Quán trà ‘im lặng’ ở Hà Nội
Một vị khách bước vào quán, ngồi xuống một chiếc ghế nhựa, hướng về phía chị Lan giơ tay ra hiệu và chỉ một lúc sau một cốc nước chè và một đĩa hướng dương được đưa đến cho người khách đó.
Quán trà “im lặng”
Đã hơn 7 năm trôi qua, bất kể trời nắng hay mưa quán nước vỉa hè tại ngã 3 Tôn Đức Thắng – Đoàn Thị Điểm ngày nào cũng đông khách từ 16h đến 22h các ngày trong tuần. Một quán trà đơn sơ như bao quán dọc các con phố của Hà Nội nhưng điều đặc biệt ở đây là chủ nhân quán nước này bị câm. Chị là Nguyễn Thị Lan trước đây từng theo học tại Trường câm điếc Xã Đàn, dù đã bước qua cái tuổi 40 nhưng chị mới lập gia đình cách đây 2 năm. Chồng chị cũng là người bị khuyết tật, hiện anh đang làm nghề xe ôm cùng nơi chị bán nước.
Cuộc sống càng trở nên khó khăn hơn khi giá cả thị trường mỗi ngày một biến động. May mắn không mỉm cười với những con người bất hạnh này, ngày ngày họ vẫn phải bươn chải như bao người để kiếm sống. Những ngày mùa hè thời tiết mát mẻ nơi đây tập trung rất đông khách đến uống nước và hút thuốc, có nhiều hôm quán nước của chị Lan bán tới 1h sáng.
Quán trà đặc biệt giữa lòng Hà Nội
Về mùa đông, thời tiết lạnh khiến số người đến uống nước và ăn kẹo giảm đi đáng kể. “Thu nhập bình quân một ngày của gia đình chị được khoảng 300.000đồng, đó là những ngày đông khách” – bác Nguyễn Thị Dậu, mẹ chị Lan cho biết. Đến đây, những vị khách không tìm thấy sự yên tĩnh, trang trọng nhưng có sự kỳ lạ là nơi đây lại được coi như một điểm đến lý tưởng đặc biệt cho những người bị câm, bởi vậy quán nước vỉa hè này ít khi vắng khách, bất kể dù trời nắng hay mưa.
Có thể nhận thấy, quán trà của chị Lan và một quán trà câm khác nơi đây đã nhận được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng và của những người dân. Ngay địa điểm mà chị Lan ngồi bán hàng cũng là trước cửa một tiệm bánh ngọt lớn.
“Nói” bằng tay
Video đang HOT
Một vị khách bước vào quán, ngồi xuống một chiếc ghế nhựa, hướng về phía chị Lan giơ tay ra hiệu và chỉ một lúc sau một cốc nước chè và một đĩa hướng dương được đưa đến cho người khách đó. Mọi hành động, cử chỉ mua bán đều được biểu lộ qua ánh mắt, đôi tay và những tiếng ú ớ nghe không rõ nhưng những người khách lại hiểu một cách tường tận, có lẽ vì họ đã quen với cách mua hàng tại đây. Khi khách muốn mua một điếu thuốc hoặc một chai nước ngọt chỉ cần ra hiệu cho chủ quán biết và chỉ vào chai nước, giơ 1 ngón tay là vị chủ quán đã hiểu ý người khách cần mua một chai nước hay một bao thuốc.
18h, trên đoạn đường Tôn Đức Thắng, lượng xe cộ qua lại mỗi lúc một đông đúc hơn nhưng không khí nơi đây vẫn bình yên và tĩnh lặng. Lúc này quán nước của chị Lan quán đã có hơn mười người ngồi uống nước, chốc chốc chị Lan lại khua tay, ra hiệu cho những vị khách của mình khi họ trả tiền ra về.
Tiếp xúc trực tiếp với những con người có hoàn cảnh đặc biệt như chị Lan mới thấy được nghị lực phi thường của họ. Vượt qua mặc cảm và khó khăn của cuộc sống, họ đã vươn lên nghịch cảnh số phận để sống có ích hơn.
Thủy Tiên
Theo Infonet.vn
Lão mù trồng rừng trên đồi cát trắng
Không được nhìn thấy ánh sáng từ khi lọt lòng mẹ, cánh cửa cuộc đời như đã khép, nhưng bằng nghị lực phi thường, ông lại là người đi tiên phong trong việc trồng rừng trên vùng cát trắng ở Quảng Bình.
Nhìn vào căn nhà mới khang trang giữa vùng cát trắng ở xã Quảng Xuân (Quảng Trạch, Quảng Bình), ai cũng thán phục tài tính toán làm ăn và sự liều lĩnh của lão mù Võ Văn Bế. "Xây nhà để vợ con ở cho mát mẻ. Ai cũng khen nhà to, nhà đẹp, tôi nghe thì biết vậy chứ có nhìn được đâu", ông Bế mở đầu câu chuyện.
Là con thứ ba trong gia đình có 5 anh chị em, bố mẹ cậu bé Bế đã khóc ròng khi đến tuổi tập đi, Bế cứ vấp vào các vật dụng trong nhà ngã dúi, đưa tay qua mắt không thấy chớp. Tuổi thơ của Bế là những ngày ở trong bóng tối, sống khép mình. Đi chăn bò giúp bố mẹ thì nhiều lần để bò lạc, hay có khi mải chăn không biết trời tối, nửa đêm cả nhà nháo nhác đi tìm...
Ngày ngày ông Bế vẫn ra khu cát trắng tiếp tục trồng rừng. Ảnh: Văn Nguyễn.
Đến tuổi trưởng thành, cả nhà ngạc nhiên khi Bế thông báo lấy vợ. Rồi cả xóm nhỏ xôn xao khi thấy Bế vác cuốc ra giữa đồng cát trắng hì hục đào hố... trồng rừng. Người đầu tiên phản đối là vợ ông: "Anh bị mù sao trồng được cây. Đồng cát trắng quê mình từ trước đến giờ đã có ai trồng được rừng đâu?". Hàng xóm lắc đầu động viên Bế kiếm công việc phù hợp nhưng ông nhất quyết: "Tôi đã tính kỹ rồi. Tôi sẽ trồng được rừng".
Những nhát cuốc đầu tiên với ông Bế vô cùng khó khăn, đào mỗi nơi mỗi hố. Ông nhờ vợ căng dây cho thẳng rồi lần theo dây để cuốc hố trồng cây nhưng làm được một vài đoạn vợ chán bỏ đi làm đồng. Khi về, bà bất ngờ thấy khoảng rộng mênh mông cát hồi sáng giờ "mọc" đầy cây xanh. Bà Trần Thị Cúc, vợ ông đã bật khóc khi thấy bàn chân trái của ông bê bết máu do chính tay ông cuốc phải.
Vừa băng bó vết thương cho chồng, bà vừa hỏi ông sao trồng được nhiều cây, ông Bế bảo sau khi vợ đi làm, mình ông mày mò đo đếm khoảng cách rồi tiếp tục cuốc đất, trồng cây. Sợ vợ chê chồng không làm được việc gì nên có cuốc nhầm vào chân ông vẫn gắng làm. Bà Cúc nghe xong phục chồng lắm!
Chỉ tay vào bàn chân trái chi chít vết thương, ông Bế thật thà: "Có hôm vết cuốc sâu, đau đến cả tháng trời nhưng tôi vẫn giấu vợ, sợ nói ra rồi vợ lại cản".
Không chỉ tự tay trồng rừng, ông Bế còn băm khoai, rau và nấu cám lợn. Ảnh: Văn Nguyễn.
Năm đầu tiên, tỷ lệ cây sống chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi đất khô cằn, gió cát. Cây này chết ông Bế lại hì hục trồng cây khác. Ông trồng xen kẽ trên diện tích 3 ha đồi cát nhiều loại cây như phi lao, tràm hoa vàng, keo tai tượng. "Đồng cát mình không giống như nơi khác, hè đến là gió cát. Mình trồng phi lao giúp chống bão cát, chư đỡ cho những loài cây khác", ông Bế giải thích.
Muốn mở rộng diện tích rừng nhưng thiếu vốn, ông Bế nghĩ cách trồng cây keo giống. Mùa hè, ông thuê trẻ trong làng đi nhặt quả keo về gỡ lấy hạt ươm cây. Trưa vắng người, hai vợ chồng lại đi lấy phân trâu về phơi khô, đập nhỏ để chăm bón cho cây.
Nhờ vào sự tần tảo của hai vợ chồng, đồi cây ngày một xanh tốt. Ngoài trồng rừng, vợ chồng ông Bế còn nuôi thêm đàn bò, lợn, trồng rau xanh, đảm bảo cuộc sống gia đình khá sung túc. Riêng rừng cây, ông bảo để cho xanh tốt, lúc nào thực sự cần tiền mới bán.
Thấy ông Bế ăn nên làm ra, nhiều người dân vùng cát cũng học trồng rừng. Không nhìn thấy thành quả lao động của mình nhưng ông Bế lại nhìn thấy được tương lai của quê mình đang thay da đổi thịt khi những rừng cây trên đồi cát ngày một sinh sôi.
Nhờ chiếc đài nhỏ mà ông Bế tiếp cận được thông tin phục vụ cho việc trồng rừng và phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Văn Nguyễn.
Nói về bí quyết làm kinh tế, lão mù Võ Văn Bế tâm sự: "Mình không xem được tivi, không đọc được chữ nên mọi thông tin đều phải nghe đài. Nhờ đó mình biết được cây gì mang lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc từng loại cây hay nghe kể về những gương làm kinh tế giỏi để học hỏi kinh nghiệm".
Ông Phạm Xuân Hữu, Chi hội trưởng Hội người mù xã Quảng Xuân, cũng không ngớt lời khen ông Võ Văn Bế: "Bị khiếm thị nhưng ông luôn làm gương cho hội viên và cả những người sáng mắt về nghị lực sống và phát triển kinh tế gia đình".
Ngồi bên chồng, bà Cúc khẽ bảo thực tình ngày lấy ông cũng chỉ mong có được đứa con rồi chồng ở nhà trông con, vợ ra đồng làm thuê cuốc mướn mong có bữa cơm rau mắm chứ không nghĩ sẽ có đồng ra đồng vào như bây giờ, con cái được học hành tử tế. Còn ông Bế, ở tuổi 48 đầu đã ngả màu hoa râm vì suy nghĩ nhiều nhưng điều ông hạnh phúc nhất là 3 đứa con may mắn không bị mù như cha. Ông bảo đó là ba cục vàng mà trời đã ban cho ông.
Theo VNExpress
Nghị lực phi thường của "Em bé da cam" Với những đứa trẻ tật nguyền do chất độc da cam, để sống được như người bình thường đã khó, nhưng với Nguyễn Thị Ly-một nan nhân da cam mới 10 tuổi để vươn lên học giỏi là cả quá trỉnh nỗ lực phi thường của em... Định mệnh Chúng tôi đến thăm Ly vào một ngày đầu hè, khi cái nắng miền...