Quản trị trường học: Phát huy vai trò của hiệu trưởng
Trước bối cảnh giáo dục hiện đại, quản trị trường học được xem là chiến lược quan trọng của các trường học. Thực hiện tốt việc quản trị trường học sẽ giúp các trường có thể điều hành, quản lý nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tốt hơn cũng như tiến tới thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong bối cảnh hiện nay.
Ảnh minh họa.
Cần thiết thực hiện quản trị trường phổ thông
Từ năm 2013, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn 791 khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động, sáng tạo trong phát triển chương trình dạy và học. Đây được xem là tiền đề mấu chốt để các trường có thể chủ động, linh hoạt trong cách quản lý, giảng dạy, từ đó góp phần quan trọng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều kết quả đáng khích lệ thì vấn đề quản trị trường học lại càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Quản trị trường học có thể hiểu là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một trường học. Như vậy, hiệu trưởng các trường học sẽ có vai trò rất lớn trong thực hiện quản trị trường học.
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quản trị trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục” do Học viện Quản lý Giáo dục vừa tổ chức, nhiều vấn đề liên quan đến quản trị trường phổ thông đã được đề cập. Trong đó các đại biểu đều tán thành quan điểm của GS.TS Thái Văn Thành- Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An về vai trò của công tác quản trị là đặc biệt quan trọng đối với “vận mệnh” nhà trường. Thậm chí, sự thành công hay thất bại của một trường phụ thuộc vào việc trường đó được quản trị thế nào? Quản trị là “đòn bẩy” cho sự cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Sự đổi mới về công tác quản trị của các hiệu trưởng có thể đem lại những giá trị to lớn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cụ thể, Chương trình GDPT mới trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện địa phương. Điều đó đòi hỏi hiệu trưởng phải chủ động, linh hoạt, vận dụng sáng tạo chương trình quốc gia, chương trình địa phương cho phù hợp để phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Để nâng cao hiệu quả quản lý trong các trường phổ thông hiện nay, GS.TS Thái Văn Thành cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách cho các hoạt động quản trị nhà trường. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng; tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các trường phổ thông.
Về vai trò của hiệu trưởng, đại biểu Lê Thị Bình (TPHCM) cho rằng, năng lực quản trị của hiệu trưởng là tổ hợp những đặc điểm tâm lý của hiệu trưởng, đáp ứng các yêu cầu của hoạt động quản trị và quyết định sự thành công của nhà trường. Vì vậy, cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho hiệu trưởng trước những đòi hỏi cấp bách của thời cuộc. Bà Bình đề xuất quy trình gồm 4 bước: Xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng; tổ chức bồi dưỡng cho hiệu trưởng; đánh giá nội dung bồi dưỡng năng lực quản trị cho hiệu trưởng.
Không chỉ là cam kết
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ về phát triển năng lực quản trị nhà trường của cán bộ quản lý; quản trị nhà trường cần tập trung vào các nội dung như quản trị chiến lược nhà trường, quản trị hoạt động giáo dục học sinh, quản trị tổ chức hành chính, chất lượng nhân sự trong các trường phổ thông…
Về cơ chế và điều kiện để nâng cao chất lượng quản trị phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục, ông Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, tự chủ giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã được tạo cơ chế thuận lợi từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, dưới 3 góc độ tự chủ cơ bản đó là chuyên môn, tài chính và nhân sự nhằm tạo hành lang pháp lý cho giáo dục phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, các trường phổ thông công lập tự chủ chưa cao trong việc quyết định việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho người học. Chưa có khung chương trình, nội dung dạy học mở để các trường có điều kiện lựa chọn nội dung phù hợp với đặc thù của trường.
“Cơ chế vận hành, hành lang pháp lý chưa rõ ràng dẫn đến những hạn chế trong việc vận dụng và phát huy những nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất hay phát huy tối đa sự năng động nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên”- ông Hà Xuân Nhâm nêu quan điểm.
Video đang HOT
Thực tế hiện nay các trường phổ thông chịu giám sát quá chặt chẽ của nhiều cơ quan quản lý, can thiệp sâu vào hoạt động từ phân bố tài chính, chỉ tiêu tuyển sinh, tuyển dụng nhân sự. Vì vậy, các trường chỉ có thể tự chủ một phần kinh phí sau khi tiết kiệm các khoản chi thường xuyên.
Chia sẻ câu chuyện quản trị trường học ở nước mình, ông Henrik Hjorth- Đại sứ quán Đan Mạch cho biết, vào những năm 90 ngành giáo dục Đan Mạch đã gặp phải khủng hoảng khi bắt đầu chuyển sang nền giáo dục tự chủ. Lúc đó, trong mỗi trường đều có một hội đồng trường, tuân thủ theo những quy định của ngành giáo dục, nhưng không phải chịu những áp lực từ các cơ quan quản lý. Họ hoạt động một cách khách quan, tham gia vào hoạt động của nhà trường. Hội đồng trường có quyền tuyển dụng và sa thải hiệu trưởng. Lúc này những nhà quản lý giáo dục tại Đan Mạch rất sốc, nhất là những người đã được đào tạo theo cách truyền thống và thăng tiến theo thâm niên.
Vượt qua giai đoạn khủng hoảng, đến nay hầu hết các trường học tại Đan Mạch đều phát triển theo hướng tự chủ. Tại đây, học sinh không chỉ tuân theo những quan điểm của thầy cô, hiệu trưởng, mà chính các hiệu trưởng phải chủ động tìm hiểu quan điểm của học sinh. Bằng nhiều cách khác nhau, năng lực quản lý của các nhà quản lý giáo dục đã được nâng lên rõ rệt.
Từ câu chuyện này, có thể thấy vai trò của hiệu trưởng và hội đồng trường là hết sức quan trọng để quản trị nhà trường thành công. Họ không chỉ đưa ra cam kết mà còn phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động về chất lượng qua các bằng chứng cụ thể. Có như vậy, mới góp phần tạo ra diện mạo mới về chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai.
Thu Hương
Theo daidoanket
Bỏ viên chức suốt đời là một tín hiệu tích cực cho ngành giáo dục
Việc thay đổi từ biên chế suốt đời sang hợp đồng có thời hạn sẽ tạo ra những con người mới, luôn phải tự làm mới mình cho phù hợp với thực tiễn công việc.
Ngày 25/11 vừa qua, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc.
Việc bãi bỏ viên chức suốt đời dù vẫn còn một số ý kiến phân vân nhưng nhìn tổng thể thì đây là một tín hiệu tích cực trong việc hợp đồng và sử dụng viên chức hiện nay. Nhất là đối với những viên chức ngành giáo dục.
Tuy nhiên, để chính sách này thực hiện hiệu quả thì vai trò của hiệu trưởng- người đứng đầu đơn vị trong những năm tới đây cần phải là những con người liêm chính, không đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể thì chính sách bãi bỏ viên chức suốt đời mới thực sự là một chính sách hay.
Bỏ viên chức suốt đời bắt buộc mọi người phải cố gắng hơn trong công việc - (Ảnh minh họa: baovinhphuc.com.vn).
Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc vừa được Quốc hội thông qua sẽ không ảnh hưởng nhiều tới những viên chức đươc tuyên dung trươc ngay Luât co hiêu lưc thi hanh (01/7/2020).
Chính vì thế, những thầy cô giáo đã và đang làm việc trong ngành giáo dục mà đã ký hợp đồng không xác thời hạn thì vẫn cứ yên tâm công tác và phấn đấu, tránh trường hợp 2 năm "không hoàn thành nhiệm vụ".
Sau ngày 1/7/2020 khi Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô, công chưc va Luât Viên chưc có hiệu lực thì lúc bấy giờ việc ký hợp đồng làm việc của các viên chức sẽ khắt khe hơn hiện nay.
Chúng ta chờ đợi và tin rằng, Chính phủ và các Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện Luật mới để tránh những tiêu cực và tạo sự công bằng trong việc tuyển dụng, tái ký hợp đồng với các viên chức sau khi đã hết hợp đồng làm việc.
Những tín hiệu tích cực
Lâu nay, chúng ta đã quen với việc biên chế suốt đời hoặc hợp đồng không thời hạn đối với công chức, viên chức nhà nước. Khi chưa vào thì tìm mọi cách để được vào nhưng khi vào rồi lại có một số người an phận bởi cứ làm tàng tàng thì cũng không có ai cắt hợp đồng với mình.
Chính từ suy nghĩ đó nên đã dẫn đến tình trạng hiệu quả công việc của một số người rất thấp và thiếu đi tính sáng tạo, đột phá trong công việc.
Khi ký hợp đồng có thời hạn trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng, tất nhiên sẽ tạo ra sự cạnh tranh cần thiết cho mỗi viên chức nói chung và đội ngũ thầy cô giáo hợp đồng nói riêng.
Nếu làm tốt công việc, không vi phạm kỷ luật, đương nhiên người đó sẽ được ký hợp đồng tiếp theo, nếu làm không tốt, không có trách nhiệm với công việc thì không có cơ hội ký hợp đồng lần sau. Cơ hội luôn mở ra và cũng luôn sẵn sàng đóng lại đối với viên chức ngành giáo dục.
Trong bối cảnh mà xã hội phát triển, khoa học công nghệ thay đổi từng ngày đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải thường xuyên cập nhật kiến thức, trau dồi kỹ năng sư phạm của mình cho phù hợp.
Việc thay đổi từ biên chế suốt đời sang hợp đồng có thời hạn sẽ tạo ra những con người mới, luôn phải tự làm mới và thay đổi mình cho phù hợp với thực tiễn công việc.
Nếu không có sự thay đổi đương nhiên thầy cô giáo đã tự đào thải mình và thực tế công việc cũng khó chấp nhận những thầy cô cứ đứng yên một chỗ, lên lớp cứ ca mãi một điệu "dân ca nhạc cổ truyền".
Đòi hỏi sự liêm khiết, khách quan từ người đứng đầu đơn vị
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc bỏ biên chế suốt đời đối với viên chức nói chung và thầy cô giáo nói riêng nếu không làm khéo sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí dẫn đến những tiêu cực trong công việc.
Trong trường sẽ hình thành những nhóm, những phe để cùng bảo vệ quan điểm của nhau, bảo vệ quyền lợi, công việc của nhau và tìm cách trù dập một số người nếu những người đó không cùng chính kiến, không biết nịnh nọt, vâng lời...
Việc mất đoàn kết nội bộ, phe phái trong trường học hiện nay đã và đang tồn tại ở nhiều trường học khi mà quyền lực, quyền lợi bị xung đột với nhau.
Vì thế, khi chuyển sang chính sách bãi bỏ biên chế suốt đời đòi hỏi phải có những người đứng đầu đơn vị phải anh minh và biết xây dựng được khối đoàn kết nội bộ trong đơn vị mình quản lý.
Người đứng đầu đơn vị phải là những người giỏi chuyên môn, đức độ và lấy lẽ phải, đặt sự phát triển của đơn vị lên trên và biết hướng tập thể làm việc hiệu quả. Người đứng đầu đơn vị phải khách quan, công tâm trong việc đánh giá, xếp loại, xét thi đua cuối năm để tránh tình trạng phe phái, lợi ích đối với từng cá nhân trong nhà trường.
Những người có chuyên môn tốt, làm việc có trách nhiệm với trường, với nghề và có đạo đức trong sáng thì ký hợp đồng tiếp. Những người chưa có trách nhiệm với công việc thì có thể không ký hợp đồng lao động tiếp theo.
Muốn được như vậy, muốn có người đứng đầu đơn vị tốt thì các địa phương cần tiến hành đồng loạt thi tuyển đội ngũ cán bộ, quản lý các nhà trường. Các thành viên trong Ban giám hiệu cũng cần được đánh giá khách quan qua từng nhiệm kỳ.
Người nào độc đoán, cục bộ, bất minh trong quản lý nhân sự, tài chính thì không được thi tuyển, bổ nhiệm ở các nhiệm kỳ sau.
Một khi trên dưới một lòng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường xem trường học là nơi để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thì chất lượng giáo dục sẽ đi lên.
Những thầy cô giáo, những cán bộ quản lý có đủ đức, tài thì được trọng dụng, những người hạn chế về một số mặt, ngại phấn đấu, tu dưỡng thì sẽ không tái ký hợp đồng nữa.
Vì thế, chúng tôi cho rằng việc bãi bỏ biên chế viên chức suốt đời trong những năm tới đây là một tiến hiệu tốt để tạo ra sự chuyển biến tích cực cho các đơn vị nhà trường. Chính sách này sẽ tạo ra động lực thực sự để mọi người phấn đấu và cống hiến tốt hơn.
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Học sinh ngã sưng đầu, hiệu trưởng bị tố 'phủi' trách nhiệm: Đại diện nhà trường nói gì? Sau khi nhận được thông tin phản ánh của phụ huynh, trường Mầm non Mia Montessori lập tức xác minh vụ việc và trao đổi với gia đình học sinh. Mới đây, mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng Hiệu trưởng trường Mầm non Mia Montessori (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) "phủi" trách nhiệm khi học...