Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk: Bước đà cho sự phát triển bền vững
Trong suốt chặng đường phát triển, Vinamilk luôn xem sự minh bạch, chuyên nghiệp là nền tảng cốt lõi trong hoạt động quản trị, nâng cao uy tín doanh nghiệp Việt.
Mới đây, theo danh sách top 50 công ty niêm yết tốt nhất 2021 của Forbes Việt Nam, Vinamilk giữ vững vị trí trong top 10, cũng như 9 năm liên tiếp góp mặt trong bảng xếp hạng này dù trải qua năm 2020 có nhiều biến động. Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”. Có thể nói, đây là những kết quả xứng đáng cho hành trình hơn 10 năm đầu tư cho quản trị doanh nghiệp.
Quản trị – Nền tảng cho phát triển bền vững
Vinamilk tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá từ 2003 và chính thức niêm yết năm 2006. Với khát vọng vươn xa của công ty, HĐQT đã có quyết định dài hạn để cải tiến quy trình quản trị, từ đó, nâng cao khả năng huy động vốn, phát triển hệ thống trang trại, nhà máy và hệ thống phân phối.
Theo chia sẻ ông Đỗ Lê Hùng, thành viên HĐQT độc lập của Vinamilk, tại hội thảo trực tuyến “Triển khai thực hiện bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất” do IFC và UBCK tổ chức, thì doanh nghiệp muốn phát triển nhanh phải tận dùng thời cơ nhưng phát triển bền vững phải có hệ thống quản trị tốt.
Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” (“ASEAN Asset Class”).
Video đang HOT
Việc nâng cao quản trị tại Vinamilk được kéo dài từ năm 2010 tới nay. Từ 2010 đến nay Vinamilk đã từng bước triển khai và phát triển quản trị công ty (QTCT) như: Công ty đã thuê tư vấn để thành lập phòng kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế; phòng kiểm soát nội bộ (KSNB) vẫn được duy trì và được đổi tên, nâng cấp hoạt động thành “Phòng KSNB và quản lý rủi ro (QLRR)”.
Tiếp đó là cột mốc ĐHCĐ 2017 đã thông qua Nghị quyết về thành lập Tiểu ban kiểm toán (nay là Uỷ ban kiểm toán) thay cho Ban kiểm soát. Đây là bước đi căn bản trong quản trị công ty của Vinamilk. Ngoài ra, nhiều cải tiến, bổ sung khác nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng được triển khai như thực hành các nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của HĐQT, công bố thông tin tài chính và phi tài chính, quan tâm tới các khía cạnh phát triển bền vững (như năng lượng, môi trường, xã hội,…)
Phát triển bền vững được Vinamilk chú trọng với các chiến lược ngày càng rõ nét.
Mô hình “3 tuyến phòng vệ” cho hoạt động quản trị
Sau gần 10 năm hoạt động, phòng kiểm toán nội bộ trở thành mắt xích quan trọng trong hệ thống quản trị của Vinamilk. Uỷ ban kiểm toán hoạt động thực hiện giám sát độc lập các lĩnh vực trọng yếu của QTCT như: hệ thống kế toán, báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, QLRR, kiểm soát nội bộ, tuân thủ và phòng chống gian lận,… Nhờ đó, mô hình 3 tuyến phòng vệ theo thông lệ QLRR và KSNB của Vinamilk được thiết lập nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan và độc lập trong việc đánh giá các quy trình quản lý quản trị.
Mô hình 3 tuyến phòng vệ theo thông lệ QLRR và KSNB của Vinamilk.
Mô hình này cũng cho phép việc giám sát của UBKT được thực hiện trước, trong và sau khi Ban điều hành và HĐQT ra quyết định quản lý trọng yếu. Sau khi bộ nguyên tắc quản trị của Việt Nam ra đời, năm 2019 Vinamilk đã tổ chức tự đánh giá quản trị công ty so với các yêu cầu, triển khai kế hoạch hành động cụ thể đối với các nội dung có thể cải thiện hơn.
Từ năm 2010 đến nay, quản trị doanh nghiệp góp phần đưa Vinamilk đạt mức tăng trưởng kép về doanh thu là gần 13%.
Năm 2020, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đánh giá phát triển bền vững phần nội dung quản trị công ty của Vinamilk có kết quả đạt 93%. Tổng điểm đánh giá phát triển bền vững (VNSI) trên các khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị đều cao hơn so với điểm số trung bình của ngành và trung bình của VN100.
Vinamilk nằm trong top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn.
Những kết quả này cho thấy Vinamilk còn nhiều cơ hội để phát triển. Hệ thống QLRR đang tiếp tục được tư vấn độc lập đánh giá để nâng cấp, hỗ trợ hiệu quả hơn cho quản trị và ra các quyết định quản lý trên toàn công ty. Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ cũng như UBKT hàng năm đều được đánh giá để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chuyên môn ngày càng cao.
Kết quả đáng ghi nhận về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng
Những năm gần đây, mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh ta thường bắt đầu muộn và kết thúc muộn
Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và lựa chọn, chuyển đổi bộ giống cây trồng phù hợp được xem là yếu tố quan trọng để có được vụ sản xuất thắng lợi cả về năng suất và chất lượng. Với sự phát triển của khoa học, nhiều giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao đã được lai tạo, đưa vào sản xuất đại trà thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, để diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh, thích ứng với khí hậu, phát triển bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.
Các giống cây trồng mới được nghiên cứu, khảo nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, đề nghị các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác chọn tạo, phát triển các giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh... Cải tiến các cây trồng, như: lúa, ngô, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi, cây gai xanh, các loại rau... theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội và bản địa là gỗ lớn. Đẩy mạnh nhập nội, mua bản quyền giống mới, bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội, xây dựng và chăm sóc cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; đồng thời, sản xuất giống các cấp, bảo quản, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp, nhập và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, đào tạo, tập huấn, kiểm soát chất lượng giống.
Cùng với các giải pháp nêu trên, nhiều năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chủ động xây dựng lịch thời vụ gắn với cơ cấu bộ giống chủ lực trong các vụ sản xuất cây hàng năm, làm cơ sở cho các huyện, thị xã, thành phố và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Như vụ đông xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo mở rộng diện tích sản xuất lúa xuân chính vụ và xuân muộn, hạn chế diện tích sản xuất lúa xuân sớm đến tránh thời tiết rét đậm, rét hại. Đối với vụ thu mùa, đẩy mạnh sản xuất lúa mùa cực sớm, mùa sớm và mùa chính vụ để né tránh lụt bão. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thay đổi thói quen canh tác, sử dụng các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất, chất lượng cao thay thế cho các giống cũ có thời gian sinh trưởng dài ngày. Ngoài ra, những năm gần đây, tỉnh còn quan tâm đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các vùng sản xuất giống tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa sản xuất giống. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp hiện đại.
Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nên việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện, tỷ lệ sử dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật đạt 90%; trong đó, diện tích sử dụng lúa lai ước đạt 102.500 ha, chiếm 44% diện tích lúa toàn tỉnh và chủ yếu là các giống: Thái Xuyên 111, VT404, Nghi Hương 2308, TEJ Vàng, Hương Ưu 98, Nhị Ưu 838, ZZD001, Nhị Ưu 986, N.Ưu 69, Thục Hưng 6, GS9, GS55, Nhị Ưu 86B, Đại Dương 8, Thanh Ưu 4, TH3-5, Khải Phong 1... Lúa chất lượng cao 67.000 ha, chiếm 28,7% diện tích lúa toàn tỉnh và chủ yếu là các giống: Bắc Thịnh, TBR225, HN6, DQ11, Thiên Ưu 8, TBR45, Q5, DT45, M1-NĐ, Khang dân đột biến, Nếp N97, Nếp cái hạt cau...; còn lại là các giống lúa thuần, như: Q5, BC 15, Khang dân, THR225, Xi, QT,... Đối với các loại cây rau, màu, đã du nhập tuyển chọn được giống rau, quả mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất; ứng dụng thành công công nghệ nhà kính, nhà màng để sản xuất rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP, qua đó, tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật đối với rau màu trên địa bàn tỉnh đạt 80%. Cây ăn quả, đã du nhập và trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới từ các địa phương khác như: Cam V2, bưởi da xanh, vú sữa Lò rèn, nhãn chín muộn Hà Tây... Bước đầu sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với ngô, đã du nhập, tuyển chọn được các giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống hạt ngô lai F1, diện tích sản xuất hàng năm 250 - 300 ha, diện tích sử dụng giống ngô biến đổi gen khoảng 3.000 ha; đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các giống ngô mới có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, nên tỷ lệ sử dụng các giống ngô tiến bộ kỹ thuật đạt tới 95%.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh giá: Việc chuyển đổi cơ cấu giống và lịch thời vụ đã và đang góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp. Đơn cử như vụ đông xuân 2020-2021 vừa qua, thu nhập bình quân đạt 45,6 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bình quân của một số cây trồng chính đạt khá, như: lúa 25,8 triệu đồng/ha/vụ, ngô 15,5 triệu đồng/ha/vụ, ớt 164 triệu đồng/ha/vụ, khoai tây 106 triệu đồng/ha/vụ... Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ cấu giống và lịch thời vụ còn giúp tạo quỹ thời gian, quỹ đất để bà con sản xuất vụ đông, từ đó nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp.
Khoa học công nghệ tạo đột phá mới Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ then chốt trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; đóng vai trò quan trọng trong tăng...