
Còn với giữ hạng thì đã là viên chức phải tuân thủ theo Luật cũng như các Nghị định, việc nên hay không nên chỉ là suy nghĩ mà thôi” – thầy Phan Tấn Bửu, Hiệu trưởng nhà trường phân tích.
Theo nhận xét của thầy Bửu, nội dung kiến thức của khóa bồi dưỡng bổ trợ cho người học khá nhiều kiến thức về quản lý nhà nước, chuyên ngành cũng như chuyên môn; cập nhật nhiều kiến thức mới về hệ thống giáo dục quốc dân.
Cũng đồng ý với nhận xét này, thầy Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho rằng tâm lý phần đông giáo viên là ngại đổi mới và “vào biên chế rồi là xong”.
“Nếu GV được điều động đi học như bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên sẽ là bình thường, ít có những phản ứng trái chiều.
Thế nhưng, với những yêu cầu của giáo dục hiện đại thì GV phải có những cập nhật để phát triển nghề nghiệp.
Cùng với bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, khóa học sẽ hỗ trợ GV, CBQL trong nâng cao năng lực chuyên môn, cơ hội phát triển nghề nghiệp” – thầy Điệp phân tích.
Như ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai, có những GV dù chỉ mới vào ngành vài năm nhưng hệ số lương đã cao hơn Hiệu trưởng nhờ kỳ thi thăng hạng.
Tuy nhiên, theo như thầy Điệp thì cách thức tổ chức của các cơ sở được Bộ GD&ĐT ủy quyền tổ chức các khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới là điều đáng bàn.
“Nếu mà đi học cho có, điểm danh hộ, thậm chí là không điểm danh, học online hộ, chép bài của nhau thì khóa học cũng chỉ là hình thức, không hỗ trợ gì cho việc phát triển chuyên môn.
Cứ “đầu vào nghiêm túc, đầu ra bài bản” là sẽ thuyết phục được cả người học và dư luận.
Ở một góc độ khác, cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho rằng không nên quy định cứng về mức học phí trên một học viên mà nên căn cứ vào số học viên/khóa học.
Hoặc phải quy định lại sĩ số của một lớp bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng của các lớp bồi dưỡng.
Bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Cần phù hợp cho từng đối tượng
Bên cạnh sự quan tâm lớn với việc bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên và cán bộ quản lí cũng mong muốn các yêu cầu sẽ có sự phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.
Giáo viên trường THCS Bình Thuận (Đại Từ) trao đổi chuyên môn nghiệp vụ.
Vấn đề bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đang được các cán bộ quản lí tại các cơ sở giáo dục của Thái Nguyên quan tâm, tích cực truyền tải, chia sẻ thông tin cho đội ngũ giáo viên. Đa phần, các nhà trường đón nhận thông tin về vấn đề này một cách bình tĩnh, với mục tiêu là có sự nhìn nhận và triển khai sao cho phù hợp, hiệu quả.
Cô giáo Phan Thị Phương Ly, Hiệu trưởng trường PT Dân tộc nội trú THCS Phú Lương trao đổi: Đội ngũ giáo viên nhà trường về cơ bản đã đạt chuẩn và vượt chuẩn, đảm bảo yêu cầu về trình độ đào tạo, tuy nhiên vẫn luôn có ý thức, mong muốn tiếp tục nâng cao về năng lực thực tiễn. Vì vậy, phần đa giáo viên đều tích cực đón nhận thông tin về vấn đề bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
"Rõ ràng, việc giáo viên được nâng cao về trình độ nghề nghiệp cũng như mức lương tương xứng là rất cần thiết, rất tốt cho việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vấn đề quan trọng là cần có hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể, phù hợp cho từng đối tượng, nhất là những trường hợp như giáo viên vùng khó khăn, giáo viên đã xếp hạng I trước đó..." - cô giáo Phan Thị Phương Ly nhấn mạnh.
Trong khi đó, cô giáo Trần Thị Lan Anh, Hiệu trưởng trường TH&THCS 915 Gia Sàng cho rằng: Chứng chỉ thì rất cần thiết cho công tác quản lí, còn đối với giáo viên thì quan trọng nhất là nó phải thực sự đem lại những tác dụng thiết thực. Bên cạnh đó, vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các giáo viên khó khăn cũng rất cần được quan tâm cụ thể.
"Theo tôi, việc bồi dưỡng lâu dài thường xuyên hằng năm bằng cách bám sát vào các yêu cầu cụ thể của từng năm học, từng giai đoạn sẽ phù hợp, đem lại những hiệu quả thiết thực hơn là việc bồi dưỡng để có chứng chỉ" - cô giáo Trần Thị Lan Anh nêu quan điểm.
Về phía các giáo viên trực tiếp giảng dạy, vấn đề này cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều người với những góc nhìn riêng.
Giáo viên trường TH&THCS 915 Gia Sàng trong một giờ lên lớp
Cô giáo Nguyễn Thu Quỳnh, trường THCS Nguyễn Du (TP Thái Nguyên) cho rằng: Việc bồi dưỡng nâng hạng chức danh nghề nghiệp cũng sẽ gây ra nhiều vất vả cho giáo viên. Tuy nhiên, dù sao thì đây cũng là một cách thức để đánh giá giáo viên. Khi ban hành chính sách, chắc chắn các cấp ngành đã có những định hướng, tính toán nhất định nhằm đem lại lợi ích và công bằng cho những người dạy học.
"Đã làm giáo viên thì quan trọng nhất, cuối cùng vẫn phải là chất lượng hiệu quả công việc, uy tín với học sinh, niềm tin từ phụ huynh học sinh" - cô Nguyễn Thu Quỳnh nêu quan điểm.
Thầy giáo Nguyễn Giang Thanh, trường Tiểu học Phú Xá (TP Thái Nguyên) cho rằng: Vấn đề là bản thân mỗi giáo viên khi đã đứng trên bục giảng thì đều đã được đào tạo, đều tự học tập nâng cao năng lực trong cả quá trình. Việc bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp cũng tốt, nhưng cần chú ý việc tránh gây ra nhiều khó khăn phức tạp cho giáo viên.
"Việc đánh giá năng lực không chỉ có thông qua bằng cấp đào tạo và chứng chỉ bồi dưỡng, mà quan trọng còn là thông qua việc thể hiện ở tay nghề thực tiễn, ở giảng dạy trên lớp" - thầy giáo Nguyễn Giang Thanh nhấn mạnh.
Chuyện 'xếp hạng đạo đức giáo viên': Bộ GD&ĐT, chuyên gia giáo dục nói gì? Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, phần đông giáo viên, cán bộ quản lý trên toàn quốc ủng hộ, bởi họ thấy rằng các quy định này cũng xuất phát từ các quy định đã có từ năm 2015, bây giờ chỉ bổ sung và bỏ những quy...