Quán trà “cối cổ” độc đáo giữa Thủ đô
14 chiếc ghế ngồi của quán trà là ngần ấy cối đá dùng để đập lúa của nhà nông thời xa xưa.
Đó là quán trà cối cổ cạnh chùa Bà Già, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội). Nhiều năm qua, đây là địa chỉ lựa chọn của nhiều người dân trong vùng đến để uống trà và thử “cảm giác lạ” khi ngồi trên những chiếc ghế cối đá.
Chủ nhân của quán cối cổ là cụ Chính, năm nay đã 80 tuổi.
Rất đông khách hàng đến thưởng thức trà “cối cổ”
Theo lời cụ Chính thì quán trà đá “cối cổ” này đã có thâm niên hơn chục năm. Sở dĩ đặt tên quán là trà “cối cổ” vì 14 chiếc ghế ngồi của quán được dùng bằng 14 chiếc cối đập lúa thời xa xưa do ông bà để lại.
Những chiếc cối cổ
Lý giải cho việc có nhiều cối cổ như vậy, cụ Chính cho biết là do trước đây gia đình là địa chủ, có nhiều ruộng, nhiều lúa gạo nên có nhiều cối. Bây giờ xã hội phát triển không ai dùng cối nữa nên người ta bỏ đi rất nhiều.
Video đang HOT
Theo quan sát, những chiếc cối này được làm thủ công bằng đá xanh, hình trụ, cao khoảng 50 – 60 cm, trung bình mỗi chiếc nặng khoảng 1 tạ, nếu một người bình thường muốn bê lên, hạ xuống thì rất khó.
Những chiếc cối rất to và nặng khiến một người bình thường khó bê lên được
“Bán trà mà ngồi bằng ghế nhựa thì nhanh hỏng lắm. Mỗi lần tôi dọn vào dọn ra rất mất công. Thấy trong nhà sẵn nhiều cối cổ tôi nảy ra ý lấy chúng làm ghế ngồi. Những chiếc cối vừa to, nặng không ai có thể ăn trộm được” – cụ Chính phân trần.
Anh Thi Quảng Nam, một khách uống trà cho hay: “Quán trà này rất đặc biệt ngay cạnh chùa Bà Già. Tôi rất thích ngồi uống trà ở đây vì khi ngồi lên những chiếc cối đá tôi cảm thấy rất mát mẻ”.
Mùa đông, những chiếc ghế “cối cổ” được trang bị những tấm bìa để tránh bị lạnh
Do những chiếc cối được làm bằng đá nên vào mùa hè thường tạo cảm giác mát mẻ.
Tuy nhiên, về mùa đông thì thường gây lạnh nên cụ Chính thường đặt lên đó những tấm bìa cứng để bớt lạnh khiến khách ngồi luôn cảm thấy dễ chịu hơn.
Kiên Trung – Hạnh Thuý
Theo_VietNamNet
Lại ngộ độc nấm làm 4 người nguy kịch
Khi 2 vụ ngộ độc nấm rừng tại Thái Nguyên đã làm 2 người tử vong, các nạn nhân còn chưa qua cơn nguy kịch thì tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, lại xảy ra một vụ ngộ độc nấm tập thể khiến 4 người phải nhập viện.
Tối 16/3, Trung tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận thêm 4 người đàn ông bị ngộ độc nấm trong tình trạng đặc biệt nguy kịch, gồm: bố con ông Triệu Văn Hồng (51 tuổi) và Triệu Văn Thu (22 tuổi); ông Bàn Văn Tài (43 tuổi) cùng con trai Bàn Văn Hạnh (18 tuổi), ở xã Trung Minh, huyện Yên Sơn.
Ngày 13/3, hai cặp bố con của 2 gia đình rủ nhau vào rừng hái nấm về ăn. Hai ngày sau, cả 4 người mới có biểu hiện ngộ độc gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy liên tục. Lúc này các nạn nhân được đưa đến Bệnh viện khu vực ATK cấp cứu.
Trao đổi với PV Dân trí, BSCK.II Phạm Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngày 15/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận 4 trường hợp cấp cứu được chuyển lên từ tuyến dưới lên trong tình trạng nôn mửa và tiêu chảy dữ dội. Mặc dù các nạn nhân hoàn toàn tỉnh táo nhưng đều đã mệt lả đi vì tiêu chảy và nôn quá nhiều.
Các bệnh nhân Thái Nguyên bị ngộ độc do ăn phải nấm độc đang được tích cực điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Sau khi thăm khám, bệnh viện tỉnh đã xác định 4 nạn nhân bị ngộ độc do nấm. Đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế bệnh viện đã tiến hành theo dõi và sơ cấp cứu ban đầu cho các nạn nhân.
Dự đoán tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân đang ngày một chuyển xấu, lãnh đạo Bệnh viện đã báo cáo lên Sở Y tế để có biện pháp cấp cứu kịp thời. Sau đó, 4 nạn nhân được làm thủ tục chuyển gấp xuống Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu ngay trong đêm 16/3.
Theo PGS.TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết, sau khi ăn nấm khoảng hơn 58 tiếng đồng hồ thì 4 nạn nhân này mới được nhập viện. Do nhập viện muộn nên tình trạng ngộ độc đã rất nặng, suy gan cấp, khả năng cứu sống rất thấp. Hiện 4 nạn nhân này đang rất nguy kịch, đến thời điểm hiện tại chưa thể khẳng định được điều gì.
Tính đến thời điểm này, đã có 14 trường hợp phải nhập viện trong 3 vụ ngộ độc nấm vừa qua, trong đó 2 người bị tử vong là cháu Lý Minh Khôi (13 tuổi) và bà Vũ Thị Hồi (60 tuổi) ở Võ Nhai - Thái Nguyên.
Ngoài ra, 4 bệnh nhân khác đang trong tình trạng hôn mê gan, 2 người tiền hôn mê gan, 5 người suy gan nặng. Những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong cao hoặc đe dọa tử vong. Chỉ có duy nhất ông Triệu Nho Phú đã qua cơn nguy kịch, khả năng cứu sống cao hơn.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ngày 8/3, 5 người thuộc hai gia đình ở Xóm Vang, xã Liên Minh (Võ Nhai, Thái Nguyên) bị ngộ độc sau khi ăn canh nấm. Chưa đầy một tuần sau, ngày 13/3, 5 nạn nhân khác trong cùng một gia đình ở xã Phú Thượng (Võ Nhai, Thái Nguyên) cũng bị ngộ độc nặng sau khi ăn nấm rừng.
Như vậy, chỉ trong tuần qua, đã có tới 14 bệnh nhân (2 người tử vong) phải nhập viện do bị ngộ độc nấm. Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục thông tin, cảnh báo về sự nguy hiểm khi ăn các loại nấm rừng, nhưng tình trạng người dân ngộ độc do nấm lại ngày càng tăng. Hơn nữa, những người bị ngộ độc đều khẳng định rằng không hề biết nấm có độc. Đã đến lúc cần phải xem lại công tác tuyên truyền của những cơ quan liên quan trong việc chăm sóc sức khỏe, tính mạng của bà con nhân dân tại các địa phương vùng núi cao miền Bắc.
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo dantri
Những chiếc ghế dễ thương như kẹo ngọt Bạn có thể liên tục thay đổi những chiếc gối để tạo sự khác biệt độc đáo cho ghế. Sinh ra ở Roma (Italy), Lina Bo Bardi (1914-1992) đã sáng tạo ra những chiếc ghế tuyệt đẹp được đặt theo tên bà: ghế Bardi. Kiểu mẫu này thể hiện sự cân bằng giữa nét hiện đại và tính nghệ thuật. Phần ghế ngồi...