Quán triệt nhiệm vụ quản lý đê và phòng, chống thiên tai tới Chủ tịch UBND cấp huyện
Ngày 13/6, tại thành phố Hạ Long ( Quảng Ninh), Tổng cục Phòng, chống thiên tai ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2022 nhằm tăng cường tính chủ động, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và hộ đê phòng lụt.
Tổng cục trưởng Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu tại Hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ 21 tỉnh, thành phố có đê; Chủ tịch UBND cấp huyện và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế của 156 huyện có đê.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, thiên tai tại nước ta diễn biến bất thường, có thể kể đến đợt mưa lớn trái quy luật từ ngày 30/3-2/4 tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa hay đợt mưa từ ngày 21-24/5 ở Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ với lượng mưa phổ biến từ 200 – 400mm, lớn nhất đến 797mm/3 ngày, có nơi tập trung đến 464mm/ngày, đã gây ngập lụt ở nhiều khu vực như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, lũ trên một số tuyến sông có đê như sông Cầu, Cà Lồ, Phó Đáy, sông Tích đã vượt mức báo động 2… Ngày 12/6, ba ngày trước khi bước vào mùa lũ năm 2022, hồ thủy điện Hòa Bình phải mở hai cửa xả đáy, cho thấy tình hình mưa lũ năm 2022 sẽ rất phức tạp khó lường.
Hệ thống đê điều của nước ta được dựng xây bền bỉ qua nhiều thế hệ, là công trình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn lũ, chống bão, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản và phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Tuy nhiên, trên 2.741km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt hiện còn 242 trọng điểm xung yếu và hơn 7.600 vụ vi phạm pháp luật về đê điều chưa được xử lý. Các Chủ tịch UBND cấp huyện, những người đứng đầu chính quyền địa phương, là cấp trực tiếp chỉ huy phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật về đê điều diễn ra; chỉ đạo tổ chức tuần tra canh gác phát hiện và xử lý ngay từ giờ đầu những sự cố đe dọa an toàn chống lũ của đê. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt là vừa phải nắm vững những quy định của pháp luật về trách nhiệm được giao, đồng thời phải quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt và tổ chức thực hiện bài bản công tác quản lý, bảo vệ, hộ đê để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều.
Video đang HOT
Tại hội nghị, các đại biểu được lãnh đạo Tổng cục Phòng, chống thiên tai và các đơn vị trực thuộc, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thông tin khái quát một số nội dung công tác gắn với nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện gồm: Công tác phòng, chống thiên tai, quản lý đê điều năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 – một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2022 của các Chủ tịch UBND cấp huyện; nhận định xu thế thời tiết, thiên tai và diễn biến bão lũ 6 tháng cuối năm 2022 tại Việt Nam; nhiệm vụ của Chủ tịch UBND cấp huyện trong phòng, chống thiên tai, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê phòng lụt; tiêu chí về an toàn phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới; giới thiệu Thông tư số 13/2021/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; giới thiệu những quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của Quỹ Phòng, chống thiên tai.
Hội nghị nghe các ý kiến tham luận của các địa phương về bài học kinh nghiệm, thực trạng và kiến nghị giải pháp về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng đê kiểu mẫu”; công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ; đánh giá hiện trạng đê điều, sẵn sàng hộ đê theo phương châm “4 tại chỗ”; công tác quản lý bãi sông, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông và bến, bãi và những chia sẻ bài học, kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện trong phòng chống thiên tai, quản lý đê điều, hộ đê, chuẩn bị, ứng phó, chỉ đạo huy động vật tư, nhân lực hộ đê, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều…
Nước dâng cao hơn đỉnh trước lũ, thủy điện Sơn La và Hòa Bình tiếp tục xả
Mực nước ở các hồ đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tiếp tục yêu cầu thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình mở thêm cửa xả lũ.
Sáng nay 13.6, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tiếp tục ký công điện gửi giám đốc các nhà máy thủy điện Sơn La và Hòa Bình yêu cầu tiếp tục mở thêm cửa xả lũ.
Các thủy điện Sơn La và Hòa Bình tiếp tục mở thêm cửa xả lũ trong hôm nay 13.6. Ảnh BÙI XUÂN TIẾN
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết, lúc 7 giờ sáng nay, mực nước thượng lưu hồ thủy điện Sơn La ở cao trình 204,76 m, lưu lượng về hồ 3.557 m 3/giây, lưu lượng xả 4.668 m 3/giây. Hiện tại, hồ thủy điện Sơn La đang mở 1 cửa xả lũ với lưu lượng 1.684 m 3/giây. Mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 109,82 m, lưu lượng về hồ 5.119 m 3/giây, lưu lượng xả 5.654 m 3/giây. Hồ thủy điện Hòa Bình đang mở 2 cửa xả lũ với lưu lượng 3.324 m 3/giây.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 13 - 15.6, ở Bắc bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to và giông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40 - 80 mm, có nơi trên 120 mm.
Theo quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng được ban hành tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17.6.2019 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du cần đưa dần mực nước hồ Sơn La về cao trình 200 m, mực nước hồ Hòa Bình về cao trình 105 m.
Nhưng hiện nay, mực nước hồ Sơn La đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 4,76 m, mực nước hồ Hòa Bình đang cao hơn mực nước cao nhất trước lũ là 4,82m.
Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai yêu cầu hồ thủy điện Sơn La mở thêm cửa xả lũ thứ hai từ 14 giờ ngày 13.6. Hồ thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả lũ thứ 3 từ 14 giờ ngày 13.6, sau đó đến 20 giờ cùng ngày mở thêm cửa xả lũ thứ 4.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố vùng hạ du chủ động thông báo cho chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy... khu vực hạ du các hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình biết để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản.
Bên cạnh đó, các địa phương quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm người dân không đến gần các chân đập, hạ lưu đập để quay phim, chụp ảnh vì những khu vực này có thể xảy ra những tai nạn nguy hiểm trong khi thủy điện xả lũ.
Mở cửa xả đáy hồ Sơn La và hồ Hòa Bình Ngày 11/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 04/CĐ-QG gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La; Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình về việc mở cửa xả đáy tại hồ Sơn La và hồ Hòa Bình. Xả lũ đập thủy điện Hòa Bình. Ảnh tư liệu: Lê Phú/ Báo Tin...